Trong các hoạt động kinh doanh, nếu muốn chuyên nghiệp hóa và đảm bảo quyền lợi của các bên thì phải có hợp đồng. Từng lĩnh vực kinh doanh sẽ có những dạng hợp đồng khác nhau. Trong xây dựng cũng vậy, người ta thường dùng nhiều đến khái niệm EPC. Vậy EPC là gì, nó được tính như nào?
Tóm tắt
EPC là gì?
EPC lần lượt là viết tắt của các từ Engineering, Procurement of goods và từ Construction trong tiếng Anh. Dịch ra có nghĩa là một dạng hợp đồng thầu hỗn hợp được sử dụng nhiều trong ngành xây dựng. Hiểu một cách đơn giản thì đây là hợp đồng nhà thầu sẽ phải cung ứng vật tư, kỹ thuật thiết kế và thi công xây dựng công trình. Những điều khoản về chất lượng công trình, thời gian thi công, thời hạn hoàn thành, công nghệ kỹ thuật,… cũng đều được quy định chi tiết trong hợp đồng.
Nhà thầu EPC là gì?
Nhà thầu khi nhận được gói thầu thì cần thực hiện đầy đủ 3 công việc cơ bản sau:
- Tư vấn: Bao gồm khảo sát khu vực thực tế, sau đó đưa ra phương án thiết kế và giám sát thi công.
- Cung ứng vật tư: Nhà thầu sẽ có trách nhiệm mua bán vật tư để phục vụ cho quá trình thi công của công trình.
- Thi công: Nhà thầu sau khi hoàn tất khâu tư vấn, cung ứng vật tư sẽ bắt đầu chuyển sang giai đoạn thi công.
Thông thường, hợp đồng EPC được áp dụng với những dự án xây dựng lớn có hơn 30% vốn đầu tư do nhà nước cung cấp. Hiện nay, tại Việt Nam cũng có nhiều dự án triển khai theo dạng hợp đồng EPC với hơn 30% vốn đầu tư từ nhà nước. Ví dụ như, nhà máy nhiệt, thủy điện, nhà máy lọc dầu,…
PPP là gì?
PPP là viết tắt của cụm từ public private partnership, đây là thỏa thuận hợp tác giữa Nhà nước và các doanh nghiệp tư nhân trong việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và cung cấp những dịch vụ công trên cơ sở hợp đồng mà hai bên đã ký kết.
PPP là gì?
Trong mô hình này, bên cung cấp dịch vụ cũng như các doanh nghiệp tư nhân sẽ được nhà nước khuyến khích dựa vào cơ chế thanh toán theo chất lượng của dịch vụ. Hợp tác theo dự án PPP sẽ tối ưu hóa hiệu quả của bên đầu tư, cung cấp những dịch vụ công có chất lượng cao đồng thời mang lại lợi ích cho nhà nước lẫn cả nhân dân.
Hiện nay, dự án PPP đang được nhà nước áp dụng rộng rãi; Chính phủ sẽ là cơ quan đại diện và thiết lập những tiêu chuẩn về cung cấp dịch vụ.
Nhà nước sẽ chuyển giao quyền lợi cho nhà đầu tư sau khi trúng thầu theo những mức độ trách nhiệm khác nhau. Các doanh nghiệp tư nhân sẽ là nguồn tài trợ chính cho nguồn vốn của dự án. Nhà nước cũng sẽ tham gia nhưng với nguồn vốn không quá 30% tổng mức đầu tư của dự án PPP. Nhưng ngoài ra sẽ có những trường hợp ngoại lệ do chính phủ quyết định.
EPC được tính như thế nào?
Chi phí tổng thầu EPC sẽ được tính trong giá của hợp đồng tổng thầu EPC.
Ưu điểm của hợp đồng EPC
Khi sử dụng hợp đồng EPC chủ đầu tư và nhà thầu sẽ có được những lợi ích sau đây:
- Chủ đầu tư giảm bớt áp lực về hành chính với nhà thầu.
- Giảm khả năng tranh chấp giữa các bên, vì giữa các bên có sự tương tác, phối hợp với nhau bởi một nhà thầu quản lý.
- Thay vì chủ đầu tư chịu rủi ro về điều phối hoạt động của các gói thầu thì trách nhiệm được chuyển về một đầu mối là tổng thầu EPC.
- Áp dụng hợp đồng EPC chủ đầu tư sẽ xác định được chi phí, thời gian thực hiện cũng như chất lượng công trình căn cứ vào phạm vi công việc đã ký kết trong hợp đồng với nhà thầu.
- Giá hợp đồng và ngày hoàn thành dự án sẽ được xác định từ trước.
- Quy định cụ thể về hiệu quả hoạt động, bảo lãnh hiệu quả thực hiện hợp đồng, bảo lãnh về hiệu quả vận hành nhà máy.
- Có quy định rõ ràng về bồi thường thiệt hại ước tính cho bất cứ lỗi nào từ nhà thầu.
EPC mang lại nhiều ưu điểm cho chủ đầu tư và nhà thầu
Tổng hợp những điểm khác nhau của EPC và PPP
Qua những điều trên, chắc hẳn bạn đọc cũng đã hiểu rõ PPP và hợp đồng EPC là gì. Vậy chúng có gì khác nhau, chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu nhé.
- Về thời gian: Với EPC dự án chỉ bao gồm thời gian chuẩn bị và xây dựng công trình, nó ngắn hơn so với thời hạn thực hiện một dự án PPP.
- Về tài chính: Việc huy động tài chính cho dự án EPC đơn giản hơn so với dự án PPP.
- Về trách nhiệm: Các dự án áp dụng gói thầu EPC, thì nhà thầu chỉ có trách nhiệm huy động vốn để đảm bảo công trình xây dựng có thể hoàn thành đúng tiến độ và thường nhận được khoản thanh toán sau khi chuyển giao công trình. Còn đối với PPP, nhà đầu tư sẽ phải đi đàm phán với các tổ chức tài chính để có được những khoản vay dài hạn và sau đó sẽ được hoàn trả lại từ nguồn thu của dự án trong suốt thời hạn hợp đồng.
Trên đây là những thông tin về về dự án EPC, hy vọng những thông tin đó đã giúp bạn đọc hiểu rõ gói thầu EPC là gì và những ưu điểm của EPC. Nếu như còn câu hỏi khác cần được giải đáp hãy liên hệ ngay với chúng tôi nhé!