Môi hở răng lạnh là gì? Ý nghĩa của câu thành ngữ

Nếu con người sống mà chỉ biết nghĩ cho bản thân, sống lạnh lùng, vô cảm với những người xung quanh thì cuộc sống này sẽ thật tồi tệ biết bao. Câu thành ngữ “môi hở răng lạnh” như là lời nhắc nhở về lối sống có nghĩa tình mà mỗi người cần nhớ. Hãy cùng chúng mình tìm hiểu môi hở răng lạnh là gì trong bài viết dưới đây nhé.

Môi hở răng lạnh là gì? 

Môi hở răng lạnh là gì?

Thành ngữ Việt Nam thực sự rất khéo léo trong việc sử dụng hình ảnh ẩn dụ. Môi và răng là hai bộ phận quen thuộc nhất trên cơ thể con người. Có lẽ, ai cũng biết rằng môi như một lá chắn giúp che chở và bảo vệ răng, nên khi môi hở dễ khiến răng bị lạnh.

Thậm chí, con người có thể nói chuyện lưu loát, tươi cười được là nhờ vào sự vận động của môi. Do vậy, nếu môi không được khép kín, gió lùa vào miệng dễ dẫn đến răng bị ê buốt hay đau bụng. 

Câu “môi hở răng lạnh” đã cho chúng ta thấy được sự liên kết chặt chẽ giữa các bộ phận trên cơ thể, môi giúp bảo vệ răng đồng thời răng lại là một điểm tựa cho môi. Nếu không có răng thì sẽ dẫn đến tình trạng miệng bị móm, gây mất thẩm mỹ và hạn chế trong việc nhai thức ăn.

Bài học đúc kết từ thành ngữ này không dừng lại ở đó. Thành ngữ “môi hở răng lạnh” là triết lý nhân sinh về lối sống có tình nghĩa, yêu thương và đùm bọc nhau giữa các thành viên trong gia đình có cha mẹ, anh em thậm chí bà con họ hàng gần xa với mối quan hệ gần gũi với nhau. Mở rộng hơn là tình làng nghĩa xóm, lòng tương thân với đồng bào đang sống chung trong một lãnh thổ.

Ngưu tầm ngưu mã tầm mã là gì? Nguồn gốc, ý nghĩa của câu nói

Từ “môi hở răng lạnh”, chúng ta có đang sống trong một xã hội vô tâm?

Bạn có biết môi hở răng lạnh có nghĩa là gì không?

Nếu như có tư tưởng “sống chết mặc bay”, có lẽ chúng ta dần sống vô cảm với thế giới này, trái tim lạnh lùng đang lấn át cả những điều hay lẽ phải. 

Nếu người khác cần chúng ta giúp đỡ, đổi lại là sự thờ ơ với câu nói “tôi bận lắm”. Thiết nghĩ bạn có bao giờ đặt mình vào vị trí của họ để suy nghĩ và cảm nhận. Cuộc sống này vốn dĩ không bằng phẳng, rồi đến một ngày sa cơ lỡ vận, hỏi rằng lúc đó có ai sẽ tương trợ bạn đây?

Công nghệ phát triển với nhiều mạng xã hội bên cạnh mặt có lợi cũng vô tình tạo khoảng cách giữa con người với nhau trong cuộc sống. Thay vì, chúng ta gặp mặt trò chuyện thì lại chỉ nhắn tin thông qua màn hình điện thoại vô tri vô giác. Vô cùng thiếu sự chia sẻ, quan tâm cùng bạn bè và mọi người xung quanh.

Vô cảm dần dần trở thành một căn bệnh nan y giết chết trái tim lương thiện, ấm áp của mỗi người. Có lẽ, bác sĩ cũng không thể có cách chữa trị hiệu quả, trừ chính con người tự nhận thức và hướng đến lối sống yêu thương.

Tệ nhất, là trường hợp anh em ruột thịt cũng đang tâm hãm hại lẫn nhau, con cái bỏ mặc bậc sinh thành trong lúc họ đau yếu bệnh tật… Đối với người trong nhà đã thế, thử hỏi những kẻ “môi hở” này, họ có vô tâm đối với những người quen biết bên ngoài xã hội hay không? Thậm chí họ có đối tốt với bạn, thì có thể là do một mục đích nào đó.

Tiên trách kỷ hậu trách nhân là gì? Giải thích ý nghĩa của câu nói

Những câu tục ngữ và thành ngữ về tình đoàn kết tương trợ

Tìm hiểu câu môi hở răng lạnh có ý nghĩa gì

Bên cạnh câu “môi hở răng lạnh”, ông bà ta còn dạy dỗ con cháu đời sau những bài học nhân văn sâu sắc về tính tương trợ, đoàn kết thông qua ca dao, thành ngữ và tục ngữ dưới đây:

– Thà chết cả đống còn hơn chỉ sống một người.

– Khi rét ta chung một lòng còn khi đói ta chung một dạ.

– Dựng nhà cần nhiều người nhưng đánh giặc cần nhiều sức.

– Lá lành nên đùm lá rách.

Có làm thì mới có ăn không dưng ai dễ mang phần đến cho – Ý nghĩa

Những câu danh ngôn hay về tình đoàn kết

Môi hở răng lạnh nghĩa là gì?

Môi hở răng lạnh ý nghĩa là gì? Tinh thần đoàn kết, tương trợ lẫn nhau không chỉ hỗ trợ người khác vượt qua khó khăn, mà còn tạo nên sức mạnh cho chính mình. Từ đó mang lại sự thành công trong cuộc sống và phát triển bản thân được ngày càng tốt hơn. 

Hãy cùng chúng mình tham khảo những câu nói hay về sự đoàn kết sau đây:

– Phải có hai hòn đá mới có thể đánh được lửa – Louisa May Alcott.

– Thậm chí người yếu cũng có thể trở thành kẻ mạnh khi họ biết đoàn kết – Friedrich Schiller.

– Ánh sáng của sự đồng lòng thật sự chói lọi tới mức có thể chiếu sáng cả trái đất – Bahaullah. 

– Nếu tất cả mọi người đồng lòng tiến lên, thành công sẽ tự đến – Henry Ford. 

Như vậy có thể thấy thành ngữ “môi hở răng lạnh” dù vỏn vẹn chỉ bốn chữ nhưng chứa đựng cả một bài học to lớn về cuộc sống. Để ta thấy rằng, dù một hành động nhỏ của cá nhân mình cũng sẽ ảnh hưởng đến người khác. Vì vậy chúng ta đừng chỉ biết sống cho bản thân, mà nên quan tâm, tương trợ mọi người xung quanh. Hãy để lại ý kiến của mình về vấn đề này trong phần bình luận bên dưới nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *