Chúng ta vẫn thường nghe thấy tiếng vang khi đi vào hang động, vách núi, hoặc những căn phòng rộng rãi. Tại sao lại xảy ra hiện tượng thú vị này? Hãy cùng tìm hiểu tiếng vang là gì, khi nào ta nghe thấy tiếng vang trong bài viết dưới đây nhé.
Tóm tắt
Tiếng vang là gì?
Tiếng vang là sự phản xạ của âm thanh đến người nghe nhưng với sự chậm trễ sau âm thanh trực tiếp. Sự chậm trễ này sẽ được tỷ lệ thuận với khoảng cách của bề mặt phản chiếu từ nguồn và người nghe.
Ví dụ về tiếng vang: Ví dụ điển hình trong cuộc sống là tiếng vang được đáy giếng, tòa nhà, hoặc các bức tường của một căn phòng kín, trống trải tạo ra. Một tiếng vang thực sự sẽ là một âm phản chiếu duy nhất của nguồn âm thanh.
Âm phản xạ là hiện tượng sóng khi đang lan truyền tới bề mặt tiếp xúc của hai môi trường bị đổi hướng, quay trở lại môi trường mà nó đã tới. Hay nói cách khác chính là âm dội lại khi gặp một mặt chắn.
Khi nào ta nghe được tiếng vang?
Vậy thì khi nào có tiếng vang? Ta có thể nghe thấy tiếng vang khi âm phản xạ nghe được cách âm trực tiếp ít nhất là 1/15 giây. Bởi vì tiếng vang là sự phản xạ của âm thanh đến người nghe với sự chậm trễ đi sau âm thanh trực tiếp, sự chậm trễ này sẽ tỷ lệ thuận với khoảng cách của bề mặt phản chiếu từ nguồn âm và người nghe.
Tai của con người sẽ không thể phân biệt tiếng vang từ âm thanh trực tiếp ban đầu nếu độ trễ này ít hơn 1/15 giây. Vận tốc âm thanh di chuyển trong không khí khô khoảng 343 m/s ở nhiệt độ 25 °C. Do đó, vật phản xạ phải nằm ở xa hơn 17.2m so với nguồn âm thanh thì tiếng vọng mới có thể cảm nhận được tại nguồn âm thanh.
Khi một âm thanh tạo ra tiếng vang trong khoảng hai giây, vật phản xạ nằm cách đó 343 mét. Trong tự nhiên, các bức tường của hẻm núi hoặc vách đá hướng ra mặt nước chính là những màn chắn tự nhiên phổ biến nhất tạo ra tiếng vang.
Chúng ta biết rằng, khi âm thanh gặp phải một mặt chắn mới phản xạ ngược lại. Vậy khi nào ta nghe được tiếng vang ở những mặt chắn âm thanh?
Từ những thí nghiệm vật lý cho thấy, vật có bề mặt càng nhẵn thì sẽ phản xạ âm tốt hơn cả. Ví dụ như một bức tường phẳng lỳ, vách đá thẳng dựng đứng, mặt gương, mặt đá hoa,…
Đây cũng chính là lý do vì sao mà khi chúng ta đứng trong những ngôi nhà mới xây thì chúng ta nói thường sẽ nghe được tiếng vọng lại. Bởi âm thanh từ chúng ta khi truyền đi trong không khí không hề bị cản lại, sau đó gặp bức tường sẽ phản xạ và truyền đến tai ta. Những căn nhà đã xây xong có đồ đạc sẽ hấp thu âm thanh tốt hơn.
Trái lại, với những vật có bề mặt xù xì hay gồ ghề thường là sẽ phản xạ âm kém hơn. Người ta còn gọi những vật này là vật cách âm hay vật hấp thụ âm thanh. Âm thanh thông thường khi gặp những bề mặt dạng như vậy thường sẽ không thể phản xạ lại.
Âm thanh sau khi truyền đi nếu gặp phải bề mặt xù xì sẽ trở nên nhỏ hơn và không gây ra tiếng vang. Những bề mặt giống như là miếng xốp, áo len, ghế đệm mút, cao su sẽ không phản xạ lại âm. Chính vì vậy tiếng vang phụ thuộc nhiều vào bề mặt phản xạ quyết định.
Cách hạn chế sự ảnh hưởng của tiếng vang
Có một số cách hạn chế sự ảnh hưởng của tiếng vang mà bạn có thể tham khảo như sau:
Cách 1: Làm mất đi âm phản xạ bằng cách dùng các vật liệu có thể hấp thụ âm. Cách này thường được áp dụng trong các phòng thu, phòng hát Karaoke. Người ta thường làm bức tường sần sùi và treo thêm rèm nhung để giảm tiếng vang.
Cách 2: Hướng âm phản xạ đi vị trí khác bằng cách làm các bề mặt nghiêng. Trên thực tế người ta có thể sử dụng sự phản xạ của siêu âm để xác định độ sâu của biển.
Cách 3: Chúng ta bố trí sao cho âm phản xạ đến trước 1/15 giây. Cách này phức tạp nên ít khi được áp dụng.
Trên đây là những thông tin về chủ đề tiếng vang là gì trong chương trình Vật lý 7. Hy vọng bài viết của chúng tôi đã đem đến cho các bạn và các em học sinh những kiến thức dễ nhớ. Cảm ơn các bạn và các em đã đón đọc bài viết hôm nay.