FMCG là gì? Những xu hướng kinh doanh, marketing ngành FMCG

FMCG là gì? Cơ hội nghề nghiệp cũng như xu hướng kinh doanh trong ngành FMCG là điều mà rất nhiều người quan tâm hiện nay. Hãy đọc ngay bài viết dưới đây để hiểu hơn về ngành công nghiệp hàng tiêu dùng nhanh này nhé!

FMCG là gì?

FMCG viết tắt của từ gì? FMCG là viết tắt của cụm từ Fast Moving Consumer Goods dịch ra có nghĩa là ngành hàng tiêu dùng nhanh. Ngành này bao gồm tất cả các sản phẩm hàng hóa tiêu dùng thiết yếu trong cuộc sống của con người như: Hàng gia dụng, thực phẩm và hàng chăm sóc cá nhân, thực phẩm chức năng, các sản phẩm dùng trong vệ sinh và giặt ủi,…Còn các sản phẩm như văn phòng phẩm, điện tử tiêu dùng, dược liệu cũng được xếp vào nhóm hàng tiêu dùng nhanh.  

Ngoài ra, FMCG còn có cái tên khác là CPG là viết tắt của từ Consumer Packaged Goods dịch ra là hàng tiêu dùng đóng gói. Nó bao gồm các sản phẩm tiêu dùng có sức bán lớn, có lượng tiêu dùng sản phẩm từ khách hàng cao.

Ngành hàng FMCG là gì?
Ngành hàng FMCG là gì?

Thông thường, số lượng hàng hóa được sản xuất tại các công ty FMCG là rất lớn và chúng được người tiêu dùng sử dụng thường xuyên. Chi phí sản xuất, thời hạn sử dụng cũng như lợi nhuận trên từng sản phẩm thường rất thấp. Nhưng chúng được tiêu thụ rất nhanh bởi khách hàng có nhu cầu mua lại hàng cao.

Các loại hình công việc trong FMCG

Có rất nhiều các công việc khác nhau trong ngành công nghiệp FMCG tại Việt Nam hiện nay bởi đây là ngành rất đa dạng và năng động. Các loại hình công việc, vai trò cụ thể như sau:

– Quản lý sức khỏe và an toàn tiêu dùng

Công việc này có ảnh hưởng trực tiếp tới việc duy trì các quy trình sản xuất để đáp ứng tiêu chuẩn sản phẩm hàng hóa trong doanh nghiệp. Đặc biệt, các sản phẩm tiêu dùng ở công ty FMCG lại có số lượng khách hàng lớn và họ sử dụng thường xuyên vì thế đảm bảo sức khỏe cũng như an toàn cho người tiêu dùng là điều vô cùng quan trọng. Ngoài ra, những mặt hàng nào được đánh giá là thân thiện và an toàn cho người tiêu dùng thì mới có chỗ đứng trên thị trường. 

– Quản lý kinh doanh

Đây là tiền đề để các doanh nghiệp FMCG phát triển doanh nghiệp và phát triển rộng thêm cơ sở khách hàng. Tìm hiểu nhu cầu sử dụng hàng hóa của khách hàng để doanh nghiệp nâng cao chất lượng dịch vụ và sản phẩm, đáp ứng được thị hiếu ngày càng cao của khách hàng. 

– Phân tích mua sắm

Vai trò này được thiết lập dành cho những đội nhóm kinh doanh phụ trách về vấn đề phân tích thị trường. Các nhà phân tích thị trường cần phải có hiểu biết nhất định về doanh nghiệp cũng như các nhà cung cấp để có thể đưa ra hướng phát triển cho doanh nghiệp. Các số liệu cũng được phân tích để báo cáo nhóm mua sắm, hoạt động mua sắm. Công tác này giúp kiểm soát hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp cũng như cung cấp các định hướng mới cho sự phát triển của các công ty. 

Các loại hình công việc trong FMCG
Các doanh nghiệp FMCG phải phân tích nhu cầu của khách hàng thường xuyên

– Tìm nguồn cung ứng

Các cá nhân cần có những hoạch định chiến lược dài hạn cho doanh nghiệp với chi phí thấp nhất nhưng vẫn phải đảm bảo tiêu chuẩn và chất lượng đã được thỏa thuận. Nó nhằm duy trì lợi ích, tìm ra nguồn cung ứng chất lượng, giá rẻ giúp doanh nghiệp giữ vững lợi thế trên thị trường.  

Cơ hội nghề nghiệp trong ngành FMCG

Giám đốc thương hiệu

Thương hiệu là điều mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần tập trung phát triển.  Sản phẩm có thương hiệu uy tín, rồi “tiếng lành đồn xa” thì có khách hàng nào có thể cưỡng lại được sức hút tự nhiên từ các sản phẩm mang thương hiệu đó. Ngoài ra thương hiệu còn giống như một con người với những nét tính cách khác nhau để khởi gợi lên cảm xúc của khách hàng đối với sản phẩm. 

Chính vì vậy để thương hiệu có thể nâng tầm khu vực và trên quốc tế thì giám đốc thương hiệu phải xác định được định hướng phù hợp với tầm nhìn, sứ mệnh và các mục tiêu chiến lược của công ty. 

Quản lý bán hàng 

Công việc của Quản lý bán hàng là quản lý hoạt động kinh doanh của công ty và đảm bảo các hoạt động kinh doanh diễn ra suôn sẻ. 

