Có thể bạn đã từng nhiều lần đến nhân viên QA nhưng chắc hẳn bạn chưa biết công việc cụ thể của họ là gì, yêu cầu để làm trong ngành này như thế nào. Do vậy, hôm nay chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn QA là gì, công việc của một QA như thế nào.
Tóm tắt
QA là gì?
QA là gì trong IT? QA là viết tắt của chữ Quality Assurance, là thuật ngữ dùng để chỉ những người chịu trách nhiệm đảm bảo chất lượng của việc xây dựng hệ thống và quy trình sản xuất của công ty theo một quy chuẩn chất lượng đã được đưa ra trước đó. Bên cạnh đó, QA cũng là người chịu trách nhiệm quản lý chặt chẽ các tiêu chuẩn chất lượng từ tất cả các khâu cho đến khi ra sản phẩm cuối cùng và bán hàng, tiêu thụ hàng hóa và chăm sóc khách hàng.
Nhưng QA là gì trong xây dựng? Trong xây dựng, QA là bộ phận đảm bảo về mặt chất lượng của công trình. Các kỹ sư trong bộ phận này có nhiệm vụ thiết lập và đưa ra những quy trình về hệ thống quản lý chất lượng.
Công việc chủ yếu của QA là gì?
Nhiệm vụ của QA ở mỗi doanh nghiệp là khác nhau, nó sẽ tùy thuộc vào loại sản phẩm được sản xuất cũng như những yêu cầu riêng của mỗi công ty, nó có thể bao gồm những công việc như:
- Kiểm tra và cập nhật các tài liệu chuyên môn.
- Kiểm tra các quy trình trong nhà máy, đảm bảo chúng tuân thủ đúng các quy định và các tiêu chuẩn.
- Thúc đẩy và cải tiến các quy trình cốt lõi liên tục để đảm bảo duy trì chất lượng cũng như tính hiệu quả trong sản xuất.
- Đảm bảo doanh nghiệp luôn tuân thủ đúng theo các nguyên tắc để đáp ứng các yêu cầu về điều kiện sản xuất.
- Đào tạo và hỗ trợ các nhân viên QA khác về các quy trình, tiêu chuẩn chất lượng và cách thức thực hiện.
- Xây dựng và phát triển các tiêu chuẩn đo lường hiệu quả cho doanh nghiệp.
- Duy trì tài liệu đảm bảo chất lượng.
- Kiểm tra quy trình, và so sánh chúng với tiêu chuẩn đã được thống nhất từ trước.
- Phân tích các thông số để xem có điểm gì chênh lệch so với tiêu chuẩn ban đầu hay không.
- Phối hợp với khách hàng và các nhà cung cấp để giải quyết các vấn đề liên quan đến chất lượng.
- Cùng các bên liên quan xem xét các nguyên nhân và cách khắc phục hậu quả nếu xảy ra lỗi.
- Đưa ra những tài liệu, hướng dẫn để đảm bảo chất lượng cho các bộ phận trong nhóm phát triển sản phẩm.
- Kiểm tra xem các bộ phận trong nhóm có thực thi đúng quy trình QA đã đề ra không.
- Nhắc nhở đội ngũ phát triển sản phẩm phải tuân thủ theo quy trình làm việc đã đưa ra.
- Điều chỉnh, thay đổi quy trình để phù hợp với từng sản phẩm mà các nhóm đang thực hiện.
Những yếu tố quan trọng nhất đối với 1 QA là gì?
Về kỹ thuật
+ Được đào tạo, có kiến thức nền tảng về IT và lập trình. Ví dụ một QA khi quá tập trung vào một ngôn ngữ lập trình thì khi gặp các dự án sử dụng ngôn ngữ lập trình khác, thì chắc chắn họ sẽ gặp rắc rối.
+ Những kiến thức về domain đặc thù như tài chính, chăm sóc sức khỏe, ngân hàng,… đều cần thiết. Khi có kiến thức đặc thù này, khách hàng sẽ ưu tiên bạn hơn.
+ Kiến thức về các hệ thống phần mềm và chuyên ngành QA. Ví dụ, một QA test ứng dụng web nhưng lại không hiểu được cấu trúc của ứng dụng web đó hoặc không hiểu nó được hình thành thế nào thì QA đó sẽ không thể nào đảm bảo chất lượng.
Về kỹ năng mềm
+ Kỹ năng giao tiếp tốt
Trong kỹ năng mềm thì kỹ năng giao tiếp tốt là điều cực kỳ quan trọng, bởi một khi QA test ra lỗi, báo cáo với nhà phát triển nhưng họ lại không cho rằng đó là lỗi. Điều này có thể xảy ra tranh luận, rất dễ ảnh hưởng đến tinh thần teamwork. Vì vậy một QA giỏi là người có kỹ năng giao tiếp tốt, giúp dev hiểu đó là lỗi và cần phải được sửa chữa.
+ Cẩn thận – suy nghĩ thấu đáo
Một QA giỏi cần có kỹ năng làm việc cẩn thận và có những suy nghĩ thấu đáo để có thể chú ý đến từng vấn đề nhỏ nhất tránh xảy ra những sự sai sót không đáng có.
+ Tư duy sáng tạo
Nếu như hàng ngày chỉ test những case thông thường thì bạn sẽ không lường trước được các trường hợp xảy ra khi hệ thống vận hành ở các môi trường bên ngoài. Vì vậy, tư duy sáng tạo giúp cho QA tại lên những test case lạ và tìm được nhiều lỗi hơn, đảm bảo chất lượng.
Phân biệt QC và QA
Hiện nay rất nhiều người hay bị nhầm lẫn giữa công việc của QA và QC do chưa hiểu rõ được đặc điểm và tính chất của 2 lĩnh vực này và chưa nắm rõ được QC và QA là gì? Nhưng nhìn chung, cả QA và QC đều cùng làm quản lý về chất lượng, nhưng tính chất công việc, mô tả công việc của 2 lĩnh vực này hoàn toàn khác nhau. Cụ thể như sau:
QA (Đảm bảo chất lượng) | QC (Quản lý chất lượng) |
QA bao gồm các hoạt động phải đảm bảo quy trình, trình tự và các tiêu chuẩn trong nội dung kiểm tra phần mềm đã phát triển và các yêu cầu được đề ra. | QC bao gồm các hoạt động kiểm tra một phần mềm đã phát triển có đáp ứng những yêu cầu trong tài liệu yêu cầu hay không. |
Tập trung vào các quy trình và trình tự. | Tập trung vào hoạt động test thực tế trên hệ thống. |
Các hoạt động có quy trình đã được định hướng. | Quy trình của các hoạt động đã được định hướng. |
Các hoạt động đều có tính chất phòng trừ. | Là một quy trình hiệu chỉnh. |
Là tập hợp con của SDLC. | Là tập hợp con của QA. |
Những khó khăn của một QA
– Luôn thay đổi cách thức, phương pháp làm việc
Đó gần như là điều tất yếu bởi vì nhu cầu của thị trường thay đổi liên tục, khách hàng cũng đặt ra các yêu cầu cao hơn về chất lượng sản phẩm. Còn việc thay đổi một hệ thống quản lý chất lượng thì cần phải có thời gian do thói quen sản xuất kinh doanh đã hình thành từ lâu và được hoạt động trong một thời gian dài. Do vậy, đây là những yêu cầu rất lớn đối với một QA.
– Chuẩn hóa bằng văn bản hóa
Các tiêu chuẩn chất lượng hiện nay đều yêu cầu viết thành văn bản và phải tuân thủ sự nhất quán về mặt thủ tục, giấy tờ. Do đó, các QA phải thường xuyên ghi chép, lập hồ sơ nghiêm túc trong từng công đoạn.
– Hiểu biết và định hướng tiêu chuẩn chất lượng
Bộ phận QA không chỉ ra lệnh, chỉ đạo thực hiện mà họ còn phải trực tiếp tham gia cùng với các bộ phận khác có liên quan trong quá trình sản xuất. Để làm được điều này thì nhân viên QA phải có kiến thức sâu và nắm vững chuyên môn để có định hướng đúng đắn trong mọi công đoạn.
– Không được phép mắc sai lầm
Đây chính là điều mà bất kỳ một nhân viên QA nào cũng phải ghi nhớ. Chính điều này này cũng khiến cho nhiều QA gặp áp lực rất lớn.
Mức lương và cơ hội phát triển của QA như thế nào
Theo khảo sát, mức lương của một nhân viên QA hiện nay sẽ dao động từ 5 cho đến 22,5 triệu đồng/tháng, điều này tùy thuộc vào năng lực của ứng viên cũng như quy mô của doanh nghiệp. Ngoài mức lương cơ bản nhân viên QA còn được thưởng hiệu quả công việc, thưởng sáng kiến, hưởng đầy đủ những chế độ của công ty,…
Thăng tiến trong công việc như thế nào cũng là điều mà những người làm trong ngành QA quan tâm nhất. Nếu như làm tốt bạn có thể được bổ nhiệm lên trưởng bộ phận QA, sau đó lên Quản đốc nhà máy, phân xưởng,…
Hy vọng những thông tin trong bài viết trên đã giúp các bạn hiểu rõ QA là gì, QA là gì QC là gì, cũng như các điều cần biết để trở thành một nhân viên QA xuất sắc là gì.