Chúng ta vẫn thường nghe nói đến các từ như “tone” cao, thấp, lạc “tone”… nhưng vẫn chưa hiểu rõ Tone là gì? Cách xác định Tone của một bản nhạc như thế nào? Vì thế hôm nay Palada.vn sẽ chia sẻ với các bạn về vấn đề này ngay trong bài viết dưới đây nhé.
Tóm tắt
Tone là gì?
Tone là một từ tiếng Anh, trong lĩnh vực âm nhạc nó được dịch sang tiếng Việt nghĩa là giọng. Có thể hiểu đơn giản tone chính là giọng của ban nhạc hay là độ cao của một giai điệu cụ thể nào đó.
Người ta quy ước có 30 tone giọng khác nhau, được xếp theo cặp giọng trưởng và giọng thứ song song. Các tone nhạc từ thấp đến cao bao gồm:
Đô Trưởng (C) cùng với La thứ (Am)
Sol Trưởng (G) cùng với Mi thứ (Em)
Rê Trưởng (D) cùng với Si thứ (Bm)
La Trưởng (A) cùng với Fa (thăng) thứ (F#m)
Mi Trưởng (E) cùng với Đô (thăng) thứ (C#m)
Si Trưởng (B) cùng với Sol (thăng) thứ (G#m)
Fa (thăng) trưởng (F#) cùng với Rê (thăng) thứ (D#m)
Đô (thăng) Trưởng (C#) cùng với La (thăng) thứ (A#m)
Fa Trưởng (F) cùng với Rê thứ (Dm)
Si (giáng) Trưởng (Bb) cùng với Sol thứ (Gm)
Mi (giáng) Trưởng (Eb) cùng với Đô thứ (Cm)
La (giáng) Trưởng (Ab) cùng với Fa thứ (Fm)
Rê (giáng) Trưởng (Db) cùng với Si (giáng) thứ (Bbm)
Sol (giáng) Trưởng (Gb) cùng với Mi (giáng) thứ (Ebm)
Đô (giáng) Trưởng (Cb) cùng với La (giáng) thứ (Abm)
Trong đó:
Thứ tự các dấu hóa trên khuông nhạc lần lượt là:
Thăng (ký hiệu #): Fa – Đô – Sol – Rê – La – Mi – Si
Giáng (kí hiệu b): Si – Mi – La – Rê – Sol – Đô – Fa
Lạc Tone là gì?
Lạc tone là một vấn đề mà rất nhiều người hát nói chung rất hay gặp phải. Chúng khiến cho người đó trở nên thiếu tự tin, mặc cảm khi hát trước đám đông. Vậy lạc tone là gì?
Định nghĩa lạc tone
Để hiểu rõ được lạc tone là gì, trước hết chúng ta cần bắt đầu với nguồn gốc của hiện tượng này. Tone tức là giọng của bản nhạc mà được quy ước theo độ cao cụ thể nào đó. Thông thường, người ta tìm ra được 30 tone khác nhau đi theo cặp gồm một giọng trưởng và một giọng thứ.
Vậy lạc tone cũng tương đương với việc chúng ta không thể đạt đến cao độ của bài hát, chệch khỏi cao độ chung hoặc hát không đúng cặp giọng của bài hát đó. Chúng khiến cho các nốt nhạc không được thể hiện chính xác, âm điệu cũng trở nên thiếu tinh tế và tiếng hát không còn đẹp nữa.
Nguyên nhân dẫn tới lạc tone
Vậy xuất phát từ đâu mà tình trạng này khi trình bày một ca khúc? Đầu tiên, có thể kể đến việc bạn lựa chọn một bài hát không phù hợp với âm vực của mình, có thể rộng hơn hoặc cao hơn, thấp hơn so với khả năng lên tone, khiến bạn không thể hát đến những đoạn nhạc có tone khác biệt.
Trong một vài trường hợp, có thể giọng của bạn khỏe nhưng âm sắc lại không đẹp do yếu kém về mặt kỹ thuật dẫn đến việc xử lý các nốt thấp hay nốt cao đều bị phô và không được nhuần nhuyễn. Thêm vào đó cũng có nhiều người có âm vực không được rộng, giọng mỏng, dễ bị lạc tone khi hát những bài khó đồng thời họ chưa biết sử dụng giọng từ cổ, mũi,… chính xác và tốt nhất.
Cách khắc phục lạc tone
Để chữa lỗi lạc tone giúp tự tin hơn trong việc thể hiện các ca khúc ưa thích của mình, các bạn có thể áp dụng một số cách sau đây. Trước hết, bạn nên xác định được đúng âm vực và khả năng thanh nhạc của mình, chọn những bài có âm vực tương đương để bạn có thể xuống được nốt trầm cũng như lên được nốt cao một cách tự nhiên nhất. Tất nhiên bạn cũng cần thử hát trước mới có thể nhận biết được điều này.
Bên cạnh đó, các bạn cũng nên chú ý một số phương pháp chuẩn bị trước khi hát, nhằm bắt đầu bản nhạc tốt hơn và được đúng tone. Bạn cần có được khả năng cảm thụ âm nhạc tốt để biết rằng khi bắt đầu nên hát với tone nào.
Các bạn cũng không nên uống những thức uống có cồn. Bởi vì chúng sẽ ảnh hưởng đến chất giọng, dễ gây tình trạng lạc tone. Thay vào đó nên uống nước lọc để âm thanh phát ra được trong trẻo. Khi hát, bạn cũng nên ở trong trạng thái thoải mái nhất để tự tin và tránh gồng mình để không bị phân tâm hay khó chịu dẫn đến việc âm thanh phát ra không đúng tone.
Cách xác định Tone trong một bản nhạc
Xác định “tone” của một bản nhạc là ta đi chọn ra những nốt nhạc chính trong toàn bộ bài hát cùng giai điệu để việc đệm hát dễ dàng hơn và hay hơn.
Vậy làm thế nào để xác định được tone của một bài hát?
Bước 1
Nhìn vào số dấu hóa của bài hát rồi xác định cặp giọng song song có thể là “tone” của bài hát.
Ví dụ:
Nếu bản nhạc không có dấu hóa nào thì giọng của nó có thể là Đô Trường (C) hoặc giọng La thứ (Am). Còn bản nhạc có 4 dấu giáng (b) thì giọng của nó là La (giáng) Trưởng (Ab) hoặc là Fa thứ (Fm).
Bước 2
Tiếp theo, để xác định được giọng của bài hát chuẩn nhất, chúng ta sẽ cần chú ý tới một vài yếu tố sau:
Các dấu hóa xuất hiện bất thường trong bài hát.
Ô nhịp mở đầu/ô nhịp kết thúc của bản nhạc. Thông thường, các ô nhịp này chính là âm chủ của tone trong bài hát.
Nếu bài hát đã có sẵn các hợp âm đệm hát thì sẽ dễ xác định giọng hơn, vì trong hầu hết các trường hợp, tác phẩm đều kết thúc bằng hợp âm chủ.
Lưu ý:
Để xác định được hai giọng trưởng và thứ song song từ dấu hóa có trên khuông nhạc một cách dễ dàng hơn bằng cách nhớ 2 quy luật sau đây:
Bước 3
Nếu sau khóa nhạc có các dấu thăng, chúng ta lấy dấu thăng cuối cùng tăng lên một bậc sẽ có giọng trưởng, từ đó suy ra được giọng thứ tương ứng.
Ví dụ:
Bản nhạc có 3 dấu thăng, vậy thì dấu thăng thứ ba là Sol, cộng thêm một bậc thành La, vậy bản nhạc có giọng Trưởng là La Trưởng (A). Lúc này giọng thứ song song là Fa (thăng) thứ (F#m).
Trường hợp sau khóa nhạc có dấu giáng, khi chúng ta xác định giọng của bản nhạc chỉ cần lấy tên của dấu giáng đứng thứ hai từ cuối lên làm giọng trưởng chính của bài và từ đó suy ra giọng thứ song song.
Ví dụ:
Bản nhạc có 6 dấu giáng suy ra dấu giáng thứ 2 từ cuối lên là Sol, chúng ta xác định giọng Trưởng của bài là Sol (giáng) Trưởng, vậy giọng thứ song song là Mi (giáng) thứ (Ebm)
Giọng nữ thường hát tone gì?
Tuy cùng là nữ nhưng chất giọng mỗi người có thể hoàn toàn khác nhau. Thường thì chúng ta chia giọng nữ giới thành 3 nhóm: giọng nữ trầm, giọng nữ trung và nữ cao.
Giọng nữ trầm (Alto/Contralto) hát chủ yếu bằng giọng ngực có quãng giọng từ G3 đến G5. Dựa vào tính chất của giọng nữ trầm còn có thể chia nhỏ thành:
– Nữ trầm kịch tính (Dramatic Contralto): Giọng rất trầm và mang lại cảm giác như giọng nam, rất hiếm gặp.
– Nữ trầm trữ tình (Lirico contralto): Đây là loại nữ trầm phổ biến thường nghe thấy trong các bản opera hay nhạc cổ điển.
– Nữ trầm màu sắc (Coloratura contralto): Cũng thuộc giọng nữ trầm nhưng có khả năng vươn đến các nốt cao của giọng trung. Giọng này mang âm điệu không quá nặng nên nghe sẽ ít tối hơn so với 2 giọng còn lại nhưng đòi hỏi người hát phải khổ luyện để đạt tới kỹ thuật này.
Giọng nữ trung (Mezzo-soprano) mang âm sắc tươi sáng hơn so với giọng trầm, người mang giọng này cũng dễ dàng hát uyển chuyển luyến láy hơn. Quãng giọng nữ trung có thể đạt được khi full voice sẽ là ở nốt A5.
Giọng nữ cao (Soprano) là chất giọng cao nhất, có khoảng tessitura từ C4 – C6. Người sở hữu chất giọng này thực hiện được nhiều kỹ thuật thanh nhạc phức tạp và đặc biệt là khả năng belting mang đầy nội lực.
Nữ sở hữu giọng cao có thể thuộc tuýp giọng khỏe khoắn có khả năng công phá mọi dàn nhạc, mang lại các bài hát cực cháy. Họ cũng có thể thuộc tuýp giọng sáng, nhẹ nhàng và rất bay bổng khi đạt được các nốt cao.
Hòa âm phối khí là gì? Nghề hòa âm phối khí là gì?
Debut là gì? Thuật ngữ liên quan đến debut trong Kpop, showbiz
Giọng nam thường hát tone gì?
Tương tự với giọng nữ giới thì giọng am giới cũng phân thành nhiều tone giọng khác nhau bao gồm:
Giọng nam trầm (Bass) khá khỏe khoắn và mạnh mẽ, thường trầm khàn và rất giàu cảm xúc. Quãng giọng nam trầm thường rơi vào khoảng nốt Mì (E2) đến nốt Đố (C4).
Giọng nam trung (Baritone) là giọng nam phổ biến nhất với quãng từ nốt Sòn (G2) cho đến nốt Mí (E4). Đây là khoảng giọng của nhiều nam ca sĩ nổi tiếng tại Việt Nam như: Khắc Việt, Hà Anh Tuấn, Đan Trường,…
Giọng nam cao (Tenor) phù hợp với các thể loại nhạc Opera. Quãng giọng trong trường hợp này sẽ trải rộng từ nốt Sì (B2) đến nốt Đố (C5). Một số ca sĩ nam sở hữu quãng trọng này là Bằng Kiều, Bùi Anh Tuấn, Trung Quân Idol,…
Trên đây là những nội dung cơ bản về tone là gì và cách xác định tone của bản nhạc chi tiết nhất. Hi vọng qua bài viết này các bạn đã hiểu hơn về tone giọng và có thể trình bày những bài hát hay hơn nhé.