Một nhân viên quản lý bán hàng cần đảm bảo các yếu tố đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, tăng trưởng lợi nhuận tỷ lệ hài lòng và tỷ lệ chuyển đổi khách hàng. 

Chuyên viên phân tích quy trình

Các chuyên viên phân tích quy trình phải hiểu rõ được các hoạt động trong nội bộ doanh nghiệp và đối tác rồi từ đó phân tích các chiến lược kinh doanh dưới nhiều góc độ để kiểm soát được chất lượng sản phẩm, đồng thời tiến hành tối ưu hóa hiệu quả của các khâu sản xuất, tối đa hóa doanh thu và năng suất lao động của doanh nghiệp. 

Kỹ năng cần có để làm việc trong lĩnh vực FMCG

Các kỹ năng cần thiết để làm việc trong lĩnh vực FMCG đó là: 

  • Sáng tạo
  • Có khả năng thích ứng công việc tốt và học hỏi nhanh 
  • Đầu óc kinh doanh nhạy bén 

Các xu hướng thúc đẩy thị trường FMCG tại Việt Nam

Xu hướng thị trường FMCG
Hiện nay có rất nhiều xu hướng thúc đẩy thị trường

Hiện nay các công ty FMCG tại Việt Nam rất chú trọng đến việc thúc đẩy thị trường theo các xu hướng sau: 

– Xây dựng thương hiệu cao cấp và nhãn hàng riêng

Trong những năm gần đây, số lượng thương hiệu cao cấp và các nhãn hàng riêng có xu hướng tăng nhanh và nó mang lại nguồn doanh thu lớn cho doanh nghiệp. Người tiêu dùng hiện nay cũng thường lựa chọn những thương hiệu đặc trưng và sẵn sàng chi trả tiền mua các mặt hàng tiêu dùng nhanh của những thương hiệu này.

Do đó, trong xu thế thị trường như hiện nay thì việc xây dựng thương hiệu chất lượng rất dễ để thu hút các khách hàng tiềm năng. Các sản phẩm sẽ được đánh sâu trong tiềm thức người tiêu dùng thông qua các chương trình khuyến mại, quảng cáo.  

– Phát triển thương mại truyền thống

Bên cạnh việc phát triển thương hiệu, lập nhãn hàng riêng thì doanh nghiệp vẫn cần phải phát triển thương mại truyền thống. Bởi hình thức này vẫn nắm giữ vai trò vô cùng quan trọng tại các vùng nông thôn. Các nhà sản xuất, nhà bán lẻ trong khu vực nội địa cũng như nông thôn vẫn phát triển từng ngày. Các loại hình thương mại vẫn không thể xóa nhòa được vai trò của các cửa hàng tạp hóa trong đời sống của người tiêu dùng.

– Đô thị hóa ở vùng nông thôn

Các vùng nông thôn và các thành phố có mật độ dân số trung bình cũng là nơi mà FMCG tập trung phát triển nhiều. Bởi các khu vực ở nông thôn chính là mảnh đất màu mỡ cho sự phát triển của các mặt hàng FMCG. Năm 2017, doanh thu bán hàng tiêu dùng nhanh ở nông thôn cao hơn nhiều lần so với các khu vực đô thị.

Top các công ty FMCG nổi tiếng trên thế giới

Công ty FMCG là gì?
Công ty FMCG là gì?

Coca – Cola

Coca-Cola là nhà sản xuất, bán lẻ các loại đồ uống và siro không cồn. Hiện nay thương hiệu này đang sở hữu bốn trên năm thương hiệu đồ uống không có cồn hàng đầu trên thế giới là Coca-Cola, Diet Coke, Fanta và Sprite. 

Trung bình mỗi năm có tới 1,8 triệu sản phẩm Coca – Cola và các sản phẩm khác thuộc sở hữu của hãng được khách hàng sử dụng trên toàn cầu.

PepsiCo

Đây cũng là doanh nghiệp cung cấp nước giải khát và thực phẩm với tiêu chí mang lại niềm vui cho người tiêu dùng trên khắp thế giới.  Đội ngũ nhân viên của PepsiCo cũng luôn thống nhất chung tay để phát triển bền vững và mang lại một tương lai khỏe mạnh hơn cho người. Cũng chính vì điều này, PepsiCo được người dùng đón nhận rất nhiều. 

Unilever

Unilever là doanh nghiệp cung cấp nhiều sản phẩm khác nhau, từ đồ uống, thực phẩm, đồ chăm sóc cá nhân cho tới sản phẩm làm sạch nhà cửa. Đây cũng là doanh nghiệp có số lượng hàng hóa được người tiêu dùng tiêu thụ đứng thứ ba trên toàn cầu, dựa theo doanh thu năm 2012.

Johnson & Johnson

Ra đời từ năm 1886, nhưng đến nay Johnson & Johnson vẫn là thương hiệu ng “làm sóng làm gió” trong thị trường dược phẩm, hàng hóa y tế và hàng tiêu dùng đa quốc gia của Mỹ cũng như các quốc gia khác trên thế giới.  Công ty này sở hữu hơn 250 nhãn hàng và hoạt động tại 57 quốc gia trên toàn thế giới, ước tính doanh thu toàn cầu hàng năm lên tới $65 tỷ.

Mong rằng, thông qua bài viết trên bạn đã hiểu rõ ngành FMCG là gì và những thông tin liên quan đến hàng hóa tiêu dùng nhanh cũng như các công việc liên quan đến loại hình này. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *