Chắc hẳn không ít người đã từng nghe qua nghề Tester nhưng không nhiều người thực sự hiểu được công việc của họ. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết Tester là gì trong bài viết sau đây nhé!
Tóm tắt
Tester là gì?
Theo định nghĩa thông thường, Tester là người chịu trách nhiệm thử nghiệm, kiểm định chất lượng của các sản phẩm, tính năng mới hoặc tính khả thi của các dự án…
Xem thêm: Tiểu tam là gì? Cách nhận diện các loại tiểu tam điển hình
Còn riêng trong ngành công nghệ thông tin (IT) thì Tester là người kiểm tra phần mềm để tìm kiếm các lỗi, sai sót (bugs, errors) hay bất cứ vấn đề phát sinh mà khách hàng có thể gặp phải, liên quan đến chất lượng phần mềm thông qua các bản tester.
Tùy từng công ty và vị trí công việc cụ thể, Tester có thể được chia thành: QA, QC, Manual Tester, Automation Tester, BA Tester, Game Tester…
Vai trò của Tester là gì?
Nhiều người không hiểu rõ Tester là làm gì. Thực chất, công việc của Tester là kiểm tra và báo cáo cho nhóm phát triển dự án về các vấn đề cần cải thiện của sản phẩm.
Họ là người nắm vững kiến thức tổng quát, các công cụ và kỹ thuật, có kiến thức, kinh nghiệm phát triển phần mềm. Họ thường xem xét, đóng góp ý kiến cũng như phân tích, đánh giá các yêu cầu, thông số kỹ thuật trong giai đoạn lập kế hoạch và thử nghiệm.
Họ còn chịu trách nhiệm xác định các điều kiện, thiết kế môi trường thử nghiệm, đặc tả quy trình và dữ liệu thử nghiệm trong quá trình alpha, beta test. Sau đó, tự động hóa các bài kiểm tra và hỗ trợ quản trị hệ thống cùng nhân viên quản lý mạng. Khi triển khai quy trình thử nghiệm, Tester phải note lại quá trình kiểm tra, đánh giá kết quả, thu thập và báo cáo các lỗi phát sinh bằng các công cụ đặc thù.
Học gì để trở thành tester?
Làm Tester cần học những gì? Học Tester có khó không? là những thắc mắc phổ biến của các bạn mới bắt đầu. Sau đây là các tiêu chí cơ bản để trở thành một Tester:
- Kiến thức cơ bản về máy tính, tin học văn phòng, phần mềm
- Kiến thức cơ bản về lập trình: SQL, HTML, CSS
- Kiến thức tổng quát về test, bao gồm: đọc hiểu các định nghĩa, thuật ngữ cơ bản, quy trình phát triển phần mềm và test, học Manual test…
Thực trạng của nghề Tester?
Một nghề cực kì khát nhân lực
Xuất phát điểm của các Tester học ngành CNTT, song sinh viên ngành này khi ra trường thường lựa chọn nghề lập trình. Do đó, đầu ra của nghề Tester có số lượng thấp hơn hẳn.
Nghề tester có triển vọng rất lớn
Tại các công ty PM nước ngoài, trung bình cứ 1 lập trình viên thì có đến 4 Tester. Tuy nhiên, ở Việt Nam, tỉ lệ này là 1:5, có nghĩa là 1 Tester tương ứng với 5 lập trình viên và chỉ các công ty phần mềm lớn mới có đội ngũ nhân viên Tester. Nhiều bạn thắc mắc con gái có nên học Tester không? Tất nhiên là có rồi, vì công nghệ càng phát triển thì nhu cầu về Tester càng tăng. Bạn có thể trở thành một Tester chuyên nghiệp theo từng giai đoạn: Intern, Fresher, Junior, Senior Tester.
Ít người quan tâm và biết đến nghề Tester
Do hầu hết các sinh viên ngành CNTT chỉ nghĩ đến nghề lập trình và vô tình bỏ qua Tester.
Kỹ năng cần thiết để trở thành một Tester giỏi
Kỹ năng về công nghệ
- Kiến thức căn bản về Database/SQL: Vì Tester phải xử lý các dự án liên quan đến lượng lớn dữ liệu trong nền được lưu trữ trong các loại cơ sở dữ liệu khác nhau như Oracle, MySQL…
- Kiến thức căn bản về lệnh Linux: Do đa số các ứng dụng phần mềm như Web-Services, Database, Application Server được triển khai trên máy Linux.
- Làm việc với các công cụ Test Management: Test Management là một công cụ quan trọng trong quá trình kiểm tra phần mềm.
- Làm việc với các công cụ Defect Tracking: Đây là công cụ giúp quản lý và theo dõi lỗi sử dụng QC, Bugzilla, Jira…
- Làm việc với các công cụ Automation: Selenium, Ranorex và Cucumber là các công cụ tự động hóa cần thiết để trở thành một Tester.
Kỹ năng mềm
- Kỹ năng phân tích: Kỹ năng phân tích giúp Tester chia nhỏ một hệ thống phần mềm phức tạp thành các đơn vị nhỏ và đơn giản hơn.
- Kỹ năng giao tiếp: Kỹ năng giao tiếp tốt sẽ giúp Tester khi trao đổi thông tin và báo cáo về các bài kiểm tra của dự án.
- Kỹ năng tổ chức và quản lý thời gian: Đây là kỹ năng đặc biệt cần thiết đối với Software Tester để quản lý hiệu quả khối lượng công việc trong thời gian ngắn và đảm bảo lợi ích cho team.
Các loại Software Tester
- Kiểm tra chức năng (Functional Testing)
- Kiểm tra phi chức năng/Kiểm tra hiệu suất (Non-Functional Testing)
- Kiểm tra bảo trì (Maintenance Testing – Regression & Maintenance)
Functional Testing
Trong phương pháp này được chia thành các phương pháp chi tiết hơn như:
- Unit Testing
- Integration Testing
- Smoke
- UAT ( User Acceptance Testing)
- Localization
- Globalization
- Interoperability
Non-Functional Testing
Trong phương pháp này, còn có các phương pháp chi tiết hơn như:
- Performance
- Endurance
- Load
- Volume
- Scalability
- Usability
Maintenance Testing
Phương pháp này lại chia thành các phương pháp chi tiết hơn như:
- Regression
- Maintenance
Các chứng chỉ trong ngành Tester là gì?
Các chứng nhận đảm bảo chất lượng ngành Kiểm tra phần mềm, gồm tên chứng nhận – nơi cấp:
- CMST – Viện đảm bảo chất lượng.
- CTM/CSTP/CATE – Viện quốc tế về kiểm tra phần mềm.
- ISEB – Hội đồng hệ thống thông tin thi cử.
- CTFL/CTAL – Hội đồng Văn bằng quốc tế.
- CMSQ/CSQA/CSTE – Viện Đảm bảo Chất lượng (QAI).
- CSQE/CQIA – Hiệp hội chất lượng Hoa Kỳ (ASQ).
Trên đây là tổng hợp thông tin về công việc Tester. Cũng giống như các ngành nghề khác, để thực sự trở thành một nhân viên Tester giỏi, bạn cần trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng cũng như một định hướng cụ thể và kiên định theo đuổi tới cùng mục tiêu của bản thân.