“Đoàn kết chính là sức mạnh”, hẳn là chúng ta đều đã nghe thấy câu nói này. Tuy nhiên, liệu các bạn đã hiểu đúng tinh thần đoàn kết là gì và vai trò của đoàn kết hay chưa? Những thông tin này sẽ có ngay trong bài viết dưới đây của Palada.vn.
Tóm tắt
Khái niệm đoàn kết là gì?
Đoàn kết là sự hợp lực, chung sức, chung lòng thành một khối để cùng nhau làm một việc nào đó. Khái niệm đối lập với đoàn kết tương trợ là gì? Đối lập với đoàn kết chính là chia rẽ. Ví dụ: Đoàn kết toàn dân tộc đánh giặc ngoại xâm, đoàn kết dành chiến thắng trước đối thủ mạnh.
Cùng với đoàn kết, chúng ta cũng thường nhắc tới tương trợ, tương trợ là thông cảm, chia sẽ, giúp đỡ về cả sức lực và tiền của. Tương trợ hay còn gọi là hỗ trợ, trợ giúp. Đối lập với sự tương trợ là ích kỉ, chỉ biết đến bản thân mình.
Đoàn kết tương trợ chính là sự thông cảm chia sẻ và có việc làm cụ thể giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn; là việc liên kết, đùm bọc lẫn nhau, giúp đỡ nhau tạo nên sức mạnh to lớn hơn để hoàn thành nhiệm vụ của mỗi người, làm nên sự nghiệp chung.
Đại đoàn kết là gì? Đại đoàn kết dân tộc là gì?
Đại đoàn kết là đoàn kết trên quy mô rộng rãi tức muốn nhấn mạnh tới thành phần, quy mô và lực lượng của khối đoàn kết.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói rất nhiều tới đoàn kết, đại đoàn kết, tuy nhiên chỉ một lần duy nhất Người có định nghĩa về khái niệm đại đoàn kết: “Đại đoàn kết tức là trước hết phải đoàn kết được đại đa số nhân dân, mà đại đa số nhân dân chúng ta là công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động khác. Đó chính là cái gốc của đại đoàn kết. Nó cũng như cái nền của nhà và cái gốc của cây”.
Tư tưởng về đại đoàn kết cũng tiếp tục được Chủ tịch Hồ Chí Minh cụ thể hóa hơn trong các cụm từ như “đại đoàn kết toàn dân”, “đoàn kết dân tộc”. Tuy cách diễn đạt có thể khác nhau, nhưng nội hàm của các khái niệm bên trên đầu thống nhất khi khẳng định lực lượng của khối đại đoàn kết chính là của toàn thể nhân dân Việt Nam.
Như vậy, đại đoàn kết dân tộc theo tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh là đại đoàn kết các dân tộc, giai cấp, mọi lứa tuổi, mọi vùng của đất nước, đoàn kết mọi thành viên trong đại gia đình Việt Nam dù đang sống trong nước hay định cư ở nước ngoài thành một khối vững chắc trên cơ sở thống nhất về những mục tiêu chung và lợi ích căn bản.
Tinh thần đoàn kết là gì?
Tinh thần đoàn kết là sự nhận thức về mục tiêu chung, tiêu chuẩn và sự đồng cảm. Nó phải hướng tới một cảm giác thống nhất cả về mặt tâm lý, bao gồm tất cả các nhóm và tầng lớp xã hội. Sự đoàn kết của con người chính là tấm gương phản chiếu các mối quan hệ gắn kết xã hội với nhau, biến những cái “tôi” trở thành một cái “chúng ta”.
Những biểu hiện của đoàn kết tương trợ là gì?
– Đoàn kết có bản chất luôn là sự tác động qua lại giữa các mối quan hệ. Sự đoàn kết không thể đến từ một vài cá nhân riêng biệt mà tất cả phải cùng nhau tạo thành một tập thể chia sẻ và phát triển.
– Sự đoàn kết luôn đòi hỏi con người ta phải có chủ đích về những cam kết của mình. Mục đích của sự đoàn kết là gì và những cam kết đó đến từ đâu. Khi có cùng tư tưởng, định hướng thì mọi việc làm sẽ được nhất quán.
– Sự đoàn kết đòi hỏi những hành động đặc biệt mà những cá thể trong đó buộc phải thay đổi, thích nghi, thậm chí có thể là sự hy sinh.
Vai trò của sự đoàn kết tương trợ là gì?
Đoàn kết có khả năng làm tăng số lượng của cải, vật chất của con người. Có đoàn kết thì mới có sức lao động, có đủ khả năng để xây dựng nên những công trình lớn.
Một công ty sẽ đạt được nhiều thành công khi có những nhân viên không chỉ có năng lực mà phải đoàn kết, cùng chí hướng vươn lên. Cũng như một nhà lãnh đạo giỏi phải là người biết lắng nghe ý kiến của mọi người để đưa ra giải pháp tốt nhất, có thể liên kết các thành viên lại một khối vững chắc.
Đoàn kết còn làm tăng lên sức mạnh trí tuệ. Chính sự đoàn kết trong khoa học đã tạo nên rất nhiều thành tựu khoa học vĩ đại. Tóm lại, đoàn kết phải xuất phát từ những tổ chức, gia đình, xã hội, cộng đồng, nhà nước.
Tinh thần đoàn kết chính là một truyền thống quý báu của dân tộc ta. Ngày nay, tinh thần đoàn kết cũng là một yếu tố quan trọng quyết định thành công của mọi người.
Sự đoàn kết giúp mối quan hệ giữa các cá nhân với một tập thể trở nên tốt đẹp, hòa thuận, không gây ra thù địch, cô lập. Bất kể khi nào tinh thần đoàn kết tồn tại, mọi việc làm hợp tác trong các nhóm và tầng lớp xã hội sẽ được thực hiện một cách nhanh chóng, thuận lợi hơn.
Nhất là trong thời gian dịch bệnh Covid hoành hành, tinh thần đoàn kết được đề cao hơn bao giờ hết. Không chỉ riêng trong nước ta mà toàn thế giới cũng phải đồng lòng mới có thể vượt qua đại dịch này.
Trên đây là những nội dung cơ bản về tinh thần đoàn kết là gì và vai trò của đoàn kết trong cuộc sống. Hãy tiếp tục theo dõi Palada.vn để có thêm cho mình những kiến thức khác nhé.