Tế nhị là gì? Biểu hiện về sự tế nhị và cho ví dụ về tế nhị

Người tế nhị thường khéo léo trong từng hành động, lời ăn, tiếng nói, khiến cho người khác cảm thấy thoải mái. Vậy tế nhị là gì? Biểu hiện của người tế nhị là gì? Bài viết sau đây, Palada.vn sẽ giải thích về định nghĩa của sự tế nhị thông qua các ví dụ minh họa cụ thể.

Tế nhị là gì?

Tế nhị là tính từ dùng để miêu tả sự ý tứ, khéo léo và nhẹ nhàng trong cách cư xử với các mối quan hệ xã hội. Người tế nhị thường tâm lý, hiểu được cảm xúc của người khác để có cách cư xử phù hợp nhất. Điều này làm cho đối phương cảm thấy dễ chịu, hài lòng.

Tế nhị là sự ý tứ, khéo léo và nhẹ nhàng trong các mối quan hệ xã hội
Tế nhị là sự ý tứ, khéo léo và nhẹ nhàng trong các mối quan hệ xã hội

Thiếu tế nhị trái nghĩa với tế nhị. Là việc làm ra những hành động vô duyên khiến người khác cảm thấy khó chịu.

Trái nghĩa với tế nhị là vô duyên, bỗ bã, mất lịch sự,…

Tế nhị tiếng Trung là gì? Tế nhị trong tiếng Trung là 微妙 /wēimiào/.

Ví dụ về tế nhị

Khi nóng giận, người tế nhị sẽ biết cách kìm nén và dùng những lời lẽ lịch sự thuyết phục người khác nhận ra lỗi của mình.

Người tế nhị là người luôn luôn giữ thể diện cho đối phương, bởi vì chỉ khi bạn tôn trọng người khác thì bạn nhận lại sự tôn trọng từ họ.

Người tế nhị luôn bình tĩnh trước mọi tình huống, không vì chút tự ái nông nổi mà xúc phạm người khác.

Người tế nhị luôn tỏ ra thật nhã nhặn trong mọi tình huống.

Người tế nhị không nên tự tiện lục túi, đọc trộm nhật ký, thư riêng của người khác.

Nguồn gốc của từ tế nhị

Trong Việt Nam tự điển, học giả Lê Văn Đức đã nói rằng: “Ý nhị là Ý tứ tế nhị”. Điều này ngầm cho thấy “nhị” trong “ý nhị” và “nhị” trong từ “tế nhị” là một.

Từ điển Hán Nôm cho biết “ý nhị” vốn được viết bằng từ 意蘃, với từ “ý” (意) là “suy nghĩ” và “nhị” (蘃) là “nhuỵ”. Trong tư liệu này “ý nhị” được định nghĩa là “vẻ đẹp sâu kín và khó thấy”. Như vậy, “nhị” mang nghĩa bóng là “sâu kín”, được xây dựng trên cơ sở nghĩa đen “nhuỵ hoa” (nơi sâu kín nhất của hoa).

Nguồn gốc của từ tế nhị xuất phát từ tiếng Trung
Nguồn gốc của từ tế nhị xuất phát từ tiếng Trung

Từ hai ý trên, có thể đưa ra nhận định, từ “tế nhị” vốn được viết bằng hai chữ 細蘃, được hiểu thuần là những điều nhỏ nhặt, sâu kín nhất. Người “tế nhị” là người biết để ý đến những điều nhỏ bé, thâm sâu.

Biểu hiện của tế nhị

Người tế nhị sẽ có những biểu hiện như sau:

  • Tôn trọng đạo đức & giá trị của người khác: Người tế nhị sẽ tôn trọng giá trị của người khác, không xúc phạm đến đạo đức, lòng nhân ái hay các nguyên tắc cơ bản của xã hội. 
  • Tôn trọng chính mình & biết kiểm soát hành vi: Người tế nhị sẽ tôn trọng giá trị bản thân và hạn chế tối đa các hành vi khiếm nhã, không đúng chuẩn mực, biết hành xử phù hợp với đạo đức và quy tắc xã hội. 
  • Thái độ lịch sự: Những người tế nhị có lời nói, cử chỉ, hành vi lịch sự, tôn trọng những người xung quanh. 
Biểu hiện của tế nhị là những cử chỉ, hành vi lịch sự, tôn trọng những người xung quanh 
Biểu hiện của tế nhị là những cử chỉ, hành vi lịch sự, tôn trọng những người xung quanh
  • Tôn trọng văn hoá và truyền thống: Sự tế nhị còn được thể hiện qua việc tôn trọng văn hoá và truyền thống của người khác, không xúc phạm hay lăng mã những giá trị của đất nước, dân tộc. 
  • Không lạm quyền: Tế nhị là sẽ không lạm dụng quyền lợi cá nhân để gây ảnh hưởng đến người khác. Đồng thời, luôn tôn trọng quyền lợi của tất cả mọi người.
  • Tôn trọng môi trường sống: Sự tế nhị cũng được thể hiện qua việc tôn trọng và bảo vệ môi trường sống, không gây ô nhiễm hay phá hoại tài nguyên thiên nhiên. 
  • Thể hiện trách nhiệm xã hội: Người tế nhị sẽ biết cách để thể hiện trách nhiệm với xã hội, đóng góp vào sự phát triển của xã hội và giải quyết các vấn đề trong cộng đồng. 

Tóm lại, biểu hiện rõ ràng nhất của sự tế nhị là một cách sống đạo đức, tôn trọng giá trị và quy tắc xã hội, tôn trọng bản thân và người khác. Tế nhị là một phẩm chất quan trọng giúp con người có được sự hài lòng và hạnh phúc trong cuộc sống. 

Tại sao tế nhị lại quan trọng?

Việc hành xử tế nhị có ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống của mỗi người, bởi:

  • Cách hành xử tế nhị giúp chúng ta tránh được những xung đột không đáng có, duy trì mối quan hệ tốt đẹp với mọi người.
  • Sự tế nhị giúp chúng ta bảo vệ quyền riêng tư cho bản thân và người khác. Chẳng hạn, thay vì chỉ ra lỗi sai của đồng nghiệp trước mặt tất cả mọi người, bạn lựa một nơi góp ý kín đáo để đồng nghiệp không bị khó xử.
  • Bên cạnh đó, cách hành xử tế nhị giúp con người giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, chẳng hạn như việc lựa chọn ngôn từ phù hợp trong giao tiếp, hay duy trì lối sống văn minh,…

Làm sao để trở nên tế nhị hơn? 

Để trở nên tế nhị hơn, bạn có thể áp dụng những cách đơn giản sau đây: 

  • Tập trung vào những điều tích cực: Thay vì tập trung vào những thứ tiêu cực và thất vọng, bạn hãy tìm đến những điều tích cực trong cuộc sống như những trải nghiệm đáng quý, những người thân yêu, thành công, thành tựu mà bạn đạt được,…Đây cũng là cách thức để bạn biết suy nghĩ và hành động tế nhị hơn. 
  • Học cách kiềm chế cảm xúc: Tế nhị chính là khả năng kiểm soát cảm xúc và hành vi của mình. Bạn hãy học cách kiềm chế cảm xúc khi đối diện với các tình huống khó khăn hoặc khi gặp phải những người mà bạn không thích. 
Học cách kiềm chế cảm xúc
Học cách kiềm chế cảm xúc
  • Lắng nghe và thấu hiểu quan điểm của người khác: Bạn hãy lắng nghe và thấu hiểu quan điểm của người khác thay vì chỉ nghĩ về quan điểm của mình. Bạn có thể học hỏi và cảm thông hơn với mọi người  khi bạn hiểu được quan điểm của họ.
  • Không đánh giá người khác chỉ dựa trên hành động của họ: Bạn đừng quá vội vàng đánh giá người khác dựa trên những hành động mà cần cân nhắc đến hoàn cảnh và ngữ cảnh để hiểu rõ được hành động của họ. 
  • Học cách kiểm soát tư duy: Tế nhị cũng liên quan đến việc kiểm soát tư duy. Bạn hãy học cách kiểm soát tư duy của bản thân, tránh nghĩ quá nhiều về những điều không quan trọng hoặc không cần thiết. 

Ôn nhu là gì? Biểu hiện của người có tính cách ôn nhu

Trên đây là những thông tin về Tế nhị là gì? Biểu hiện về sự tế nhị thông qua các ví dụ. Bạn cần nhớ rằng, việc trở nên tế nhị không có nghĩa là bạn phải trở thành người lạnh lùng, không cảm xúc. Điều bạn cần làm là học cách kiểm soát cảm xúc và hành động của mình khi ứng xử để tạo ra thêm những mối quan hệ tốt đẹp hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *