Nhân vật trữ tình là gì? Ví dụ, cách xác định nhân vật trữ tình

Trong các tác phẩm văn học, chúng ta thường đi phân tích cảm xúc, tâm trạng của nhân vật trữ tình. Vậy nhân vật trữ tình là gì, có đặc điểm gì? Cách xác định nhân vật trữ tình như thế nào? Cùng Palada.vn tìm hiểu về nhân vật trữ tình trong thơ qua bài viết này nhé.

Nhân vật trữ tình là gì?

Nhân vật trữ tình là hình tượng nhà thơ trong các tác phẩm thơ trữ tình, phương thức bộc lộ ý thức tác giả. Nhân vật trữ tình là con người “hóa thân” của tác giả. Nhân vật trữ tình trong thơ có số phận riêng, có thế giới nội tâm cụ thể, đôi khi có cả nét vẽ chân dung.

Nhân vật trữ tình là hình tượng nhà thơ trong các tác phẩm thơ trữ tình
Nhân vật trữ tình là hình tượng nhà thơ trong các tác phẩm thơ trữ tình

Có nhiều tranh cãi về khái niệm nhân vật trữ tình. Thông thường, người ta xem nhân vật trữ tình là hình tượng khái quát được xây dựng trên cơ sở lấy các sự thật từ tiểu sử tác giả làm nguyên mẫu. Đó là một “cái tôi” đã được sáng tạo ra. Ý kiến khác lại nhấn mạnh rằng cùng với hình tượng ấy, nhà thơ cũng thổ lộ tình cảm thật chân thành của mình trong những tình huống trữ tình, khiến người đọc tin rằng những tình cảm ấy là có thật. 

Tuy vậy, cũng không thể đồng nhất nhân vật trữ tĩnh với tác giả, bởi trong thơ trữ tình nhà thơ xuất hiện giống như “người đại diện cho xã hội, thời đại và nhân loại”.

Tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trữ tình là gì?

Nhân vật trữ tình là con người đang dạt dào cảm xúc, rung động trong thơ. Bộc lộ thế giới quan, thế giới tinh thần nhằm nói lên tâm trạng, tình cảm, cảm xúc đối với quê hương, đất nước, tình yêu con người,… Đồng thời cũng cho ta thấy được niềm tự hào sâu sắc về truyền thống anh hùng, bất khuất của nhân dân Việt Nam trong những năm tháng kháng chiến.

Tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trữ tình 
Tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trữ tình

Đặc điểm nhân vật trữ tình

Nội dung trữ tình trong thơ được thể hiện thông qua nhân vật trữ tình. Sâu xa hơn, tác giả cũng có thể thể hiện xúc cảm của mình thông qua nhân vật trữ tình. Nhân vật trữ tình có các đặc điểm như sau:

  • Tinh tế, nhạy cảm với thiên nhiên.
  • Tâm hồn thanh cao và trong sáng
  • Tâm hồn hòa hợp, giao cảm cùng với thiên nhiên

Độc giả cần phân biệt nhân vật trữ tình và đâu là nhân vật tự sự. Nhân vật trữ tình chính là con người, nhưng đó là con người của tâm trạng, của cảm xúc… chứ không phải con người được thể hiện qua hành sự, đi đứng, nói năng… như nhân vật tự sự. Do đó, khi phân tích nhân vật trữ tình, chúng ta cần phải tập trung khai thác thế giới tâm trạng của nhân vật. Nếu phân tích thơ mà không nói được tâm trạng của nhân vật trữ tình thì bài văn đó coi như không phân tích được gì cả!

Vai trò của nhân vật trữ tình

Nhân vật trữ tình đóng vai trò quan trọng trong nền văn học, đặc biệt là trong thể loại văn học trữ tình. Cụ thể như sau:

  • Thể hiện tình cảm và suy nghĩ đầy sâu sắc: Nhân vật trữ tình chính là người biểu đạt những cảm xúc, tình cảm hoặc là chính những suy nghĩ sâu sắc của tác giả hay bản thân nhân vật. Họ giúp cho người đọc có thể cảm nhận, lĩnh hội được những giá trị nhân văn; suy ngẫm về tình yêu, hạnh phúc hoặc là sự đau khổ của cuộc sống.
  • Tạo cảm hứng cho người đọc: Nhân vật trữ tình có sức ảnh hưởng lớn đối với độc giả; đặc biệt là những người có cùng suy nghĩ và tình cảm. Họ có thể giúp cho người đọc đồng cảm, cảm nhận được những cảm xúc và tình cảm đầy chân thành của mình; tạo cảm hứng cho người đọc tiếp tục chuyện tình cảm còn đang dang dở, chữa lành những tâm hồn tổn thương.
  • Tạo nên giá trị văn học: Nhân vật trữ tình giúp cho các tác phẩm trở nên có giá trị, đầy cảm hứng và gợi cảm hơn. Thông qua nhân vật trữ tình, tác giả thể hiện được một cách trọn vẹn và sâu sắc những tình cảm, tâm trạng và suy nghĩ của mình.

Cách xác định nhân vật trữ tình

Trước khi phân tích thơ, ta phải xác định được nhân vật trữ tình. Hãy xác định nhân vật trữ tình qua các ví dụ về nhân vật trữ tình sau đây:

Cách xác định nhân vật trữ tình trong thơ
Cách xác định nhân vật trữ tình trong thơ
  • Ví dụ 1: Nhân vật trữ tình trong bài thơ “Mời trầu” (Hồ Xuân Hương) rất dễ xác định. Đó chính là tác giả.
  • Ví dụ 2: Nhân vật trữ tình trong câu ca dao: “Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ/Nhớ ai ai nhớ, bây giờ nhớ ai?”. Đó có thể là một cô gái hay một chàng trai. Nói chung là một người đang yêu say đắm, đang tương tư. Nhân vật trữ tình trong câu ca dao này không là một ai cụ thể, và cũng nhờ vậy mà nhiều người nhìn thấy mình, đúng hơn là tâm trạng của mình trong câu ca dao đó.
  • Ví dụ 3: Nhân vật trữ tình trong bài thơ “Tiếng hát con tàu” (Chế Lan Viên) vừa là tác giả, cũng vừa là thế hệ trẻ Việt Nam trong thời điểm kiến thiết đất nước, sau khi kháng chiến chống Pháp thắng lợi.
  • Ví dụ 4: Bài thơ “Bóng cây kơ nia” (Anh Ngọc) có nhân vật trữ tình là một cô gái miền sơn cước chứ không phải tác giả.
  • Ví dụ 5: Bài thơ “Tống biệt hành” (Thâm Tâm) có khá nhiều nhân vật trữ tình (người đi, kẻ ở). Và bài “Việt Bắc” (Tố Hữu) cũng vậy.

Tùy bút là gì? Khái niệm, đặc điểm và tác phẩm của tùy bút

Tứ đổ tường là gì? Tứ đổ tường của đàn ông là gì? Hậu quả

Trên đây là những lý giải về nhân vật trữ tình là gì, cách xác định nhân vật trữ tình qua những ví dụ cụ thể. Một bài thơ được coi là thành công khi độc giả cảm thấy đồng cảm, đồng điệu tâm hồn với nhân vật trữ tình trong thơ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *