Thơ lục bát là gì? Đặc điểm, cách gieo vần thể thơ lục bát

Các thể thơ lục bát có thể nói là thể thơ phổ biến nhất đối với người Việt, dễ dàng được ứng dụng trong cuộc sống. Hãy cùng Palada.vn tìm hiểu thể thơ 6 8 là thể thơ gì, đặc điểm cùng cách gieo vần trong thơ lục bát ngay sau đây nhé.

Thể thơ lục bát?

Thơ lục bát là gì lớp 6 trong chương trình phổ thông chúng ta đã được làm quen. Đây là thể thơ 6 8 gồm 2 câu thơ tiếp nối nhau, với 1 câu 6 tiếng và 1 câu 8 tiếng, liên tục như thế cho đến khi trở thành một bài thơ hoàn chỉnh. 

Thơ lục bát
Thơ lục bát

Cũng như các thể thơ khác thì thơ lục bát cũng có quy tắc gieo vần giữa các cặp câu, tạo nên một sự kết nối chặt chẽ khiến bài thơ thật mạch lạc, trôi chảy.

Thể thơ lục bát này cũng không giới hạn số câu xuất hiện trong bài, khiến cho nó trở thành một thể thơ vô cùng linh hoạt, có tính ứng dụng cao, có thể được sử dụng để kể chuyện, miêu tả hoặc áp dụng ngay vào những bài hát, bài ru.

Nguồn gốc thể thơ lục bát

Đây là một thể thơ truyền thống của Việt Nam. Tuy vậy nguồn gốc của thể thơ lục bát là gì thì chưa rõ. Thể thơ này được cho là xuất phát từ những lời nói dân dã, xuất hiện trong đời sống của con người từ rất lâu dưới hình thức ca dao tục ngữ rồi được lưu truyền bằng chữ vào thế kỷ XV. 

Truyện Kiều - một trong những tác phẩm thơ lục bát nổi tiếng nhất
Truyện Kiều – một trong những tác phẩm thơ lục bát nổi tiếng nhất

Bằng cách nói ví von có vần điệu của người Việt cổ tại miền Bắc, nguồn gốc của thể thơ lục bát là các câu ca dao có ẩn chứa những lời răn đe, dạy dỗ mang tính giáo dục, hoặc là một sự quan sát về thời cuộc, nhằm truyền lại kinh nghiệm cho thế hệ người trẻ. 

Khi kết hợp với tiếng Việt, vốn có độ chuyển âm dứt khoát, thể thơ lục bát lại càng được dễ dàng sử dụng, kết hợp với cuộc sống đơn giản của người nông dân, tạo thành những cặp đối ngẫu vô cùng sáng tạo, trước cả khi chúng ta định nghĩa thơ lục bát là gì.

Cho đến khi có sự xuất hiện của chữ viết thì thể thơ lục bát mới bắt đầu thoát ly trở thành một thể thơ mang tính lưu truyền, sử dụng rộng rãi trong đại chúng. Cũng từ đây mà các cách gieo vần thơ lục bát được phổ cập dần, dựa trên thói quen của con người khi gieo vần để trở thành một thể thơ, thay vì chỉ là một lối nói thông dụng.

Từ khi nhận ra quy luật của thể thơ lục bát là gì, người Việt cổ đã kết hợp với 6 thanh âm lên xuống nhịp nhàng trong tiếng Việt. Thể thơ lục bát đã nhanh chóng chiếm được trái tim của người đọc bằng khả năng tạo hình ngôn từ, sáng tạo không gian không thua kém gì văn xuôi.

Một trong những tác phẩm thơ lục bát nổi tiếng nhất của người Việt đó là tập thơ Truyện Kiều của Nguyễn Du. Tác phẩm này lấy cảm hứng từ Kim Vân Kiều Truyện của tác giả Thanh Tâm Tài Nhân từ Trung Quốc. 

Với khả năng sáng tạo của mình, Nguyễn Du đã biến từ một tác phẩm văn xuôi thành một tập thơ lục bát gồm 3254 câu phác họa nên một bản sắc văn hóa Việt Nam vô cùng rực rỡ. 

Bên cạnh đó, tác phẩm Lục Vân Tiên do Nguyễn Đình Chiểu chắp bút cũng được xếp vào hàng những tác phẩm thơ lục bát nổi tiếng nhất của người Việt.

Tìm hiểu cách gieo vần trong thơ lục bát

Vậy cách gieo vần trong thơ lục bát như thế nào? Palada.vn sẽ hướng dẫn bạn cách gieo vần thơ lục bát chỉ với 3 quy tắc, nhằm đảm bảo cho sự nhịp nhàng và mềm mại của vần thơ.

Luật thơ lục bát
Luật thơ lục bát

Quy tắc gieo vần thơ 6 8

Quy tắc gieo vần thể thơ lục bát này thực chất khá đơn giản: khi gieo vần, tiếng số 6 của câu lục phải có vần với tiếng số 8; sau đó tiếng số 8 của câu bát phải thành vần với tiếng số 6 của cặp câu lục bát tiếp theo. 

Đây là cách gieo vần thơ lục bát cơ bản nhất nhằm đảm bảo tính liên kết trong bài thơ. Nhờ có quy tắc này, thể thơ lục bát có được sự liên kết giữa các câu thơ cùng các cặp thơ.

Dưới đây là trích đoạn trong Truyện Kiều, qua đó ta sẽ thấy được quy tắc gieo vần của thể thơ 6 và 8 xuất hiện trong thơ lục bát:

“Mai cốt cách tuyết tinh thần

Mỗi người một vẻ 10 phân vẹn cả mười”

Hay một đoạn trích trong một chùm ca dao tục ngữ cũng thể hiện được rõ quy luật gieo vần nhằm giữ cho bài thơ được nhịp nhàng, mềm mại. Khác với trích đoạn thơ ở trên, chùm ca dao tục ngữ chỉ cần tuân thủ luật gieo vần theo cặp câu, giúp 2 câu thơ có sự liên kết với nhau là ổn.

Thân em như tấm lụa đào

Phất phơ giữa chợ biết (rơi) vào tay ai…

Luật thơ lục bát Bằng Trắc

Luật thơ lục bát còn được thể hiện thông qua quy tắc Bằng Trắc. Đây là một quy tắc được dùng để đảm bảo sự cân đối và hài hòa giữa các thanh âm trong tiếng Việt khi tạo thành câu thơ. Trong 6 thanh âm của tiếng Việt, thanh ngang và thanh huyền sẽ là Bằng, còn thanh sắc, thanh hỏi, thanh ngã và thanh nặng sẽ là Trắc.

Quy tắc Bằng Trắc chính là sự luân phiên của âm Bằng-Trắc trong các tiếng thứ 2,4,6 của câu 6 và ở 2, 4, 6, 8 của câu thơ 8. Để hiểu luật thơ lục bát bằng trắc trong thơ lục bát là gì, các bạn có thể tham khảo sơ đồ cụ thể sau, trong đó các tiếng được thoải mái sử dụng thanh âm sẽ không có ghi chú.

Tiếng số 1 – Bằng – Tiếng số 3 – Trắc – Tiếng số 5 – Bằng

Tiếng số 1 – Bằng – Tiếng số 3 – Trắc – Tiếng số 5 – Bằng – Tiếng số 7 – Bằng.

Một lưu ý khác trong câu bát, tiếng thứ 6 và tiếng thứ 8 phải khác dấu. Ví dụ nếu tiếng thứ 6 là thanh huyền thì tiếng thứ 8 bắt buộc phải là thanh ngang và ngược lại.

Dưới dây là một đoạn thơ trích từ đoạn thơ Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga, cũng đảm bảo được luật thơ lục bát Bằng Trắc trong thể thơ lục bát cũng như quy tắc gieo vần:

Vân Tiên ghé lại bên đàng

Bẻ cây làm gậy, hô đằng xông vô.

Kêu rằng bớ đảng hung đồ

Chớ quen mà thói hồ đồ hại dân.

Một sự thật thú vị rằng luật thơ lục bát Bằng Trắc cũng chính là điểm khác biệt giúp phân biệt giữa thể thơ lục bát ca dao và thơ lục bát do các tác giả sáng tác sau này. Hầu hết các câu thơ ca dao tục ngữ viết dưới dạng thơ lục bát sẽ tuân thủ được luật thơ lục bát Bằng Trắc, tuy nhiên một số ngoại lệ thường thấy là sự sai sót trong cách gieo vần như hai câu ca dao dưới đây:

Thừa tiền thì đem mà cho

Đừng dại xem bói (để) rước lo vào mình

Nhịp thơ lục bát

Lục bát là thể thơ có số câu là số chẵn, có rất nhiều cách ngắt câu đa dạng, giúp tác giả có nhiều cách làm câu thơ trở nên mềm mại và bay bổng tùy theo ý thích. Cách ngắt nhịp thường thấy là nhịp chẵn 2/2/2 hoặc 3/3 ở câu số 6, hoặc 2/2/2/2, 4/4 hoặc 3/3/2 thường thấy ở câu số 8. 

Chính nhờ sự phong phú trong cách ngắt nhịp mà thể thơ lục bát trở nên nổi trội hơn so với các thể thơ khác, nhờ khả năng đồng điệu nhịp đọc, có tính ứng dụng cao đa dạng vào các bài hát, bài ru.

Dưới đây là trích đoạn thơ Kiều ở lầu Ngưng Bích có chứa đến ba cách ngắt nhịp khác nhau, giúp ta nhìn thấy sự đa dạng trong cách gieo vần làm cho câu thơ mới mẻ, nhịp nhàng hơn.

“Trước lầu/ Ngưng Bích/ tán xuân

Vẻ non xa/ tấm trăng gần/ vào chung

Bốn bề/ bát ngát/ xa trông,

Cát vàng cồn nọ/ bụi vòng dặm kia

Bẽ bàng/ mây sớm/ vườn khuya,

Nửa tình nửa cảnh/ tựa như chia tấm lòng.”

Hay như 2 câu thơ lục bát nổi tiếng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cũng sử dụng cách ngắt nhịp 3/3/2 để tạo sự cân bằng, nhịp nhàng giữa 2 vế trong câu bát:

“Trẻ em/như búp (cây)/trên cành

Biết ăn ngủ/biết học/là ngoan”

Thơ mới là gì? Đặc điểm của phong trào thơ mới hiện nay

Thơ thả thính 2 câu ngắn, cực hay, cực chất, “cưa đổ” crush

Những ngoại lệ thơ lục bát tiêu biểu

Chính vì là một thể thơ có nhiều quy luật, kết hợp với lối nói vần điệu của người Việt nên có khá nhiều tác phẩm ca dao lục bát không tuân thủ theo cách gieo vần nhịp thơ lục bát, tuy nhiên chúng vẫn đáp ứng được các yêu cầu cơ bản tạo thành thể thơ lục bát. 

Thể thơ lục bát là thể thơ truyền thống của Việt Nam và có nhiều ứng dụng
Thể thơ lục bát là thể thơ truyền thống của Việt Nam và có nhiều ứng dụng

Bên cạnh việc phạm vào 1 trong 3 quy tắc kể trên, thường là không tuân thủ luật thơ lục bát Bằng Trắc thì vẫn có nhiều hiện tượng xuất hiện trong thơ lục bát được xem là ngoại lệ, như việc có nhiều hơn 6 hoặc 8 tiếng trong mỗi câu. Điều này càng làm số lượng bài thơ 6 8 phong phú hơn, mang lại nhiều màu sắc mới cho thể thơ truyền thống của dân tộc.

Hi vọng với bài viết vừa rồi thì các bạn đã hiểu thể thơ lục bát là gì rồi chứ? Nếu còn gì chưa rõ thì hãy để lại câu hỏi cho Palada.vn để được giải đáp ngay nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *