Từ trái nghĩa hàng ngày đang được sử dụng rất phổ biến trong lời nói cũng như trong văn học. Để giúp bạn hiểu thêm về từ trái nghĩa là gì, chúng tôi sẽ làm rõ cho bạn đọc khái niệm, cách phân loại và sử dụng từ trái nghĩa qua nội dung bài viết ngay sau đây.
Tóm tắt
Từ trái nghĩa là gì?
Từ trái nghĩa là gì? Từ trái nghĩa là những cặp từ khác nhau về ngữ âm và đối lập về ý nghĩa.
Ví dụ: “Chồng lùn mà lấy vợ cao – Như đôi đũa lệch so làm sao cho bằng”.
Một câu thơ đưa từ trái nghĩa lùn – cao vào vừa thể hiện sự tương phản về hai đối tượng nói đến, vừa có vai trò phân tích cụ thể hiện tượng thực tế trong cuộc sống được đúc kết từ kinh nghiệm dân gian.
Lưu ý là đối với những từ ngữ có vẻ đối nghịch với nhau về nghĩa nhưng không nằm trong quan hệ tương ứng thì nó không phải là hiện tượng trái nghĩa. Ví dụ: “Nhà cậu tuy bé nhưng mà xinh” hay “Cô ấy đẹp đấy nhưng lười”.
Có thể thấy các cặp từ: bé – xinh và đẹp – lười nghe có vẻ đối lập nhưng lại không hề, bởi chúng không nằm trong quan hệ tương ứng với nhau.
Các loại từ trái nghĩa
Ở phần trên chúng ta đã được giải thích các từ trái nghĩa là gì rồi, vậy từ trái nghĩa có mấy loại?
Thông thường thì từ trái nghĩa được chia làm hai loại như sau:
Từ trái nghĩa hoàn toàn
Đây là những từ mang nghĩa trái ngược nhau trong mọi trường hợp. Chỉ cần nhắc tới từ này là người ta có thể nghĩ ngay tới từ còn lại mang nghĩa đối lập với nó.
Ví dụ: cao – thấp; dài – ngắn; xinh đẹp – xấu xí; sớm – muộn; to – nhỏ; yêu – ghét; may mắn – xui xẻo; nhanh – chậm…
Từ trái nghĩa không hoàn toàn
Đối với các cặp từ trái nghĩa với nhau không hoàn toàn, khi nhắc tới từ này thì người ta có thể không nghĩ ngay tới từ kia.
Ví dụ: thấp – cao lêu nghêu; nhỏ – khổng lồ; cao – lùn tịt…
Để sử dụng chính xác các từ trái nghĩa thì các bạn hãy tiếp tục theo dõi nội dung dưới đây nhé.
Những tiêu chí xác định cặp từ trái nghĩa
Việc xác định các từ trái nghĩa tiếng Việt cũng rất quan trọng. Nó không quá phức tạp, tuy nhiên cũng được phân định dựa trên các tiêu chí như sau:
– Nếu hai từ là từ trái nghĩa thì chúng cùng có khả năng kết hợp với một từ khác bất kỳ nào đó mà ngữ pháp cho phép, tức là chúng phải cùng xuất hiện được trong cùng một ngữ cảnh.
Ví dụ như: Cô gái xinh – cô gái xấu, quả táo ngon – quả táo dở…
– Nếu là các từ trái nghĩa thì hai từ này chắc chắn phải có mối quan hệ đối lập nhau.
– Phân tích nghĩa của hai từ đó có cùng chức năng với nhau không.
Đối với từ trái nghĩa trong Tiếng Việt, ngoài những tiêu chí trên thì còn có thể quan sát và phát hiện ở những biểu hiện sau:
– Về mặt hình thức, từ trái nghĩa thường có độ dài về âm tiết ít khi lệch nhau
– Nếu cùng là từ đơn thì hai từ trong cặp trái nghĩa thường đi đôi với nhau, tạo thành những kết hợp như: già – trẻ, xinh – xấu, hư – ngoan…
Cách sử dụng các từ trái nghĩa
Không phải bất cứ trường hợp nào ta cũng nên sử dụng từ trái nghĩa mà phải dùng loại từ này thật thích hợp để tạo sự cân đối trong văn viết và kể cả văn nói. Vậy cách sử dụng các từ trái nghĩa là gì?
Thứ nhất: Tạo sự tương phản
Cách dùng từ trái nghĩa này thường dùng để đả kích, phê phán sự việc, hành động, có thể rõ ràng hoặc ẩn dụ tùy vào người đọc cảm nhận.
Ví dụ: câu “Ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau”. Câu tục ngữ này có nghĩa là làm việc gì có lợi cho mình mà không nguy hiểm thì nên tranh đến trước. Hoặc như câu “Mất lòng trước, được lòng sau”, ý chỉ nên sống ngay thẳng, sẽ có kết quả cuối cùng tốt đẹp.
Thứ hai: Dùng từ trái nghĩa tạo thế đối
Cách này thường dùng trong các tác phẩm thơ văn là chính, để mô tả cảm xúc, tâm trạng, hành động…
Ví dụ: “Ai ơi bưng bát cơm đầy. Dẻo thơm một hạt nhưng mà đắng cay muôn phần”. Ý nghĩa của câu tục ngữ trên mô tả công sức lao động vất vả của người làm nên hạt gạo.
Thứ ba: Từ trái nghĩa tạo sự cân đối, ấn tượng
Cách sử dụng này làm câu thơ và lời văn trở nên sinh động, hấp dẫn người đọc hơn.
Ví dụ như: “Lên voi xuống chó” vô cùng ấn tượng.
Bài viết vừa rồi của Palada.vn đã giúp cho các bạn hiểu hơn về từ trái nghĩa là gì, phân loại và cách sử dụng các từ trái nghĩa cho hợp lý. Đây là một trong những loại từ cơ bản trong ngữ pháp Tiếng Việt và được sử dụng rất phổ biến nên bạn đọc cần sử dụng chúng thật đúng nơi, đúng lúc giúp lời văn trở nên hay hơn.