Tự trọng là gì? Thế nào là một người có lòng tự trọng

Tự trọng là một trong những phẩm chất đáng quý của con người Việt Nam có từ xa xưa đến nay. Cũng giống như lòng nhân ái, lòng thương người, lòng dũng cảm,… lòng tự trọng được xem là một yếu tố để đánh giá bản chất của con người. Vậy bạn đã hiểu rõ nghĩa của tự trọng là gì và người có lòng tự trọng là người như thế nào chưa? Nếu chưa, bạn hãy theo dõi hết bài viết này để nhìn nhận đúng về lòng tự trọng là gì nhé.

Khái niệm từ trọng là gì?

Ở trên các tài liệu truyền thống và tài liệu online đều có giải thích rất nhiều về tự trọng và lòng tự trọng là gì. Bạn muốn biết đâu là một người có lòng tự trọng thì trước hết bạn phải hiểu được tự trọng là gì và lòng tự trọng là gì.

Tôi sẽ đưa một số định nghĩa về tự trọng là gì để các bạn có thể tham khảo và nhận biết đúng về nó.

  • Tự trọng được hiểu là một sự đánh giá chủ quan của một cá nhân về giá trị của bản thân người đó. Tự trọng chính là một tâm lý khiến cho bản thân mỗi người biết tự điều chỉnh và kiềm chế cảm xúc, hành động cá nhân không làm ảnh hưởng đến bản thân và mọi người xung quanh.
  • Hay có cách hiểu khác của tự trọng là gì đơn giản như: Tự trọng là phẩm chất của một con người biết giữ gìn, coi trọng phẩm giá của bản thân; biết tự giữ thể diện và danh dự cho bản thân bằng những đức tính tốt đẹp.
  • Tự trọng là một tính từ thể hiện thái độ của một người với chính bản thân mình. Biểu hiện của tự trọng chính là sự giữ gìn thái độ và cách hành xử của mình đối với tất cả mọi thứ xung quanh kể cả con người, hay một sự việc nào đó.

Đây là 3 ý hiểu đơn giản nhất về tự trọng. Vậy lòng tự trọng là gì và có khác tự trong không? Xem lý giải của chúng tôi ngay bên dưới nhé.

Định nghĩa tự trọng là gì?
Định nghĩa tự trọng là gì?

Lòng tự trọng là gì?

Chắc hẳn trong cuộc sống bạn đã không ít lần nghe những câu như “người có lòng tự trọng” hay “người không có lòng tự trọng”, “anh ấy/chị ấy đúng là người có lòng tự trọng”,… Vậy thực hư lòng tự trọng là gì mà có người có có người lại không?

Lòng tự trọng chính là một thứ luôn tồn tại trong mỗi chúng ta và đương nhiên nó là một điều gì đó không thể nhìn thấy hay sờ thấy. Tuy nhiên chúng ta có thể biết được lòng tự trọng là gì thông qua các biểu hiện của nó. Không có một giới hạn cụ thể nào về biểu hiện của lòng tự trọng bởi đôi khi chỉ với những điều rất nhỏ ta đã có thể nhìn nhận được đâu là người có lòng tự trọng rồi.

Lòng tự trọng chính là một thứ luôn tồn tại trong mỗi chúng ta
Lòng tự trọng chính là một thứ luôn tồn tại trong mỗi chúng ta

Bên cạnh đó, lòng tự trọng cũng được xem là sự bao trùm của ý thức, thái độ, hành động, tính cách, lời nói. Do đó có thể xem lòng tự trọng là một yếu tố quan trọng để đánh giá một con người. Có thể dùng lòng tự trọng để đánh giá thái độ và cũng có thể là phỏng đoán hành vi, lời nói của một người nào đó.

Vai trò của lòng tự trọng trong cuộc sống

Lòng tự trọng có vai trò rất lớn trong việc hình thành nhân cách và thói quen sống của mỗi người. Có thể vì lẽ đó, lòng tự trọng được ví như kim chỉ nam cho mọi hành động lời nói của con người. Một số vai trò nổi bật của lòng tự trọng đối với con người và đời sống có thể kể đến:

  • Lòng tự trọng chính là thước đo của sự tôn trọng: một người có lòng tự trọng cao sẽ nhận được sự yêu quý, kính nể và sự tôn trọng của nhiều người khác. Ngược lại, những người lòng tự trọng thấp hoặc thậm chí là không có lòng tự trọng sẽ không được đánh giá cao về mặt tính cách con người.
  • Lòng tự trọng là liều thuốc tinh thần giúp mỗi người có nghị lực vượt qua mọi khó khăn gian khổ. Lúc này lòng tự trọng là nhân tố giúp bản thân mỗi người kiên định hơn và vững vàng hơn, dám đương đầu với mọi thử thách.
  • Lòng tự trọng đóng vai trò nâng cao giá trị và uy tín bản thân, để cái “tôi” cá nhân trở nên nổi bật trong đám đông.
  • Vai trò của lòng tự trọng là tạo nên những con người biết tôn trọng chính bản thân và những người xung quanh. Có lòng tự trọng sẽ giúp người ta biết cách hành xử sao cho đúng, làm việc sao cho không hổ thẹn với lương tâm.
Vai trò của lòng tự trọng trong cuộc sống
Vai trò của lòng tự trọng trong cuộc sống

Lấy ví dụ về lòng tự trọng

Để hiểu rõ hơn ý nghĩa của tự trọng là gì, tôi sẽ đưa ra một số ví dụ điển hình để các bạn có cái nhìn đa chiều về tự trọng và lòng tự trọng.

Ví dụ 1: Dù sinh ra trong một gia đình nghèo khổ và bất hạnh nhưng bản thân Nam không vì thế mà đi làm ăn không đàng hoàng theo lời dụ dỗ của đám thanh niên làng bên. Nam vẫn quyết tâm học hành chăm chỉ và thi đỗ đại học để sau này có thể đổi đời bằng con đường chân chính.

Ví dụ 2: Trong ca dao tục ngữ cũng có những câu thể hiện sự tự trọng của con người như: Nhặt được của rơi trả người đánh mất; Cây ngay không sợ chết đứng.

Ví dụ 3: Là một người có lòng tự trọng anh ấy nhất quyết không “quà cáp” cấp trên để được thăng chức.

Thế nào là người có lòng tự trọng?

Trong xã hội ngày nay ai ai cũng nên học cách để bản thân mình trở thành một người có lòng tự trọng. cụ thể:

  • Một người có lòng tự trọng không phải tự dưng mà người đó đạt được như vậy. Để trở thành người có lòng tự trọng phải trải qua quá trình học hỏi và phát triển bản thân, lâu dần những kiến thức thực tế về cách đối nhân xử thế cùng với bản chất lương thiện trong mỗi người sẽ khiến họ dần trở nên có lòng tự trọng. Và một khi là người có lòng tự trọng, họ biết mình là ai, mình đang ở vị trí nào, có những gì, tự hào về điều gì và không để người khác xâm phạm đến những điều ấy.
  • Người có lòng tự trọng còn là những người biết tự giữ gìn và bảo vệ giá trị và nhân cách của mình. Họ sẽ không để bất kỳ điều gì làm ảnh hưởng đến phẩm chất đạo đức của bản thân. Những người này họ sẽ biết phân biệt phải trái, không để cho những lợi ích, cám dỗ trước mắt mà đánh mất đi giá trị cao đẹp của bản thân.
Người có lòng tự trọng là thế nào?
Người có lòng tự trọng là thế nào?
  • Lòng tự trọng là gì mà lại giúp con người ta sống có ích hơn? Bởi lòng tự trọng là yếu tố giúp con người định hình lại tính cách, lời nói và hành vi sao cho đúng chuẩn mực. Vì thế, người có lòng tự trọng chắc chắn là người sống biết điều, biết tôn trọng tất cả mọi người, đồng thời cũng biết thể hiện cái tôi cá nhân một cách tinh tế.
  • Lòng tự trọng là yếu tố luôn đi kèm với tính nhuần nhã, từ tốn, cẩn trọng và dứt khoát. Do đó lòng tự trọng trong mỗi người sẽ giúp họ nâng cao giá trị bản thân, hướng họ tới những điều tốt đẹp trong cuộc sống.

Trên đây là tất cả những gì chúng tôi muốn gửi tới các bạn về ý nghĩa tự trọng là gì và người có lòng tự trọng là gì. Hy vọng qua bài viết các bạn đã có thêm một kiến thức bổ ích cho bản thân. Nếu bạn còn có thắc mắc nào về vấn đề liên quan đến lòng tự trọng là gì, có thể để lại bình luận để chúng tôi giải đáp thắc mắc nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *