Trong tự nhiên, có rất nhiều loài tồn tại nhờ quan hệ cộng sinh. Vậy quan hệ cộng sinh là gì? Sống cộng sinh để làm gì? Cùng Palada.vn tìm hiểu về mối quan hệ cộng sinh qua bài viết sau.
Tóm tắt
Cộng sinh là gì?
Cộng sinh là hiện tượng cùng nhau chung sống trong thời gian lâu dài giữa 2 hay nhiều loài sinh vật khác nhau
Quan hệ cộng sinh giữa hai hay nhiều loài sinh vật có các đặc điểm cơ bản sau:
- Các loài tham gia cộng sinh bắt buộc phải chung sống với nhau, nghĩa là mỗi đối tác khi tách riêng sẽ không thể sinh tồn độc lập. Do đó, cộng sinh có tính chất ổn định lâu dài.
- Trong quá trình chung sống, các đối tác này cung cấp cho nhau các điều kiện cần thiết để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển liên tục. Do đó, các đối tác đều cùng có chung lợi vì sự sinh tồn của chúng.
Các nhà khoa học phân biệt 2 dạng cộng sinh chính: cộng sinh (bình thường) và nội cộng sinh, có thể diễn ra ở cấp cơ thể hoặc cấp tế bào.
Ví dụ về cộng sinh trong tự nhiên
Vi sinh vật cộng sinh sống trong cơ quan tiêu hóa của động vật nhai lại
Vi sinh vật cộng sinh trong dạ cỏ và manh tràng tiết ra enzym xenlulaza giúp tiêu hóa xenlulozơ và giúp tiêu hóa chất hữu cơ phức tạp thành đơn giản. Ở trong dạ múi khế, ruột non, vi sinh vật cộng sinh sẽ bị tiêu hóa. Nhờ đó cung cấp nguồn protein quan trọng cho cơ thể động vật.
Vi khuẩn Lam Anabaena Azollae và bèo hoa dâu
Bèo hoa dâu thường được dùng làm phân xanh và thức ăn gia súc ở một số nước châu Á. Vi khuẩn lam có khả năng cố định nitơ cung cấp cho bèo hoa dâu. Ngược lại bèo hoa dâu cung cấp đường cho vi khuẩn lam.
Ngoài ra một số loài vi khuẩn lam có thể cộng sinh ở các nốt sần cỏ ba lá. Người nông dân có thể bổ sung thêm các chất hữu cơ cho đất, phân kali và phân photpho. Việc này sẽ tạo môi trường để thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn lam. Từ đó cung cấp được lượng lớn nitơ cho cây trồng.
Tảo và nấm
Địa y là tên gọi khác về sự cộng sinh của nấm và tảo. Các sợi nấm sẽ hút nước và muối khoáng để cung cấp cho tảo. Tảo có chất diệp lục, sử dụng tổng hợp chất hữu cơ để nuôi sống cả hai.
Cá hề cộng sinh với hải quỳ
Với cấu tạo các xúc tu có nọc độc vừa giúp hải quỳ phòng thủ, tấn công và tiêu hóa con mồi có kích thước lớn gấp nhiều lần. Cá hề là loài duy nhất kháng lại được độc tố đó.
Hải quỳ sẽ là nơi trú ẩn, đẻ trứng cho của cá hề tránh khỏi sự đe dọa của các loài khác. Ngược lại phần thức ăn sót lại của cá hề sẽ là nguồn dinh dưỡng tốt cho hải quỳ. Bên cạnh đó là việc cá hề khuấy động khu vực nước giúp làm tăng lượng oxy cần thiết.
Vi khuẩn Rhizobium cộng sinh nốt sần cây họ đậu
Ở trạng thái tự do thì loài vi khuẩn này và cây họ Đậu không thể sử dụng trực tiếp được lượng nitơ ngoài môi trường. Nhờ cơ chế cộng sinh này mà vi khuẩn cố định lượng nitơ cần thiết cho cây họ đậu. Còn cây họ đậu cung cấp các chất hữu cơ giúp cho vi khuẩn sinh trưởng. Người ta thường trồng xen cây họ Đậu với các cây khác để cung cấp lượng đạm cho đất, cho cây và hạn chế được việc sử dụng phân đạm hóa học, giảm thiểu chi phí và bảo vệ môi trường.
Hải quỳ là gì? Sống ở đâu? Sinh sản như thế nào?
Ngành ruột khoang là gì? Đặc điểm chung của ngành ruột khoang
Ứng dụng của cộng sinh
Trong nông nghiệp, đặc biệt là trồng cây hoa màu, người ta thường áp dụng luân canh, xen canh với các cây họ Đậu để cung cấp lượng nitơ quan trọng.
Ứng dụng nuôi trồng bèo hoa dâu để làm phân xanh cung cấp nguồn nitơ thiết yếu cho cây. Đặc biệt là có thể dùng làm thuốc chữa bệnh cho con người.
Ngoài ra, nấm rễ cộng sinh còn kích thích sự phát triển mạnh của cây. Loài nấm này có khả năng phân giải chất hữu cơ, lá cây khô thành chất mùn, chất khoáng giúp làm tăng độ phì nhiêu của đất. Bên cạnh đó còn giúp cân bằng hệ miễn dịch ở thực vật, cải tạo đất, cây trồng tăng khả năng chống chịu trước những khắc nghiệt của môi trường. Nhà nông có thể sử dụng phân hữu cơ bổ sung nấm rễ cộng sinh này để tăng năng suất cây trồng.
Những thông tin mà bài viết vừa cung cấp chắc hẳn đã giúp bạn đọc hiểu được cộng sinh là gì, có những ví dụ về cộng sinh nào trong tự nhiên cùng những ứng dụng thực tế của quan hệ cộng sinh trong trồng trọt, chăn nuôi. Ngoài cung cấp các loại phân bón hữu cơ quan thuộc, bà con nên dùng thêm phân hữu cơ bổ sung nấm rễ cộng sinh này để tăng năng suất cây trồng nhé!