Thụ động là gì? Nguyên nhân, cách khắc phục tính thụ động

Xã hội phát triển, lối sống nhanh khiến con người trở nên thụ động hơn. Tuy nhiên, việc sống thụ động này về lâu dài ảnh hưởng lớn đến công việc cũng như cuộc sống của mỗi người. Ở bài viết sau, hãy cùng Palada.vn tìm hiểu về thói quen sống thụ động là gì, nguyên nhận, hậu quả cũng như cách rèn luyện để vượt qua tính thụ động nhằm nâng cao giá trị bản thân nhé!

Thụ động là gì?

Thụ động là không tự thực hiện bất cứ việc gì mà bản thân có thể làm, luôn chờ đợi sự tác động từ bên ngoài. Thậm chí, kể cả khi có sự tác động từ bên ngoài rồi, họ cũng làm qua loa, đại khái một cách chống đối cho xong chứ không có tính xây dựng. 

Lối sống thụ động mang đến những ảnh hưởng tiêu cực
Lối sống thụ động mang đến những ảnh hưởng tiêu cực

Nguyên nhân hình thành lối sống thụ động là gì?

Sống bao bọc từ nhỏ

Giới trẻ hiện nay đa phần đều có cuộc sống khá dư dả, được chăm sóc từ A-Z, đi học có người đưa đón, thiếu tiền có người chi, muốn gì được nấy,… Chính vì thế, các bạn dường như chẳng cần tư duy, vận động vì mọi thứ đều được đáp ứng kịp thời và đầy đủ. 

Sống được bao bọc từ nhỏ tạo thành lối sống thụ động
Sống được bao bọc từ nhỏ tạo thành lối sống thụ động

Điều này vô hình chung tạo nên lối sống thụ động của giới trẻ. Vì tất cả khó khăn đều có cha mẹ giải quyết.

Chịu tác động quá nhiều

Hầu hết giới trẻ hiện nay khá lười suy nghĩ, lười vận động, lười tư duy do bị tác động nhiều bởi người lớn, xã hội. Sức chịu đựng áp lực của các bạn kém đi, không thể tự thân tư duy. Và hầu hết mọi đường đi nước bước của giới trẻ hiện nay đều được sắp xếp bởi người lớn.

Lười biếng

Lười biếng không chỉ ở hành động mà còn trong cả suy nghĩ. Lười vận động, lười làm việc, lười phân tích vấn đề. Họ chẳng cần động não bởi cái gì khó thì hỏi Google, cũng chẳng thèm kiểm chứng xem luồng thông tin đó là đúng hay sai… 

Sự lười biếng là nguyên nhân hàng đầu của lối sống thụ động
Sự lười biếng là nguyên nhân hàng đầu của lối sống thụ động

Trong công việc, sếp quá sát sao trong hướng dẫn, chỉ đạo khiến cho nhân viên mất dần tính chủ động. Dần dần, họ trở nên thụ động và chỉ làm việc nếu có hướng dẫn từ cấp trên. Đây là những nhân viên lười biếng, ngại thay đổi, học hỏi và tiếp thu cái mới để phục vụ cho công việc.

Hậu quả của sự thụ động là gì?

Mất cơ hội tiếp cận cái mới

Việc sống thụ động khiến bạn thờ ơ với mọi thông tin và kiến thức mới. Từ đó, dễ dàng tin tưởng mọi thứ xung quanh thay vì phân tích, tìm tòi và phát triển cái mới.

Hình thành sự tự ti

Khi sống thụ động, chúng ta bắt đầu sợ sệt trước những khó khăn, vấp ngã. Cảm thấy mình kém cỏi, dần trở nên nhu nhược và đánh mất giá trị bản thân.

Sống thụ động khiến bạn trở nên tự ti, khép mình
Sống thụ động khiến bạn trở nên tự ti, khép mình

Bỏ lỡ nhiều cơ hội

Thụ động làm mất đi những cơ hội trong cuộc sống, công việc, tình cảm đôi khi chỉ đến 1 lần khi mà bạn đang cố để chờ đợi một điều gì đó tiện hơn, tốt hơn, dễ dàng hơn. 

Hạn chế các mối quan hệ

Thụ động khiến bạn sống khép mình và chỉ quan tâm đến thế giới quan trong bạn. Nó khiến bạn trở nên tù túng, không tiếp thu được cái mới, đánh mất nhiều lợi ích và cơ hội phát triển bản thân.

Khiến bạn thụt lùi

Luôn chỉ quan tâm tới cái mà mình muốn và thỏa mãn thay vì thay đổi và phát triển bản thân khiến bạn thụt lùi so với xã hội. Thụ động khiến bạn mất đi khả năng tìm kiếm, khám phá cái mới. Ngăn cản việc tiếp nhận tri thức mới và thay đổi. Hệ quả là bạn sẽ sớm bị đào thải vì lối kiến thức cũ không đủ để áp dụng vào môi trường đang đổi mới hàng ngày.

Sống thụ động khiến bị bị thụt lùi
Sống thụ động khiến bị bị thụt lùi

Cách khắc phục lối sống thụ động

Để thay đổi tính thụ động, mỗi chúng ta cần rèn luyện từ sớm kể cả việc dạy dỗ con nhỏ. Việc thay đổi cần có quá trình từ những hành vi nhỏ nhất trong hành động và suy nghĩ cụ thể như:

Hãy hành động

Khi bạn phải đối mặt với một vấn đề dù lớn dù nhỏ trong cuộc sống, hãy chia nhỏ nó thành những phần bé nhất và xử lý từng phần một. Nó sẽ làm vấn đề trở nên đơn giản hơn, bớt gây nản chí

Đặc biệt, hãy bỏ thói quen việc tới chân mới làm. Đừng coi thường những việc nhỏ bé, từng thứ nhỏ nhặt sẽ khiến bạn trở nên thụ động hơn đấy.

Tập thói quen lên kế hoạch

Hầu hết những người sống thụ động đều chẳng có kế hoạch cụ thể cho cuộc sống, ít nhất là trong 1 ngày. Việc lên kế hoạch cụ thể sẽ giúp bạn phân chia thời gian hợp lý và ép bản thân phải hoàn thành trong khoảng thời gian cho phép. Điều này khiến bạn có nhiều thời gian hơn để chủ động suy nghĩ công việc tiếp theo phải làm.

Tập thói quen lên kế hoạch
Tập thói quen lên kế hoạch

Hãy giới hạn công việc của bạn trong 1 ngày bằng những mốc thời gian cụ thể và buộc mình phải hoàn thành. Khi đó bạn sẽ tự nhận ra bạn có nhiều thời gian trong ngày hơn mình tưởng thay vì lối sống buông thả, thụ động đợi việc đến tay. Cuộc sống của bạn cũng ý nghĩa hơn nhiều đấy.

Nắm bắt thời cơ

Bạn cần phải trân trọng bất cứ điều gì xảy đến với bạn để tạo nên thói quen làm chủ mọi việc. Hãy nắm giữ lấy tất cả thời cơ bạn có và dám thử sức với nó. Đừng chờ đợi một điều gì đó tốt hơn sẽ đến. Việc nắm bắt mọi thời cơ cũng là cách rèn luyện năng lực và biết được giá trị thực sự của bản thân mình là gì.

Thay đổi cách nhìn nhận

Hầu hết sự thụ động một phần do sự sợ sệt, lo lắng bản thân sẽ làm không tốt, làm không được. Vì vậy hãy vứt bỏ các mối bận tâm đang cản trở suy nghĩ của bạn đi.. Khi bạn có thể  gạt đi suy nghĩ tiêu cực thì bạn mới thấy cuộc đời này thật đáng sống chủ động để khám phá và thưởng thức.

Hướng tới tương lai

Người thụ động sống trong quá khứ, thích trách móc và đổ lỗi. Một số khác thì chỉ sống cho hiện tại, sống ngày nào biết ngày đó. Chính vì thế mà họ không có sự chuẩn bị cụ thể nào ngoài những thứ mà họ đang đối mặt ở hiện tại.

Hướng tới tương lai
Hướng tới tương lai

Để chủ động hơn, bạn cần nhìn về tương lai phía trước, hướng về những thứ chưa đạt được để chuẩn bị ngay từ bây giờ, ngay hôm nay để giành lấy. Điều này vô hình chung giúp bạn rèn luyện thói quen chủ động suy nghĩ, lên kế hoạch cho mọi việc một cách logic hơn.

Không ôm đồm mọi việc

Việc ôm đồm quá nhiều công việc khiến bạn cảm thấy áp lực và mệt mỏi. Dần dần, bạn trở nên yếu đuối và không đủ thời gian cho những công việc mà bản thân muốn làm.

Hãy biết cách chia sẻ công việc phù hợp, tạo ra nhiều khoảng trống cho việc lên kế hoạch cho bản thân.

Chủ động là gì? Lợi ích và cách rèn luyện tính chủ động

Lắng nghe tích cực là gì? Lợi ích, cách cải thiện kỹ năng

Đừng đặt cái tôi quá cao

Bạn cần nhận thức được bản thân mình là ai, ở đâu, giá trị gì rồi sau đó hành động. Quan tâm nhiều hơn đến những thứ bản thân không rõ, không biết. Tìm hiểu thông tin liên quan bằng nhiều nguồn như sách, báo, internet,…

Tương tác nhiều hơn, khám phá ở bản thân và mọi người xung quanh. Đừng để cái tôi cao khiến bạn không thể phát triển bản thân. Tập chia sẻ và thoát khỏi vòng an toàn của cha mẹ để tìm thấy bản thân mình càng sớm càng tốt.

Như vậy là bài viết đã lý giải về lối sống thụ động khá phổ biến ở lớp trẻ hiện nay. Lối sống này hạn chế khả năng phát triển bản thân, khiến bạn thụt lùi. Chính vì thế, hãy thay đổi lối sống thụ động ngay từ hôm nay để cuộc sống trở nên ý nghĩa hơn, nâng cao giá trị bản thân mỗi ngày.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *