Phân đạm là gì? Các loại, tác dụng của phân đạm với cây trồng

Phân đạm là loại phân bón được sử dụng rộng rãi để cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng. Thiếu đạm hoặc dư đạm đều ảnh hưởng đến chất lượng cây trồng và sản lượng thu hoạch. Vậy phân đạm là gì? Vai trò của phân đạm với cây trồng như thế nào? Cách sử dụng phân đạm như thế nào hiệu quả nhất? Cùng Palada.vn tổng hợp thông tin qua bài viết dưới đây.

Phân đạm là gì?

Phân đạm là tên gọi chung của các loại phân bón vô cơ cung cấp nitơ cho cây trồng. Bởi vậy, trong phân đạm chứa nguyên tố nào Nitơ là chủ yếu. Vai trò của phân đạm với cây trồng và thực vật nói chung đặc biệt quan trọng, đặc biệt là cây lấy lá như rau. Phân đạm góp phần tăng năng suất cho cây trồng.

Phân đạm là loại phân bón vô cơ cung cấp nitơ cho cây trồng
Phân đạm là loại phân bón vô cơ cung cấp nitơ cho cây trồng

Trong tự nhiên, phân đạm tồn tại trong nước tiểu của các loài động vật và cả con người. Trong công nghiệp, phân đạm được sản xuất bằng khí thiên nhiên hoặc than đá.

Độ dinh dưỡng của phân đạm được đánh giá bằng nồng độ phần trăm của Nitơ trong phân đạm.

Các loại phân đạm

Phân Amoni Clorua NH4Cl

Độ dinh dưỡng của phân đạm Amoni Clorua NH4Cl là khoảng 24% hàm lượng nitơ nguyên chất. Phân amoni clorua dễ hoà tan nên cây dễ hấp thụ dinh dưỡng. Phân này cũng có tính chua nên cần kết hợp bón với phân lân hay một số loại phân khác nhằm giảm độ chua đất. Đặc biệt không sử dụng  phân đạm Amoni Clorua để bón cho cây chè, cải bắp, khoai tây, hành và tỏi. 

Các loại phân đạm sử dụng phổ biến hiện nay
Các loại phân đạm sử dụng phổ biến hiện nay

Phân Ure CO(NH2)2

Độ dinh dưỡng của phân đạm ure chứa là khoảng 44 – 48% hàm lượng nitơ nguyên chất. Đây là loại phân có giá trị dinh dưỡng đạm cao nhất. Phân ure có 2 dạng là dạng hạt tròn và dạng viên giống như trứng cá. Phân ure có tính thích ứng cao với nhiều loại đất đai và cây trồng nên chủ yếu dùng để bón cho cây trồng. Trong quá trình sử dụng, tránh bảo quản phân ure dưới ánh nắng trực tiếp sẽ bị phân hủy gây lãng phí. 

Phân Amoni Sunfat (NH4)2SO4

Độ dinh dưỡng của phân amoni Sunfat (NH4)2SO4 là 20% hàm lượng nitơ nguyên chất. Phân amoni sunfat có tính chua nên thường được kết hợp với phân lân nung chảy giúp cân bằng độ pH cho đất. 

Phân Amoni Nitrat NH4NO3

Độ dinh dưỡng của phân amoni nitrat khoảng 33% – 35% hàm lượng nitơ nguyên chất. Loại phân này có dạng tinh thể màu vàng xám với đặc tính chua nên phải trộn với các loại phân khác. 

Phân Canxi Nitrat Ca(NO3)2

Độ dinh dưỡng của phân  Canxi Nitrat Ca(NO3)2 khoảng 15% – 15,5% và 25% CaO. Phân canxi nitrat có tính kiềm cao nên phù hợp khi bón cho đất chua. 

Phân Canxi Nitrat Ca(NO3)2 có tính kiềm cao
Phân Canxi Nitrat Ca(NO3)2 có tính kiềm cao

Tác dụng của phân đạm 

Đạm là một nguyên tố đa lượng với vai trò quan trọng trong việc cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của cây trồng. Tác dụng của phân đạm đối với cây trồng như sau:

  • Thúc đẩy quá trình tăng trưởng của cây, giúp cây phát triển được nhiều cành, lá hơn. 
  • Tăng kích thước lá cây phát triển to hơn nên quá trình quang hợp, hô hấp xảy ra mạnh hơn. 
  • Đẩy nhanh quá trình chuyển hóa, tổng hợp chất dinh dưỡng đạt hiệu suất cao.
Tác dụng của phân đạm với sự phát triển của cây trồng
Tác dụng của phân đạm với sự phát triển của cây trồng
  • Tham gia vào quá trình tổng hợp các loại protein từ đơn giản đến phức tạp, là thành phần chính của màng tế bào thực vật.
  • Với các loại rau ăn lá thì việc bón đạm có tác dụng giúp lá được xanh đậm màu hơn.
  • Thúc đẩy quá trình trao đổi chất, hấp thụ dinh dưỡng nhiều hơn, từ đó nâng cao năng suất, sản lượng. 

Cách sử dụng phân đạm hiệu quả

Để hiệu quả sử dụng phân đạm cao và mang đến lợi ích tối đa cho quá trình sản xuất cần phải chú ý một số điều sau: 

  • Bảo quản phân đạm trong túi nilon hoặc cất nơi khô ráo, không tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp. 
  • Bón phân đạm thích hợp với từng thời kỳ sinh trưởng của cây trồng. Không nên bón quá mức sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của cây trồng và gây ô nhiễm môi trường xung quanh. 
  • Nên sử dụng đạm nitrat với cây mía và ngô. Còn với cây lúa thì nên bón phân đạm clorua. Với cây họ đậu nên bón phân đạm sớm hơn khi gieo trồng nhằm cung cấp đầy đủ dưỡng chất để cây phát triển. 
Rải đều phân đạm trên mặt đất ở những nơi cần bón
Rải đều phân đạm trên mặt đất ở những nơi cần bón
  • Bón phân đạm cần tránh khi trời nắng gắt, mưa, lúc mưa to hay lúc ruộng vườn đầy nước sẽ rất lãng phí và không mang đến kết quả cao. 
  • Không bón phân đạm tập trung vào một lúc, một chỗ, mà cần chia thành nhiều đợt để bón và bón rải đều trên mặt đất ở những nơi cần bón.
  • Bón phân đạm phối hợp với phân có chất kiềm giúp cải thiện độ chua của đất 

Đất xám bạc màu là gì? Nguyên nhân và biện pháp cải tạo

Rau ngót Nhật có tác dụng gì? Điều cần biết về rau ngót Nhật

Hy vọng với những thông tin trên đây, bà con đã có cho mình những thông tin đầy đủ và chính xác nhất về phân đạm cũng như cách sử dụng phân đạm làm sao để đem đến hiệu quả cao nhất. Cùng đón đọc các bài viết tiếp theo của Palada.vn về các loại phân lân, phân kali cho cây trồng nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *