Triều cường hàng năm đều trở thành “nỗi ám ảnh” của người dân khu vực Nam Bộ. Vậy triều cường là gì? Tại sao nó lại có sức phá hoại ghê gớm đến thế? Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về hiện tượng này trong bài viết dưới đây!
Tóm tắt
Triều cường là gì?
Triều cường là hiện tượng thủy triều có mực nước dâng cao nhất. Có thể hiểu đơn giản, triều cường chính là 1 trong 4 giai đoạn biến đổi của thủy triều (bao gồm: nước lớn – triều cường – nước ròng – triều thấp). Triều cường xảy ra khi có sự thay đổi lực hấp dẫn từ mặt trăng là chủ yếu và mặt trời ở một thời điểm nhất định khi Trái Đất quay.
Khi nào xảy ra hiện tượng triều cường
Hiện tượng triều cường xảy ra khi Mặt trăng – Mặt trời và Trái Đất nằm thẳng hàng với nhau, tức là vào ngày 30-1 và 15-16 âm lịch hàng tháng.
- Ngày 30, 1 âm Lịch (tối trời): Mặt Trăng ở giữa Mặt Trời và Trái Đất.
- Ngày 15, 16 âm Lịch (ngày trăng tròn): Mặt Trăng đối xứng với Mặt Trời qua Trái Đất. Tại thời điểm này, Mặt Trăng gần Trái đất hơn, lực hấp dẫn lên trục cảm ứng mạnh, từ đó tạo nên hiện tượng triều cường.
Thủy triều sẽ có sự thay đổi theo 4 mùa trong năm. Triều cường mạnh nhất thường vào mùa đông và yếu nhất vào mùa hè. Triều cường tại Thành phố Hồ Chí Minh luôn là mối lo thường trực của người dân và chính quyền hàng năm. Nắm được lịch triều cường giúp người dân có các biện pháp chủ động ứng phó.
Nguyên nhân gây ra triều cường
- Vào mùa hè: Khi Mặt Trời đến thời điểm Hạ chí (tháng 5 âm lịch), lúc đó bán cầu Bắc Trái Đất sẽ gần bán cầu Bắc Mặt Trời hơn nên tạo ra hình thái như sau:
Nửa cầu Bắc: Cực âm của Mặt Trời và cực dương của Trái đất sẽ gần nhau hơn.
Nửa cầu Nam: Cực dương của Mặt Trời và cực âm của Trái đất cũng gần hơn. Mặt trăng vận hành theo Trái Đất nên cũng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ, tạo nên triều cường.
Mặt Trăng và Mặt Trời có điện cực cùng chiều: Cực Bắc thì có cùng cực âm, cực Nam thì cùng cực dương. Vào mùa hè, hai đầu cực âm của Mặt Trời và Mặt trăng sẽ gần nhau hơn, lực đẩy yếu hơn bình thường, Mặt Trăng cách xa Trái Đất hơn các mùa khác. Do đó, các ngày 30, 1 và 15, 16 âm lịch mùa hè thì thủy triều yếu hơn các mùa khác.
Xem thêm: 【MẸO】Cách giữ thăng bằng khi đi xe đạp
- Vào mùa đông: Khi Mặt Trời đến thời điểm Đông chí (tháng 10, 11 âm lịch). Tại thời điểm này, nửa cầu Nam của Mặt Trời là cực dương, Trái Đất là cực âm gần nhau hơn nửa cầu Bắc. Hiện tượng này ngược lại với mùa hè. Mặt Trăng cũng chịu tác động từ hiện tượng này, triều cường lên cao hơn.
Hai đầu cực dương của Mặt Trăng và Mặt Trời gần nhau nên lực đẩy mạnh hơn, Mặt trăng gần Trái Đất nhất. Do đó, các ngày 30, 1 và 15, 16 âm lịch mùa đông, triều cường lên mức cao nhất trong các mùa. Ngược lại, các ngày 8, 9 và 23, 24 (nhất là tháng 11 âm lịch), Mặt Trăng cách xa Trái Đất nhất, thủy triều yếu nhất.
- Vào mùa xuân, thu: Mặt Trời đến thời điểm Xuân phân và Thu phân: Trái đất, Mặt Trời, Mặt trăng vận hành tương đối cân bằng, thủy triều ở ngưỡng trung bình.
Tuy nhiên, vào mùa xuân trời ít mưa, nước biển thấp và đầu nguồn các con sông ít nước đổ mạnh. Còn mùa thu thì trời mưa nhiều, nước biển cao và đầu nguồn các con sông nước đổ mạnh. Do đó, triều cường mùa thu sẽ cao hơn mùa xuân.
Ảnh hưởng của triều cường gây ra
Triều cường gây nên tình trạng ngập úng trên diện rộng, ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất, kinh doanh, đời sống sinh hoạt và an toàn giao thông. Đặc biệt là triều cường ở Thành phố Hồ Chí Minh (Sài Gòn), Cần Thơ và các tỉnh Nam Bộ nói chung.
Hiện tượng thiên tai này dẫn đến tình trạng ngập lụt nặng ở các tuyến đường gây ùn tắc cục bộ, các phương tiện chết máy do ngập nước, gây nguy hiểm khi tham gia giao thông.
Triều cường lên cao còn ảnh hưởng nặng nề đến sản xuất, kinh doanh, đặc biệt là trong ngành nông nghiệp. Nhiều diện tích sản xuất bị thiệt hại lớn khiến năng suất và chất lượng nông sản giảm mạnh, đời sống nông dân gặp khó khăn. Các hộ kinh doanh phải đóng cửa nhiều ngày vì tình trạng ngập lụt.
Không chỉ dừng tại đó, thiên tai này còn khiến đời sống sinh hoạt của người dân bị tác động lớn. Triều cường tạo áp lực lên hệ thống thoát nước của các thành phố lớn, gây ngập sâu các tuyến đường, thậm chí nước còn tràn vào cả nhà dân. Không thiếu những cảnh người dân ngủ dậy đã thấy nước ngập trắng nhà.
Dù đã chuẩn bị các biện pháp ứng phó tích cực, chủ động, song triều cường tại TPHCM, Nhà Bè và các tỉnh Nam Bộ hàng năm vẫn gây ra thiệt hại nặng nề về người và vật chất cho các khu vực này.
Triều cường là một thiên tai gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống con người. Do đó, người dân cần liên tục cập nhật tin triều cường mới nhất và chú ý theo dõi diễn biến triều cường hôm nay. Bên cạnh đó, cần phối kết hợp với chính quyền địa phương để thực hiện các biện pháp khắc phục và giảm thiểu tác động của hiện tượng thiên tai này.