Đông trùng hạ thảo là vị thuốc quý được mệnh danh là “thần dược” từ bao đời nay. Liệu vị thuốc này có thực sự “thần thánh” đến thế không? Hãy cùng tìm hiểu đông trùng hạ thảo có tác dụng gì trong bài viết sau đây nhé!
Tóm tắt
Đông trùng hạ thảo là gì?
Nhiều người thắc mắc đông trùng hạ thảo là cây hay con gì. Thực tế, dược liệu này là sự kết hợp kỳ diệu giữa côn trùng và thực vật. Về bản chất đây là một loại nấm có tên là Ophiocordyceps sinensis nhưng sống ký sinh trên cơ thể của ấu trùng bướm.
Vậy đông trùng hạ thảo xuất xứ ở đâu? Trong tự nhiên, loài nấm này sinh trưởng và phát triển mạnh ở Tây Tạng và các dãy núi Himalaya có độ cao từ 4000-5000m so với mực nước biển.
Hiện nay với sự phát triển của khoa học, đông trùng hạ thảo được sản xuất nhân tạo nhưng quá trình nuôi cấy rất phức tạp, yêu cầu công nghệ cao.
Phân loại đông trùng hạ thảo
Phân loại theo nguồn gốc
- Loại tự nhiên: Đây là loại khai thác tự nhiên, được nhập khẩu chủ yếu từ Tây Tạng, có chất lượng tốt nhất nhưng rất khó mua vì khan hiếm. Nếu nói đông trùng hạ thảo loại nào tốt nhất thì chính là loại tự nhiên này.
Mỗi năm Tây Tạng chỉ thu được tổng sản lượng trung bình khoảng 80kg. Đó là lý do tại sao đông trùng hạ thảo đắt hơn các loại dược liệu khác.
Vậy 1 lạng đông trùng hạ thảo bao nhiêu tiền? Giá thị trường khoảng 50.000 USD – 90.000 USD/kg khô nguyên con (khoảng 1,1 – 1,8 tỷ đồng).
- Loại nuôi cấy nhân tạo: Đây là loại được nuôi cấy trên cơ thể ấu trùng hoặc cơ chất khác như đậu xanh, ngô, gạo lứt… theo công nghệ sinh học với chất lượng khá sát với loại tự nhiên.
Phân loại theo hình thái
- Nguyên con: giữ nguyên hình dạng của đông trùng hạ thảo, bao gồm phần thân ấu trùng và phần sợi nấm mọc lên từ đầu của ấu trùng. Thường được sử dụng để sắc thuốc uống hoặc ăn sống.
- Dạng nước: chắt lọc và chiết xuất các thành phần tinh túy nhất trong dược liệu thành dạng nước và đóng thành chai nhỏ tiện sử dụng.
- Dạng bột: dược liệu được nghiền thành dạng bột bằng máy hoặc thủ công, có thể dùng để pha trà hoặc thêm vào thức ăn.
- Dạng viên nang: dạng bột được đóng trong các viên con nhộng để dễ dàng sử dụng và bảo quản, uống trực tiếp với nước.
- Dạng túi lọc: được dùng như trà túi lọc bình thường, chỉ cần nhúng túi lọc vào cốc nước nóng và uống trực tiếp.
Phân loại theo trạng thái
- Dạng tươi: là loại nguyên con, chưa khai thác quá 1 tháng và được bảo quản trong môi trường -50 ℃, nên giữ được gần như nguyên vẹn dưỡng chất, có giá trị rất cao.
- Dạng khô: dược liệu sau khi làm sạch sẽ được phơi khô để dễ bảo quản, có hàm lượng dưỡng chất không cao bằng đông trùng hạ thảo tươi. Tuy nhiên, dạng khô dễ bảo quản và để được lâu hơn và tác dụng của đông trùng hạ thảo khô, tươi cũng không quá khác biệt.
Tác dụng của đông trùng hạ thảo với sức khỏe
Bồi bổ thể trạng, nâng cao sức khỏe
Đông trùng hạ thảo tác dụng tăng cường sức đề kháng, cung cấp năng lượng cho cơ thể nhờ hàm lượng dưỡng chất cao.
Bên cạnh đó, axit amin trong dược liệu có thể kích thích cơ thể sản sinh oxy và ATP nuôi dưỡng các tế bào, thúc đẩy quá trình trao đổi chất. Từ đó, đẩy lùi tình trạng suy nhược cơ thể, giảm thiểu tình trạng chóng mặt, hoa mắt, mệt mỏi, chán ăn.
Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị một số bệnh lý
- Giúp giảm cholesterol trong máu: Ăn đông trùng hạ thảo có tác dụng ngăn ngừa và giảm tình trạng béo phì, mỡ máu, gan nhiễm mỡ, xơ vữa động mạch,… và tăng cường lưu thông máu trong cơ thể.
- Ổn định đường huyết: dược liệu này có tác dụng cân bằng lượng đường trong máu, ổn định huyết áp, rất tốt cho người bị tiểu đường, huyết áp.
- Cải thiện chức năng thận: đông trùng hạ thảo có khả năng giải độc, bổ sung thận khí, giúp tăng cường chức năng thận, giảm tiểu đêm và ngăn ngừa sỏi thận, suy thận.
- Cải thiện sinh lý nam: dược liệu này có tác dụng hỗ trợ điều trị các chứng: xuất tinh sớm, rối loạn cương dương, giảm ham muốn ở nam giới.
- Cải thiện hệ hô hấp: dược liệu này có tác dụng cải thiện tình trạng hen suyễn, viêm phế quản, giúp làm sạch phổi và phục hồi các tế bào nang phổi do hút thuốc lá thường xuyên.
- Đẩy lùi bệnh tim mạch: dược liệu này có khả năng ổn định nhịp tim, tăng cường chức năng tim mạch, ngăn ngừa tắc nghẽn động mạch, viêm cơ tim, đột quỵ.
- Ngăn ngừa ung thư: dược liệu này giúp giảm thiểu nguy cơ ung thư, hỗ trợ thu nhỏ kích thước khối u và làm chậm quá trình phát triển của tế bào ung thư.
- Đẩy nhanh quá trình phục hồi: dược liệu này rất hiệu quả với những người có sức khỏe kém hoặc đang điều trị bệnh.
Cân bằng nội tiết, đẩy lùi lão hóa
Đông trùng hạ thảo có khả năng điều hòa nội tiết tố trong cơ thể, giúp khắc phục các vấn đề như rối loạn kinh nguyệt, rụng tóc, nám da,… Ngoài ra, dược liệu này còn giúp làm chậm quá trình lão hóa, cải thiện nếp nhăn, giúp làn da luôn tươi trẻ.
Các lợi ích trên đây chính là câu trả lời cho thắc mắc có nên uống đông trùng hạ thảo hay không? Tuy nhiên, nếu dùng quá liều và thường xuyên có thể gặp phải tác dụng phụ của đông trùng hạ thảo như: nóng người, nổi mụn, thiếu máu, chóng mặt, rối loạn nhịp thở, nhiễm trùng đường hô hấp.
Ai dùng được đông trùng hạ thảo?
Người đang ốm
Đông trùng hạ thảo có tác dụng bồi bổ cơ thể, tăng cường sức đề kháng, thích hợp cho người bị suy giảm thể lực, người đang điều trị bệnh và người mới ốm dậy.
Người kém hấp thu, gầy yếu và suy dinh dưỡng
Đông trùng hạ thảo giúp cải thiện chức năng của hệ tiêu hóa, tăng khả năng hấp thu và tăng cân nhanh chóng.
Người cao tuổi
Đây là đối tượng nên sử dụng đông trùng hạ thảo nhất để bồi bổ gân cốt, làm chậm quá trình lão hóa, chống lại bệnh tật tuổi già và kích thích ngủ ngon.
Tuy nhiên, đông trùng hạ thảo không được khuyên dùng cho một số trường hợp như phụ nữ mang thai, đang trong thời kỳ kinh nguyệt, trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, người bị rối loạn chứng đông máu, người mới phẫu thuật hoặc chuẩn bị phẫu thuật, mắc các bệnh tự miễn như lupus ban đỏ, đa xơ cứng, viêm khớp dạng thấp…
Cách dùng đông trùng hạ thảo
- Ăn sống: Đây là cách ăn đông trùng hạ thảo tươi phổ biến nhất. Với loại nguyên con, bạn chỉ cần rửa sạch với nước ấm rồi ăn trực tiếp. Ngoài ra, bạn nên ăn đông trùng hạ thảo vào lúc đói để cơ thể hấp thu được tốt nhất.
- Nấu thành các món ăn từ đông trùng hạ thảo: Khi nấu ăn, hãy thêm dược liệu này vào như một nguyên liệu. Bạn có thể sử dụng dạng bột tiện dụng hoặc nguyên con với những món ninh lâu như canh, hầm.
- Pha nước: Cho 5-7 sợi (nguyên con dạng tươi hoặc khô) vào ấm và đổ nước sôi vào, ngâm khoảng 10 phút là uống được. Hoặc bạn có thể chọn dạng bột hoặc túi lọc để pha trà tiện hơn.
- Ngâm rượu: Bạn có thể dùng loại nguyên con (tươi hoặc khô) xếp vào bình thủy tinh, sau đó đổ rượu trắng và ngâm trong khoảng 1 tháng. Rượu đông trùng hạ thảo có tác dụng tăng cường sức khỏe, có thể kết hợp thêm một số dược liệu khác như: kỷ tử, nhân sâm, nhung hươu,…
- Uống chế phẩm dạng nước: người bình thường nên uống 1-2 chai một ngày, còn người đang điều trị bệnh có thể uống 3-4 chai/ngày. Đông trùng hạ thảo uống khi cơ thể đang đói, vào buổi sáng sớm hoặc trước khi đi ngủ là tốt nhất. Tuy nhiên, không nên uống hằng ngày trong thời gian dài mà nên sử dụng cách nhau 3-7 ngày.
- Uống chế phẩm dạng viên: uống từ 1-2 viên/ngày trực tiếp với nước vào trước hoặc sau khi ăn.
Trên đây là tổng hợp thông tin về đông trùng hạ thảo. Đây là một dược liệu quý nhưng cần sử dụng đúng cách để đạt hiệu quả tốt nhất. Hy vọng những chia sẻ trong bài viết đã giúp các bạn biết cách tận dụng tối đa lợi ích của vị thuốc này.