Phản ứng tráng gương là gì? Chất tham gia phản ứng tráng gương

Phản ứng tráng gương là phần kiến thức mà chúng ta đã được học trong chương trình Hóa học lớp 9. Nếu bạn đã lỡ quên về loại phản ứng hóa học này thì ở bài viết sau đây, Palada.vn sẽ tổng hợp lại những kiến thức trọng tâm của phản ứng tráng gương, các chất có phản ứng tráng gương. 

Phản ứng tráng gương là gì?

Phản ứng tráng gương là phản ứng hóa học với các chất có phản ứng tráng gương đặc trưng như anđehit, glucozơ, este, axit fomic…với hợp chất của kim loại bạc (Ag). 

Hợp chất của kim loại bạc là AgNO3 và Ag2O trong môi trường NH3 viết gọn là AgNO3/NH3. Phản ứng tạo thành kim loại bạc. Chính vì thế, phản ứng này còn được gọi là phản ứng tráng bạc.

Phản ứng tráng gương
Phản ứng tráng gương

Phản ứng tráng gương dùng để nhận biết các chất như este, andehit,…Hiện nay phản ứng tráng gương được sử dụng nhiều trong trong công nghiệp sản xuất ruột phích, gương,…

Phương trình phản ứng tráng gương tổng quát

R(CHO)x + 2xAgNO3 + 3xNH3 + xH2O → R(COONH4)x + xNH4NO3 + 2xAg

→ Phản ứng tráng gương chứng minh anđehit có tính khử và được dùng để nhận biết anđehit.

Các chất có phản ứng tráng gương

Phản ứng tráng gương của anđehit

Phương trình phản ứng tổng quát

R-(CHO)x + 2xAgNO3 + 3xNH3 + xH2O → R-(COONH4)x + xNH4NO3 + 2xAg

→ Phản ứng chứng minh anđehit có tính khử và dùng để nhận biết anđehit.

Phản ứng tráng gương của anđehit
Phản ứng tráng gương của anđehit

Riêng HCHO có phản ứng:

HCHO + 4AgNO3 + 6NH3 + 2H2O → (NH4)2CO3 + 4NH4NO3 + 4Ag

Phản ứng của HCHO tạo ra các muối vô cơ chứ không phải muối của axit hữu cơ như các andehit khác.

Axetilen có phản ứng tráng bạc không? Câu trả lời là giống như anđehit, Axetilen cũng có phản ứng tráng bạc.

Phản ứng tráng gương của este và axit fomic

Este có dạng HCOOR, RCOOCH=CHR’ và HCOOOCH=CHR có thể tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3. Sau khi đun nóng, tạo ra kết tủa Ag kim loại. Một số hợp chất este có phản ứng tráng gương như este của axit fomic (HCOOR và muối hoặc este của nó: (HCOO)nR, HCOONH4, HCOONa). Hoặc một số hợp chất ít gặp như RCOOCH=CHR’, với R’ là gốc hidrocacbon. Dưới đây là một vài phương trình hóa học điển hình phản ứng tráng gương của este và axit fomic:

  • Với R là gốc hidrocacbon:

HCOOR + 2[Ag(NH3)2]OH → NH4OCOOR + 2Ag ↓ + 3NH3 + H2O

  • Với R là H: (axit fomic)

HCOOH + 2[Ag(NH3)2]OH → (NH4)2CO3 + 2Ag ↓ + 2NH3 + H2O

Axit fomic có phản ứng tráng gương vì muối của (NH4)2CO3 là muối của axit yếu, bởi vậy không bền dễ phân hủy thành NH3 theo phương trình:

HCOOH + 2[Ag(NH3)2]OH → CO2 + 2Ag ↓ + 3NH3 + 2H2O

Thí nghiệm phản ứng tráng gương của glucozơ và fructozơ và saccarozơ

Saccarozơ có phản ứng tráng bạc không? Phức bạc amoniac oxi hóa glucozơ tạo amoni gluconat tan vào dung dịch + giải phóng Ag kim loại.

CH2OH[CHOH]4CHO + 2[Ag(NH3)2]OH → CH2OH[CHOH]4COONH4 + 2Ag ↓ + 3NH3 + H2O

Phản ứng tráng gương của glucozơ, fructozơ và saccarozơ
Phản ứng tráng gương của glucozơ, fructozơ và saccarozơ
  • Fructozơ có phản ứng tráng bạc không? Fructozơ là đồng phân của glucozơ. Tuy vậy, fructozơ không có nhóm –CH=O nên không phản ứng tráng gương ở nhiệt độ phòng. Nhưng khi đun nóng trong môi trường kiềm, fructozơ chuyển hóa thành glucozơ: Fructozơ (OH–) ⇔ Glucozơ. Cho nên sẽ xảy ra phản ứng tráng gương của fructozo.
  • Saccarozơ là dung dịch không có tính khử. Tuy nhiên, khi đun nóng trong môi trường axit, Saccarozơ bị thủy phân tạo rA dung dịch có tính khử gồm glucozơ và fructozơ. Sau đó, glucozơ tham gia vào phản ứng tráng gương. Phương trình phân hủy như sau:

C12H22O11 (saccarozơ) + H2O → C6H12O6 (glucozơ) + C6H12O6 (fructozơ)

Vậy mantozo có phản ứng tráng bạc không?

Câu trả lời là giống như Glucozơ và fructozơ, mantozơ cũng có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.

Phản ứng nhiệt nhôm là gì? Trường hợp nào xảy ra phản ứng nhiệt nhôm

Chất lưỡng tính là gì? Các chất lưỡng tính và cách phân loại

Bài tập liên quan đến phản ứng tráng gương

Ví dụ 1: Chất nào sau đây có phản ứng tráng gương?

  1. Xenlulozơ       
  2. Glucozơ
  3. Tinh bột
  4. Saccarozơ

Gợi ý đáp án

Đáp án B. Glucozơ

Phân tử glucozo có chứa nhóm –CHO nên có phản ứng tráng gương.

Ví dụ 2: Cho 11,6 gam andehit đơn A có số cacbon > 1, phản ứng hoàn toàn với dd AgNO3/NH3 dư, toàn bộ lượng Ag sinh ra cho vào dd HNO3 đặc nóng. Sau khi phản ứng hoàn toàn, ta thấy khối lượng dung dịch tăng lên 24,8 gam. Tìm công thức cấu tạo của A.

Gợi ý đáp án

Gọi công thức của andehit đơn chức là: RCHO

Phương trình phản ứng:

R-CHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O → R-COONH4 + 2NH4NO3 + 2Ag

Gọi số mol của A là x => nAg = 2x

Phương trình phản ứng:

Ag + 2HNO3 → AgNO3 + NO2 + H2O

mdd tăng = mAg – mNO2= 2x.108 – 2x.6 = 124x = 24,8 gam => x = 0,2 mol

Vậy công thức phân tử của andehit là: C2H5CHO

Ví dụ 3: Cho 10,2g hỗn hợp X gồm anđehit axetic và anđehit propionic tác dụng với AgNO3 dung dịch trong amoniac dư, thấy 43,2g Ag kết tủa.

  1. a) Viết PTHH của phản ứng xảy ra.
  2. b) Tính % khối lượng của mỗi chất có trong hỗn hợp ban đầu.

Gợi ý đáp án

  1. a) Phương trình phản ứng hóa học

CH3CHO + 2AgNO3 + 4NH3 + H2O → CH3COONH4 + 2NH4NO3 + 2Ag

C2H5CHO + 2AgNO3 + 4NH3 + H2O → C2H5COONH4 + 2NH4NO3 + 2Ag

  1. b) Gọi a, b lần lượt là số mol anđehit axetic, andehit propionic.

Ta có hệ phương trình:

44a + 58b = 10,2 (*)

2a + 2b = 0,4 (**)

Giải hệ (*) (**) ta được: a = b = 0,1

% khối lượng CH3CHO = 43,14%

% khối lượng C2H5CHO = 56,86

Ví dụ 4: Cho 8,6 gam anđehit A mạch không nhánh tác dụng với lượng (dư) dung dịch AgNO3/NH3 tạo ra 43,2 gam Ag. A có công thức phân tử là :

Gợi ý đáp án

nAg = 43,2/108 = 0,4 mol

  • Nếu A là RCHO thì nA = 1/2 . nAg = 0,2 mol ⇒ R+29 = 8,6/0,2 = 43 ⇒ R = 14 (loại).
  • Nếu A là HCHO thì nHCHO = 1/4 . nAg = 0,1 mol ⇒ mHCHO = 0,1.30 = 3g (loại).
  • Nếu A là R(CHO)2 thì :

nR(CHO)2 = 1/4 nAg = 0,1 mol ⇒ R+58 = 8,6/0,1 = 86 ⇒ R = 28 ⇒ R: -C2H4-

A có mạch cacbon không nhánh nên A là OHC–CH2–CH2–CHO (C4H6O2).

Ví dụ 5: Hỗn hợp X gồm 2 ancol no, đơn chức, mạch hở, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Oxi hóa hoàn toàn 0,2 mol X khối lượng m gam bằng CuO đun nóng, được hỗn hợp sản phẩm hữu cơ Y. Cho Y tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3, thu về 54 gam Ag. Giá trị của m là?

Gợi ý đáp án

nAg = 0,5 mol; nAg/nX > 1 ⇒ 2 ancol là CH3OH và C2H5OH

Hỗn hợp Y gồm CH3CHO và  HCHO: x + y =0,2 và 4x + 2y = 0,5

⇒ x = 0,05 mol và y = 0,15 mol: mX = 0,05.32 + 0,15.46 = 8,5 g

Vậy là bài viết đã giúp các bạn hiểu được phản ứng tráng gương là gì, các chất nào có phản ứng tráng gương cũng như cách viết các phương trình phản ứng tráng gương của glucozơ, anđehit, fructozơ, axit fomic,…Từ đó, ận dụng vào giải các bài tập hóa học về phản ứng tráng gương chính xác và hiệu quả.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *