Sông Hồng bắt nguồn từ đâu? Top 7 điều ít ai biết về sông Hồng

Sông Hồng là dòng sông vô cùng quan trọng trong nền văn hóa lúa nước của dân tộc ta. Ngoài ra, con sông này còn được ví như một phần “xương thịt” của những miền đất nó chảy qua, gắn liền với sự hình thành và phát triển mạnh mẽ của con người nơi đây. Vậy sông Hồng bắt nguồn từ đâu? Sông Hồng dài bao nhiêu km?,… Hãy cùng Palada.vn tìm hiểu chi tiết trong bài viết ngay sau đây nhé!

Giới thiệu chung về sông Hồng

Sông Hồng là một con sông có 3 nhánh lớn (sông Lô, sông Thao và sông Đà) hợp lưu tại Việt Trì và đổ ra biển tại cửa Ba Lạt và cửa Đáy.

Vào mùa lũ, nước sông Hồng mang theo phù sa, giúp đồng ruộng thêm màu mỡ; khiến nền nông nghiệp phát triển. Ngoài ra, sông Hồng còn là nơi cung cấp nguồn nước tưới tiêu cho khu vực đồng bằng Bắc Bộ, là đường giao thông quan trọng từ Bắc xuống Nam, đem vô số sản vật trên vùng cao về miền xuôi.

Sông Hồng chính là một kho báu do mẹ thiên nhiên ban tặng
Sông Hồng chính là một kho báu do mẹ thiên nhiên ban tặng

Xét về khía cạnh năng lượng, sông Hồng là nơi xây dựng nhiều trạm thủy điện to lớn với nhiều công trình tiêu biểu như: Hòa Bình, Sơn La, Tuyên Quang, Chiêm Hóa, Thác Bà, Lai Châu,…

Chưa hết, dòng sông này còn là nguồn cung cấp nước chính cho các nhà máy xử lý nước sinh hoạt, từ đó cung cấp nước cho người dân trên toàn quốc.

Thực trạng nước sông Hồng hiện nay

Với sự phát triển công nghiệp mạnh mẽ và việc xử lý rác thải chưa hợp lý đã dẫn đến tình trạng nước thải sinh hoạt, nước thải sản xuất chưa được xử lý triệt để đã bị xả xuống sông. 

Đặc biệt, các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trong quá trình sản xuất nông nghiệp cũng là nguyên nhân chủ yếu khiến nguồn nước bị ô nhiễm nặng nề.

Điểm xả thải ra sông Hồng đáng bị lên án
Điểm xả thải ra sông Hồng đáng bị lên án

Để khắc phục tình trạng trên, nhà nước đã có các chế tài xử phạt trong lĩnh vực môi trường đối với các cơ sở gần sông Hồng không có các hồ sơ môi, kế hoạch bảo vệ môi trường, sổ chủ nguồn thải, giấy phép nguồn thải,…

Điều này đã giúp hạn chế phần nào việc ô nhiễm nước sông. Thế nhưng, nước thải sinh hoạt của dân cư nói riêng và các hoạt động nông nghiệp nói chung thì vẫn là một bài toán khó.

Xem thêm: Sông Cả ở đâu? Top #5 điều có thể bạn chưa biết về sông Cả

Riêng với khu vực Hà Nội (nơi có sông Hồng chảy qua), thành phố đã hoàn thành Đồ án quy hoạch sông Hồng, nhằm hướng tới tái thiết kế hệ thống dân cư, khai thác các quỹ đất mới, làm đẹp diện mạo đô thị.

Bản đồ quy hoạch sông Hồng
Bản đồ quy hoạch sông Hồng

Các câu hỏi thường gặp về sông Hồng

Sông Hồng bắt nguồn từ đâu?

“Sông Hồng bắt nguồn từ đâu” hay “sông Hồng bắt nguồn từ nước nào”,… là câu hỏi được khá nhiều người thắc mắc vì đây chỉ là một dòng sông chảy qua địa phận Việt Nam.

Trên thực tế, sông Hồng bắt nguồn từ huyện Nguy Sơn, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc với độ cao 1.776m, chảy qua Việt Nam và đổ ra biển Đông.

Sông Hồng dài bao nhiêu km? Sâu bao nhiêu mét?

Được biết, sông Hồng có tổng chiều dài là 1.149km, trong đó đoạn chảy trên đất Việt dài 510km và đoạn chảy trên Trung Quốc dài 639km. 

Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có số liệu thống kê nào cho thấy sông Hồng sâu bao nhiêu mét. Do đó, chúng tôi sẽ cập nhật ngay khi có thông tin mới nhất.

Sông Hồng chảy theo hướng nào?

Sông Hồng chủ yếu chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, qua huyện Nguyên Giang, Cáp Nê. Khi đến biên giới Việt – Trung, sông Hồng chảy dọc theo đường biên giới khoảng 80km, sau đó tiếp xúc với lãnh thổ Việt Nam tại xã A Mú Sung (tỉnh Lào Cai) và chảy hẳn vào lãnh thổ Việt Nam.

Cụ thể, khi đến phía đông của thành phố Lào Cai, sông Hồng đã vô tình trở thành ranh giới giữa thành phố và huyện Bảo Thắng, đi qua Bảo Yên và Bảo Thắng, dọc theo ranh giới giữa Bảo Yên và Văn Bàn.

Tiếp đó, sông chảy qua Văn Yên, đến Trấn Yên, Hạ Hòa, Lâm Thao, Việt Trì và Tam Nông ở hữu ngạn. Ở Hà Nội, sông chảy qua các quận/huyện Đan Phượng, Tây Hồ, Bắc Từ Liêm, Ba Đình, Hoàng Mai, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Thanh Trì ở hữu ngạn và Đông Anh, Mê Linh, Gia Lâm, Long Biên ở tả ngạn.

Có bao nhiêu cây cầu bắc qua sông Hồng tại Việt Nam?

Hiện nay, trên lãnh thổ Việt Nam có 30 cây cầu bắc qua sông Hồng, đó là:

  • Cầu Kim Thành
  • Cầu Cốc Lếu
  • Cầu Phố Mới
  • Cầu Giang Đông
  • Cầu Phố Lu
  • Cầu Phố Lu mới
  • Cầu Bảo Hà
  • Cầu Trái Hút
  • Cầu Mậu A
  • Cầu Cổ Phúc
  • Cầu Yên Bái
  • Cầu Bách Lẫm
  • Cầu Tuần Quán
  • Cầu Văn Phú
  • Cầu Hạ Hòa
  • Cầu Sông Hồng
  • Cầu Ngọc Tháp
  • Cầu Phong Châu
  • Cầu Văn Lang
  • Cầu Vĩnh Thịnh
  • Cầu Thăng Long
  • Cầu Nhật Tân
  • Cầu Long Biên
  • Cầu Chương Dương
  • Cầu Vĩnh Tuy
  • Cầu Thanh Trì
  • Cầu Yên Lệnh
  • Cầu Hưng Hà
  • Cầu Thái Hà
  • Cầu Tân Đê

Sông Hồng có tên gọi khác là gì?

Sông Hồng trên lãnh thổ Việt Nam còn được biết đến với những cái tên khác như sông Cái, sông Thao, Nhị Hà, Nhĩ Hà, Hồng Hà. Còn riêng trên địa phận Trung Quốc, sông Hồng còn được gọi là Nguyên Giang (元江) do có đầu nguồn là Lễ Xã Giang.

Sông Hồng chảy qua các tỉnh nào?

Từ thành phố Lào Cai, sông Hồng đã chảy qua địa phận các tỉnh Phú Thọ, Yên Bái, Hà Nội, Hưng Yên, Thái Bình sau đó đổ ra biển Đông. 

Trên đây là toàn bộ thông tin về sông Hồng mà Palada muốn chia sẻ tới bạn. Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã biết sông Hồng bắt nguồn từ đâu, dài bao nhiêu km, chảy qua tỉnh nào, sâu bao nhiêu mét và thực trạng của sông Hồng hiện nay.

Ngoài ra, để tìm hiểu kỹ hơn về sông Hồng và những dòng sông nổi tiếng khác tại Việt Nam, mời bạn tham khảo các bài viết tiếp theo của chúng tôi tại palada.vn!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *