Tình trạng xói mòn hiện nay đang diễn ra rất phổ biến tại nhiều khu vực khác nhau gây ra không ít thiệt hại. Vậy xói mòn đất là gì? Nguyên nhân và cách chống xói mòn đất hiệu quả là gì? Cùng Palada.vn tìm hiểu nhé!
Tóm tắt
Hiện tượng xói mòn đất là gì?
Hiện tượng đất đai bị xói mòn là tình trạng thay đổi bề mặt, phá hủy các tầng đất bên dưới do tác động của tự nhiên và cả các hoạt động của con người gây ra. Xói mòn đất được xem là một trong những mối đe dọa lớn liên quan đến đất hiện nay vì nó đang xảy ra khắp nơi.
Xói mòn đất thường xảy ra ở đâu? Hiện tượng xói mòn thường xảy ra ở vùng đồi núi vì có độ dốc lớn.
Nguyên nhân gây ra xói mòn đất
Nước làm xói mòn đất
Nước là một trong những nguyên nhân chính gây hiện tượng xói mòn đất. Do tác động của dòng nước chảy trên bề mặt đất và xảy ra chủ yếu tại khu vực có khí hậu nhiệt đới ẩm.
Việc hình thành các dòng chảy thường xuyên như sông, suối hay những dòng chảy tạm thời như lũ, nước chảy tràn đã vô tình cuốn trôi những các dưỡng chất. Thậm chí, với trường hợp xói mòn các khe rãnh còn làm tách rời các hạt đất, và di chuyển chúng đến các khu vực khác. Chính sự phân hóa này đã tạo ra các loại địa hình đa dạng trong tự nhiên.
Mưa cũng là nguyên nhân dẫn đến xói mòn đất, chỉ cần khu vực nào có lượng mưa lớn từ 10mm trở lên và có độ dốc trên 99 thì đã tạo điều kiện cho xói mòn đất xảy ra. Độ dốc, tốc độ chảy, khối lượng nước chảy, lực quán tính càng mạnh thì hiện tượng xói mòn đất càng mạnh.
Gió làm xói mòn đất
Xói mòn đất do gió khiến xảy ra khi đất khô và tơi, có những kẽ hở để gió có thể luồn vào. Hoặc có ít thực vật sinh sống ở khu vực đó, diện tích càng rộng thì hiện tượng xói mòn đất do gió diễn ra dễ dàng hơn. Các khu vực thường xảy ra xói mòn đất do gió là các khu đất cát vùng ven biển hoặc khu vực đồng bằng hạn hán.
Các chất hóa học gây ra hiện tượng xói mòn đất
Dưới đất có nhiều tầng dòng chảy ngầm. Khi xói mòn hóa học xảy ra sẽ đưa các hoạt chất, vật liệu hòa tan di chuyển từ khu vực này sang khu vực khác. Vì xảy ra trong khu vực ngầm nên thật khó nhận biết được, chỉ khi đào sâu mới có thể phát hiện được.
Nhiệt độ gây xói mòn đất
Nhiệt độ cũng là một trong những nguyên nhân gây xói mòn đất. Xói mòn đất chỉ xảy ra khi xuất hiện sự chênh lệch nhiệt độ, gây ra bởi sự giao thoa của bề mặt đất và ánh sáng của mặt trời hoặc đã tích tụ trong thời gian dài.
Xói mòn đất do trọng lực
Xói mòn đất do trọng lực xảy ra khi một khối đất ở trên cao và một khối đất nằm dưới đó cách nhau một độ cao bất kỳ.
Xói mòn đất do trọng lực xảy ra lở đất và khối đất phía trên rơi xuống sẽ tác động trực tiếp đến khối đất phía dưới. Hiện tượng xói mòn này xảy ra ở 2 khối đất vì cấu tạo bên trong của đất đã bị bào mòn, mỏng hơn gây lở đất và xói mòn.
Con người làm xói mòn đất
Con người là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng xói mòn đất. Những hoạt động trong quá trình khai thác, đốt rừng làm nương rẫy, chăn nuôi gia súc, khai thác gỗ trái phép, xây dựng đường xá, cầu cống, sử dụng đất để đầu tư xây dựng, khai thác khoáng sản…đã gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến đất. Điều đó dẫn tới hiện tượng xói mòn đất.
Để hạn chế xói mòn trên đất dốc, cần làm gì?
Thấm nước mưa vào lòng đất
Một trong những cách để hạn chế xói mòn trên đất dốc đó chính là thấm nước mưa vào lòng đất. Với phương pháp này lượng nước mưa sẽ được dồn vào lớp rễ cây dày đặc, đất sẽ bám chắc hơn và tạo ra sự liên kết giữa các lớp đất với nhau. Như vậy, đất sẽ tơi xốp hơn và nước mưa thấm vào đất được dễ dàng. Nhờ đó mà lớp đất bề mặt giàu chất mùn sẽ được giữ lại.
Giảm lực xói mòn của nước mưa rơi xuống đất
Cách để giảm lực tác động của nước mưa xuống đất hiệu quả nhất đó là trồng thêm lớp thảm thực vật. Ngoài ra, có thể che phủ bằng nhiều loại vật liệu khác nhau. Tốt nhất sẽ trồng thêm các loại cây như dương xỉ, rêu. Các loại vật liệu tạo độ che phủ tốt như cành cây, lá rụng…
Đối với vườn cây lâu năm như cây ăn quả, che phủ hiệu quả bằng cách trồng cây họ đậu, cỏ hoặc cây bò leo xen giữa các cây thân gỗ.
Giảm tốc độ dòng chảy xuống dốc
Những khu vực bị dốc sẽ dễ bị xói mòn hơn cả. Vì thế, cần phải giảm lượng nước chảy xuống bằng cách xây dựng vật chống xói mòn dọc với các đường đồng mức ở những khu vực đất dốc.
Bên cạnh việc xây dựng các vật chống xói mòn, phải kết hợp với trồng các hàng cây chắn như trồng cỏ vetiver.
Ngăn chặn hiện tượng xói mòn đất canh tác
- Trồng cây thân gỗ chống lở đất
- Hạn chế cày xới
- Bảo vệ các loại cây trồng yếu bằng phương pháp trồng theo luống
- Để đất nghỉ vào mùa mưa.
- Che phủ mặt đất quanh năm
- Kiểm soát dòng chảy xuống dốc bằng con kênh nhỏ
- Biến các sườn đồi thành ruộng bậc thang.
Áp dụng các biện pháp ngăn ngừa xói mòn đất cơ bản
- Trồng cỏ và các loại cây bụi
- Dùng sỏi đá làm lớp phủ
- Dùng thảm phủ vườn để giữ cây trồng trên đất dốc
- Sử dụng các cuộn xơ
- Xây tường chắn
- Cải thiện độ thoát nước
- Giảm tưới cây
- Tránh nén chặt đất
Tác hại của xói mòn đất
Mất đất
Tỷ lệ mất đất do xói mòn ở các khu vực đồi núi Việt Nam xảy ra ngày càng nhiều. Đất dần trở nên sa mạc hóa dẫn đến không còn giá trị trồng trọt, gây ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống người dân. Thậm chí, ở các khu vực đồi dốc, hiện tượng xói mòn còn tác động mạnh hơn do tự nhiên và con người dẫn đến việc xói mòn nhanh hơn.
Nếu như tình trạng xói mòn đất xảy ra liên tục thì dễ dẫn đến tình trạng mất đất. Tùy thuộc vào độ dốc, chiều dài sườn dốc, lượng đất phủ mà có lượng đất xói mòn khác nhau.
Tàn phá môi trường
Đất bị xói mòn sẽ khó trồng cây được và dễ gây ra tình trạng phá rừng, đốt rẫy. Cây cối có khả năng hạn chế xói mòn và ngăn lũ ở các khu vực dốc. Nhưng khi không còn cây cối thì mưa lớn đổ xuống sẽ cuốn trôi tất cả dưỡng chất có trong đất, gây hiện tượng xói mòn, sức nước mạnh có thể cuốn trôi luôn nhà cửa của người dân sống ở khu vực dốc.
Đất xám bạc màu là gì? Nguyên nhân và biện pháp cải tạo
Lũ quét là gì? Lũ ống là gì? Xảy ra ở đâu, vào thời gian nào?
Ảnh hưởng đến chất lượng cây trồng
Tính chất của đất đã bị xói mòn là nghèo sinh dưỡng. Đất xói mòn trơ sỏi đá không còn dinh dưỡng thì không thể cung cấp đủ dưỡng chất cho cây trồng. Hậu quả của xói mòn đất là cây trở nên thiếu sức sống, năng suất thu hoạch giảm, thậm chí có những mùa vụ trắng tay vì không thể thu hoạch.
Hy vọng nội dung bài viết đã giúp bạn đọc hiểu được xói mòn đất là gì cùng những tác hại nghiêm trọng của xói mòn đất. Ngay từ bây giờ, mỗi chúng ta hãy thực hiện ngay những biện pháp hạn chế xói mòn đất để giảm thiểu tối đa những ảnh hưởng tiêu cực của hiện tượng này với cuộc sống của con người.