Trì hoãn là gì? Cách loại bỏ thói quen trì hoãn công việc

Thói quen trì hoãn không chỉ ảnh hưởng đến bản thân chúng ta mà còn có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến người xung quanh. Đặc biệt, thói quen này hiện nay đang xuất hiện làm kìm hãm sự phát triển của giới trẻ. Vậy trì hoãn là gì? Hãy tìm hiểu cách từ bỏ thói quen trì hoãn trong bài viết dưới đây nhé.

Trì hoãn nghĩa là gì?

Trì hoãn có thể hiểu là quá trình một con người có xu hướng làm chậm lại hoặc chưa muốn làm ngay một công việc đang cần phải làm, hoặc là phải đợi đến một khoảng thời gian sau đó thì mới bắt tay vào thực hiện. 

Vậy còn trì hoãn tiếng Anh là gì? Hẳn chúng ta đều từng nghe thấy khái niệm delay ở các chuyến bay, đây chính là ý nghĩa của từ trì hoãn trong tiếng Anh.

Trì hoãn
Trì hoãn

Giáo sư tâm lý học Joseph Ferrari của Đại học DePaul ở Chicago đã phát hiện có khoảng 20% người trưởng thành là người có thói quen trì hoãn kinh niên. Thật bất ngờ vì con số này còn cao hơn người mắc chứng trầm cảm, ám ảnh, các cơn hoảng loạn và chứng nghiện rượu. Biểu hiện của thói quen trì hoãn công việc xuất hiện ở mọi đối tượng không phân biệt dựa trên giới tính, chủng tộc hay là tuổi tác.

Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến thói quen trì hoãn

Theo nghiên cứu thì có rất nhiều nguyên nhân gây ra thói quen trì hoãn trong công việc nào đó ở con người. Thói quen này thường xuất hiện âm thầm và bạn chỉ có thể nhận ra khi tác hại của việc trì hoãn xuất hiện. Dưới đây là một vài nguyên nhân gây ra thói quen xấu này:

Nguyên nhân trì hoãn
Nguyên nhân trì hoãn

– Chúng ta thường sẽ trì hoãn khi không đủ sự tập trung, hết mình với công việc. Tâm trạng không thoải mái khiến con người không muốn làm cho xong việc đó.

– Nếu chúng ta lười biếng khi bắt đầu, không có quyết tâm thực hiện mục tiêu thì khả năng cao cũng sẽ trì hoãn việc đó.

– Những người quá nuông chiều bản thân cũng thường xuyên trì hoãn công việc.

– Tâm lý dễ phân tâm bởi những thứ ngoài công việc cần thực hiện sẽ làm cho công việc bị trì hoãn.

– Cơ thể mệt mỏi dễ chán nản, không muốn hoặc không thể nào kiên trì thực hiện như kế hoạch công việc đã đề ra.

– Không biết bắt đầu thực hiện công việc từ đâu tuy nhiên người đó lại không tìm hướng khắc phục, giải quyết.

– Không có hoặc khả năng đánh giá sai về thời gian cần để hoàn thành công việc.

– Chủ quan và quá tự tin vào bản thân không chịu thực hiện ngay mà phải gần sát Deadline mới làm gây lãng phí thời gian.

– Dù biết mình đang có thói quen trì hoãn nhưng lại không muốn nhận ra và khắc phục nó.

– Nếu có người cũng trì hoãn xung quanh có thể làm bạn trì hoãn theo họ.

Những tác hại của trì hoãn công việc là gì?

Thói quen trì hoãn là một vòng lặp, theo thời gian cứ ăn mòn và ngăn cản chúng ta hoàn thành tốt những công việc một cách đúng đắn. Cứ chần chừ hay trốn tránh công việc thì đến cuối cùng bạn vẫn phải đối mặt với nó. Đi kèm với thói quen này sẽ là một loạt hệ lụy ảnh hưởng không nhỏ với bản thân và những người xung quanh.

Thói quen trì hoãn công việc có rất nhiều tác hại
Thói quen trì hoãn công việc có rất nhiều tác hại

Ngoài những yếu tố như thời gian, cơ hội, uy tín bị ảnh hưởng thì sức khỏe cũng là một trong những điểm mà bạn cần lưu tâm. Thói quen trì hoãn theo một số nghiên cứu cũng cho thấy ảnh hưởng khá lớn đến sức khỏe tinh thần. Có thể kể đến một số căn bệnh dễ xuất hiện kèm theo thói quen này là: stress, trầm cảm, lo âu, đau đầu, mất ngủ, đặc biệt là các vấn đề về tim.

Lý giải cho việc này là việc trì hoãn sẽ khiến công việc của bạn mọi thứ bị chồng chất và dồn lại vào các ngày cuối. Bạn sẽ phải cố gắng để hoàn thành, làm việc thâu đêm suốt sáng nhằm hoàn thành chúng, gây ra những tác động xấu đến sức khỏe.

Bên cạnh đó, việc trì hoãn khiến bạn luôn trong tâm lý chán chường, không muốn làm gì cả. Việc rèn luyện cơ thể cũng trì trệ, ảnh hưởng đến quá trình sinh hoạt mỗi ngày. Ngoài ra, người hay trì hoãn sẽ thường có nguy cơ cao mắc các triệu chứng mất ngủ và luôn cảm thấy buồn ngủ vào ban ngày.

Trách nhiệm là gì? Biểu hiện, vai trò và cách sống có trách nhiệm

Kiên trì là gì? Cách rèn luyện sự kiên trì để thành công

Làm sao có thể từ bỏ thói quen trì hoãn?

Để từ bỏ thói quen trì hoãn không phải là một việc quá khó khăn. Hãy bắt đầu những điều dưới đây để có thể khắc phục được thói quen xấu này:

Bao dung hơn với bản thân

Người trì hoãn thường sẽ tự làm khó mình, xuất hiện cảm giác tội lỗi khi làm người khác thất vọng vì sự trì hoãn của mình. Điều này chỉ làm tâm lý của bạn bị nặng nề hơn. Do đó, hãy bao dung hơn với bản thân đối xử tử tế và thấu hiểu để tạo tiền đề khắc phục thói quen trì hoãn trong công việc.

Hiểu rõ ý nghĩa của công việc đang thực hiện

Nhận định được rõ ràng ý nghĩa của công việc mà mình đang thực hiện sẽ giúp bạn khắc phục được sự trì hoãn. Ghi ra lý do công việc đó lại có quan trọng, lợi ích khi thực hiện cũng như hậu quả khi trì hoãn. Làm như vậy sẽ giúp cho bạn luôn gắn bó hơn với công việc và hạn chế được việc trì hoãn hơn.

Tập thói quen chia công việc thành nhiều phần nhỏ hơn

Khi bạn đã bắt đầu một công việc và bắt đầu hoàn thành được từng chút một sẽ giúp bạn gắn bó với nó lâu hơn. Do đó, việc chia nhỏ công việc cũng khá hữu ích với những người hay chần chừ hoặc thiếu quyết đoán. 

Khắc phục thói quen trì hoãn
Khắc phục thói quen trì hoãn

Việc đặt ra thời hạn cho bản thân mình trong những giai đoạn công việc đó sẽ giúp bạn giải quyết công việc tốt hơn, tránh việc để dồn lại khiến công việc chất đông gây chán nản, bỏ ngang.

Lựa chọn những công việc có sự phù hợp

Một số người luôn thích chọn những công việc mang tính khó khăn để thể hiện bản thân. Tuy nhiên, công việc dạng này đòi hỏi bạn càng phải tốn nhiều thời gian và công sức thì mới có thể hoàn thành. 

Nếu không có đủ quyết tâm khi thực hiện, lâu dần sẽ khiến bạn có tâm lý bị ảnh hưởng. Do đó, hãy bắt đầu với những công việc thật phù hợp, hoàn thành nó để có thêm động lực và kinh nghiệm cho các công việc khó khăn hơn.

Hạn chế phân tâm khi làm việc

Trong quá trình làm việc, con người rất dễ bị nhiều thứ làm phân tâm và gián đoạn liên tục như: Điện thoại, những người xung quanh… Khi công việc đang làm bị gián đoạn, con người ta dễ có xu hướng trì hoãn. Vậy nên xác định tránh xa những thứ này sẽ giúp bạn dễ dàng tăng cường sự tập trung cho công việc hơn.

Tự thưởng cho mình nếu như hoàn thành công việc

Sau khi hoàn thành một công việc khó khăn theo đúng kế hoạch, bạn hãy tự thưởng cho bản thân mình bằng việc ăn một món ăn yêu thích hay một món quà mà bạn mơ ước. Điều này giúp chúng ta có thêm động lực để lần sau tránh lặp lại sự trì hoãn.

Ông cha ta đã truyền lại từ lâu đời “việc hôm nay chớ để ngày mai”, ngụ ý muốn nhắc nhở thói quen trì hoãn là một hành động không tốt. Nếu đã biết trì hoãn là gì rồi thì các bạn hãy lập cho mình một kế hoạch hành động cụ thể, thói quen này sẽ giúp cho bạn nâng cao được hiệu quả công việc và các vấn đề sức khỏe nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *