Tự tôn là gì? Lòng tự tôn và tự trọng có phải là một? Làm thế nào để xây dựng lòng tự tôn lành mạnh? Cùng tìm hiểu với Palada.vn về lòng tự tôn lành mạnh qua bài viết sau nhé.
Tóm tắt
Lòng tự tôn là gì?
Lòng tự tôn (tiếng Anh là Self-esteem) là sự tự ý thức về giá trị của bản thân ở mỗi người. Đây là tự nhìn nhận, đánh giá, tôn trọng và yêu thương bản thân mình.
Lòng tự tôn lành mạnh được hình thành bởi sự hỗ trợ, mức độ cảm thấy được yêu thương và lời khen bởi những người quan trọng trong cuộc đời như cha mẹ, bạn bè.
Phân biệt tự tôn và tự trọng
Tự tôn là gì?
Tự tôn là biết tôn trọng giá trị bản thân mình, làm những việc để bảo vệ giá trị trị của bản thân và không để người khác coi thường.
Ví dụ: Là một người con đất Việt, tôi mang một niềm tự hào, tự tôn dân tộc.
Tự trọng là gì?
Tự trọng là một động từ dùng để chỉ hành động coi trọng, luôn luôn gìn giữ phẩm giá, phẩm chất và danh dự tốt đẹp của bản thân. Từ này có cách hiểu gần giống với tự tôn.
Ví dụ: Mặc dù gia đình nghèo khó nhưng Long là người có lòng tự trọng rất cao. Anh ấy luôn nỗ lực hàng ngày chứ chẳng trông cậy vào sự giúp đỡ của người khác.
Vì sao lòng tự tôn lại quan trọng?
Lòng tự tôn đóng vai trò quan trọng làm động lực cho hành động vì mục tiêu hướng đến thành công trong suốt cuộc đời mỗi người.
Lòng tự tôn thấp sẽ khiến bạn không có động lực nỗ lực và chạm đến thành công trong học tập cũng như công việc, bởi chính bạn cũng không tin rằng mình có thể làm được điều đó.
Trái lại, lòng tự tôn lành mạnh (healthy self-esteem) giúp bạn đạt được thành công. Bởi vì bạn nhìn và điều chỉnh cuộc sống bằng thái độ tích cực và bạn có niềm tin mãnh liệt rằng mình có thể đạt được mục tiêu.
Các yếu tố ảnh hưởng đến lòng tự tôn
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến lòng tự tôn như: suy nghĩ bên trong bạn, tuổi tác, bệnh tật, khuyết tật hoặc hạn chế về thể chất, công việc đều có thể ảnh hưởng đến lòng tự tôn
Thêm nữa, các yếu tố di truyền cũng có tác động đến việc định hình tính cách cá nhân của bạn. Nhưng nhìn chung, trải nghiệm mới chính là yếu tố nền tảng giúp hình thành lòng tự tôn. Ví dụ, những người thường xuyên phải nhận đánh giá tiêu cực, những chỉ trích từ gia đình, bạn bè sẽ có lòng tự tôn thấp.
Dấu hiệu của lòng tự tôn lành mạnh
Nếu bạn thấy mình có những dấu hiệu dưới đây, thì bạn là người có lòng tự tôn lành mạnh
- Dám gạt bỏ quá khứ và trải nghiệm tiêu cực.
- Dám nói lên nhu cầu, mong muốn của bản thân
- Cảm thấy tự tin
- Nhìn nhận cuộc sống với thái độ tích cực
- Nói “không” khi muốn
- Nhìn nhận rõ điểm mạnh, điểm yếu của bản thân và chấp nhận chúng
Dấu hiệu của lòng tự tôn thấp
Bạn có thể sửa cách nhìn nhận, đánh giá bản thân nếu bạn đang gặp phải những vấn đề này:
- Bạn lo sợ và nghĩ rằng ai cũng giỏi hơn mình
- Bạn cảm thấy khó khăn trong việc thể hiện nhu cầu của mình
- Bạn chỉ nhìn thấy điểm yếu của bản thân
- Bạn thường cảm thấy xấu hổ, tuyệt vọng và lo âu
- Bạn nhìn cuộc sống với cái nhìn tiêu cực
- Bạn luôn cảm thấy sợ thất bại
- Bạn ngờ vực những phản hồi tích cực về bản thân
- Bạn khó khăn khi phải nói từ chối
- Bạn đặt nhu cầu của người khác quan trọng hơn chính bạn
- Bạn thiếu sự tự tin
Cách xây dựng lòng tự tôn
Nếu bạn cảm thấy mình là người có lòng tự tôn thấp thì cũng đừng quá lo lắng. 5 cách dưới đây có thể giúp bạn xây dựng, nuôi dưỡng lòng tự tôn, sự tự tin trong bạn.
Dùng những lời nói khẳng định tích cực phù hợp
Những lời tự khẳng định tích cực kiểu như “Mình sẽ trở nên thành công” tuy phổ biến nhưng thường khiến những người vốn tự ti cảm thấy tệ hại hơn. Bởi vì với người đang đánh giá bản thân quá thấp thì những lời khẳng định như vậy trở nên quá đối nghịch với niềm tin đang có của họ. Chúng ta cần sửa lại thành “Mình sẽ cố gắng cho đến khi mình đạt được thành công!”
Xác định điểm mạnh của bạn và phát triển chúng
Sự tự tôn được xây dựng qua việc thể hiện những khả năng và thành tựu trọng trong cuộc sống. Nếu bạn tự hào mình là một người nấu ăn tốt, hãy tổ chức những bữa tiệc nhiều hơn nữa. Nếu bạn giỏi chơi cờ, hãy đăng kí những cuộc thi cờ và giành thành tích. Hãy tìm những điểm mạnh của bản thân, thứ mà bạn tự tin nhất để tập trung thể hiện chúng.
Học cách chấp nhận những lời khen ngợi
Luôn tự ti và đánh giá thấp bản thân là biểu hiện rõ nét của người có lòng tự tôn thấp. Họ thường không dám nhận những lời khen ngợi dù đó là lời khen xứng đáng Vì vậy, hãy đặt cho bản thân những mức độ chấp nhận lời khen, ngay cả khi chúng khiến bạn bối rối và khó xử.
Cách tốt nhất để tránh phản xạ từ chối những lời khen là hãy chuẩn bị sẵn tinh thần “được khen”; soạn sẵn cho mình một số câu trả lời như “Cảm ơn bạn” hoặc “Bạn thật tốt khi đánh giá mình cao như vậy”. Từ từ, cảm giác muốn từ chối hay nghi hoặc những lời khen sẽ giảm đi. Đó là tín hiệu cho thấy lòng tự tôn đang lớn dần trong bạn.
Loại bỏ sự tự chỉ trích và tập yêu thương bản thân
Với không ít người, sự tự ti khiến họ có xu hướng tự chỉ trích bản thân nhiều hơn. Muốn nâng cao lòng tự tôn, chúng ra cần thôi tự chỉ trích và thay vào đó bằng sự tự yêu thương bản thân. Điều này giúp bạn có thêm niềm tin vào bản thân, được tiếp thêm năng lượng. Từ đó, nâng cao lòng tự tôn.
Khẳng định giá trị thực của bạn
Cách để giúp bạn tìm lại lòng tự tôn là hãy lập một danh sách những điểm tốt của bạn trong những hoàn cảnh cụ thể. Ví dụ, nếu bạn vừa bị vuột mất cơ hội được thăng chức, hãy lập danh sách những ưu điểm cho thấy bạn là người làm công có giá trị như làm việc nghiêm túc, có trách nhiệm.
Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu được lòng tự tôn là gì, dấu hiệu cũng như cách xây dựng lòng tự tôn cho bản thân. Nói chung, để nâng cao lòng tự tôn cần phải bỏ ra nhiều công sức, đòi hỏi bạn phát huy những thói quen tốt về mặt tinh thần. Nỗ lực rèn luyện hàng ngày theo những cách mà chúng tôi vừa hướng dẫn, đảm bảo bạn sẽ có được kết quả tích cực trong thời gian ngắn.