Rãnh Mariana sâu bao nhiêu? 11 bí ẩn ít ai biết về rãnh Mariana

Không chỉ là khu vực sâu nhất thế giới, Mariana còn khiến nhiều người ngỡ ngàng trước sự sống đa dạng và phong phú. Vậy rãnh Mariana sâu bao nhiêu mét? Rãnh Mariana ở đâu? Có những bí ẩn nào đang tồn tại trong rãnh Mariana? Hãy cùng palada.vn tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!

Rãnh Mariana nằm ở đâu?

Rãnh Mariana nằm ở phía Đông của quần đảo Mariana, trên phần đáy của khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương. Vực thẳm Challenger – điểm sâu nhất của Mariana có tọa độ 11°21′ Bắc và 142°12′ Đông, kéo dài tới gần Nhật Bản.

Marian - “Địa ngục” Trái Đất
Marian – “Địa ngục” Trái Đất

Ngoài ra, theo một số nguồn tin khác cho biết, Mariana được hình thành từ sự va chạm của 2 mảng kiến tạo lớn trên lớp vỏ Trái Đất. Vụ va chạm đó đã tạo nên một rãnh hình lưỡi liềm sâu xuống dưới đáy biển và hàng loạt núi lửa khác; khiến núi lửa không ngừng phun trào và tạo ra quần đảo Mariana như hiện nay.

Top 11 sự thật về rãnh Mariana 

Rãnh Mariana sâu bao nhiêu?

Rãnh mariana sâu bao nhiêu? Được biết, rãnh Mariana sâu ~11.000 mét, dài khoảng 2.550km (~1.580 dặm), tuy nhiên độ rộng trung bình của chúng chỉ khoảng 69km (~43 dặm). 

Giải mã rãnh Mariana sâu bao nhiêu mét 
Giải mã rãnh Mariana sâu bao nhiêu mét

Nếu con số 11.034 mét chưa đủ để bạn hình dung về độ sâu khủng khiếp của khu vực sâu nhất Trái Đất này, bạn hãy liên tưởng đến việc thả ngon Everest (8.849m) xuống vực Mariana, chúng sẽ bị “nuốt chửng” và chìm cách mặt nước khoảng 1000m.

Chỉ có 4 người “chạm” được tới đáy của rãnh Mariana 

Tính tới thời điểm hiện tại, trên thế giới chỉ có duy nhất 4 người có cơ hội đặt chân xuống đáy vực Mariana để khám phá sự sống, hiện tượng tự nhiên ở dưới đáy đại dương, đó là: Jacques Piccard, Donald Walsh, James Cameron và Victor Vescovo.

Mariana là nơi có sự sống “kỳ quái” nhất thế giới

Trong môi trường khắc nghiệt và tối tăm như rãnh Mariana, người ta vẫn tìm thấy rất nhiều dấu hiệu của sự sống. Cụ thể, theo các nhà khoa học, rãnh Mariana có tổng cộng 4.700 sinh vật sống và chúng đều đã được tiến hóa một cách kỳ lạ; nhằm thích nghi với môi trường sống, chẳng hạn như:

Một số loài sinh vật sở hữu đôi mắt khổng lồ để dễ dàng bắt được ánh sáng. Một số loài có khả năng tự phát sáng nhằm thu hút con mồi. Một số loài khác lại xóa bỏ hoàn toàn chức năng thị lực, thay vào đó là sự tiến hóa mạnh mẽ về xúc giác để cảm nhận con mồi. 

Đặc biệt, tất cả tế bào trên các loài động vật sống tại rãnh Mariana đều được bọc bởi lớp màng lỏng, chứa chất béo và có khả năng truyền tín hiệu thần kinh nhằm phục vụ cho quá trình trao đổi chất từ trong ra ngoài.

Ngoài ra, do ánh mặt trời không thể chiếu xuống dưới đáy đại dương, nên không có bất kỳ loài thực vật nào có thể tồn tại dưới rãnh Mariana. Vì thế, nguồn thức ăn của các sinh vật sống tại đây rất nghèo nàn, chủ yếu dựa vào tôm, cá hoặc xác phân hủy của động vật ở trên chìm xuống.

Xuất hiện sứa UFO dưới lòng đại dương

Trong một vài năm gần đây, các nhà khoa học Mỹ đã phát hiện ra một loài sứa có thể phát sáng dưới độ sâu 3.700 mét tại Mariana. Do sở hữu hình dáng kỳ lạ như sinh vật ngoài hành tinh nên chúng đã được đặt tên là sứa UFO.

Sứa UFO có phần thân hình chóp, bộ xúc tu cực dài, to và rộng, có thể phục kích và tóm gọn kẻ thù bất cứ lúc nào. Bên cạnh đó, các đốm màu vàng hoặc sọc đỏ trên thân sinh vật kỳ dị này được cho là hệ thống tiến hóa và tuyến sinh dục tự nhiên – khác hoàn toàn so với loài sứa mà chúng ta thường biết.

Sứa UFO có thể tự phát sáng ở đáy Mariana tối tăm
Sứa UFO có thể tự phát sáng ở đáy Mariana tối tăm

Mariana là nơi ẩn trú của virus khổng lồ

Một điều kỳ quái mà con người có thể tìm thấy khi khám phá sự sống dưới đáy Mariana đó là những thực thể đơn bào. Qua quá trình xét nghiệm, chúng được kết luận là loại virus khổng lồ với đường kính 700 nanomet, nhìn được bằng mắt thường nên được đặt tên là Mimivirus.

Bên cạnh đó, Mimivirus còn sở hữu hệ thống gen rất phức tạp (1.2 triệu cặp base), nhiều hơn bất kỳ loại virus nào từng được tìm thấy ở đại dương hoặc trên đất liền. Do đó, tính đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có nhà khoa học nào giải mã được bộ gen trong Mimivirus.

Virus khổng lồ được tìm thấy ở rãnh Mariana 
Virus khổng lồ được tìm thấy ở rãnh Mariana

Mặt khác, sự sống của các sinh vật trên Trái Đất đều bắt nguồn và tiến hóa từ các sự sống ở dưới đáy biển. Vì thế, việc nghiên cứu các sinh vật đơn bào như Mimivirus chính là cách tốt nhất để con người tự vệ khỏi những thảm họa dịch bệnh trong tương lai.

Challenger là điểm sâu nhất ở rãnh Mariana

Sau khi đã tìm hiểu được rãnh Mariana sâu bao nhiêu mét, người ta còn khám phá ra nơi sâu nhất của rãnh Mariana chính là vực thẳm Challenger. 

Cụ thể, nếu đo trực tiếp từ tàu lặn, Challenger có thể sâu từ 10.902 – 10.916m, còn nếu đo bằng Sonar thì Challenger sẽ có độ sâu khoảng ~11.000m.

Thứ âm thanh “rợn người” dưới vực Mariana là do UFO?

Sự xuất hiện của những trang thiết bị thám hiểm hiện đại đã giúp các nhà khoa học thu thập được nhiều thông tin quan trọng về sự sống dưới “địa ngục” Mariana. Trong đó, những loạt âm thanh bí ẩn có phần rùng rợn phát ra từ đáy vực Mariana chính là thứ đã khiến nhiều nhà hải dương học bị sốc.

Ngay sau khi đoạn ghi âm được công bố, nhiều người đã cho rằng UFO (người ngoài hành tinh” đang trốn tại rãnh Mariana để nghiên cứu và thực hiện một số kế hoạch khủng khiếp nào đó. Tuy nhiên, cũng có không ít nhận định cho rằng, đó chỉ là những âm thanh giao tiếp qua lại của những sinh vật sống và sự hoạt động của địa chấn. 

Quái vật cổ đại vẫn tồn tại ở rãnh Mariana?

Trong một lần hạ máy Haschisch xuống đáy Mariana, các nhà nghiên cứu người Đức đã tận mắt trông thấy một sinh vật tương tự “ thằn lằn khổng lồ”, dài khoảng 20m đi đến và ngang nhiên gặm cỗ máy.

Khi đó, nhóm nghiên cứu này đã đẩy con thủy quái này ra khỏi bộ máy bằng phóng điện. Tuy nhiên, đáng tiếc rằng những hình ảnh này không được ghi lại để có những dẫn chứng thuyết phục. Dẫu vậy, sau sự kiện này, rãnh Mariana ngày càng nổi tiếng và trở thành nguồn cảm hứng về các giả thuyết, suy đoán độc đáo.

Nghi vấn về sự tồn tại của những quái vật cổ đại ở đáy vực đại dương
Nghi vấn về sự tồn tại của những quái vật cổ đại ở đáy vực đại dương

Phát hiện cá mập khổng lồ sinh sống tại rãnh Mariana

Nếu sự tồn tại của quái vật cổ đại chỉ là những lời kể lại của nhân chứng, thì sự xuất hiện của cá mập khổng lồ Megalodon lại hoàn toàn có căn cứ. Cụ thể, loài cá mập khổng lồ nặng khoảng 100 tấn, có thể nuốt chửng mọi thứ đã xuất hiện trong đoạn video nổi tiếng từng được chia sẻ cách đây vài năm.

Tư liệu thực tế của loài cá mập khổng lồ từng xuất hiện ở rãnh Mariana

Sau đó, các nhà khoa học cũng đã liên tục tìm ra nhiều bằng chứng liên quan khác về sự tồn tại của sinh vật biển đặc biệt này. Tuy nhiên, một số luồng ý kiến khác lại cho rằng đó chỉ là giống cá mập Sleeper ở Thái Bình Dương vô tình đi lạc qua rãnh Mariana.

Tuy vậy, việc xuất hiện một sinh vật khổng lồ tại vực thẳm khắc nghiệt nhất Trái Đất vẫn khiến nhiều người không khỏi tò mò, thích thú và tốn không ít giấy mực của truyền thông.

Miệng Champagne ở rãnh Mariana có thể “đun sôi” mọi thứ

Có thể bạn chưa biết, Mariana là một tổ hợp lỗ thủy nhiệt phun ra các dòng khí CO2 từ sâu trong lòng Trái Đất. Do đó, áp suất mà dòng khí này tạo ra có thể nghiền nát con người, đồng thời chúng cũng có thể “đun sôi” nước biển xung quanh. 

Tuy vậy, đây lại là nguồn cung cấp năng lượng vô tận cho các loài thủy sinh, sinh vật ở đáy vực Mariana.

Miệng Champagne ở rãnh Mariana có thể “đun sôi” mọi thứ xung quanh

Lời “cầu cứu” gửi từ đáy đại dương

Ngoài khám phá về các sự sống phong phú dưới đáy đại dương, các nhà khoa học còn tìm thấy rất nhiều dấu vết của con người tại rãnh Mariana, đó là nhựa. 

Vào năm 1998, một tàu lặn được điều khiển từ xa đã phát hiện ra hàng loạt túi nhựa chưa phân hủy ở độ sâu 10.898 mét. Thậm chí, các nhà khoa học còn có thể tìm thấy được những vi nhựa bên trong dạ dày của các sinh vật Amphipods tại Challenger.

Rác thải - Bằng chứng tố cáo những hành vi tiêu cực của con người đến tự nhiên
Rác thải – Bằng chứng tố cáo những hành vi tiêu cực của con người đến tự nhiên

Có thể thấy rằng, việc xuất hiện rác thải ở nơi sâu nhất của đại dương đã cho thấy con người đã có những tác động vô cùng khủng khiếp đến tự nhiên. Đây cũng được xem như lời cầu cứu của đại dương đối với loài người.

Sông Gianh thuộc tỉnh nào? Nên làm gì khi tới sông Gianh?

Trên đây là toàn bộ thông tin về rãnh Mariana mà palada.vn muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết rãnh Mariana ở đâu, rãnh Mariana sâu bao nhiêu mét và những sự thật xoay quanh khu vực sâu nhất thế giới này.

Ngoài ra, đừng quên để lại bình luận hoặc truy cập vào các bài viết khác của chúng tôi tại palada.vn để khám phá về những bí ẩn khác dưới đáy đại dương bạn nhé! 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *