Sắc sảo hay sắc xảo đúng chính tả?

Với sự phong phú của từ ngữ tiếng Việt thì việc bị sai chính tả rất thường xuyên xảy ra, nhất là với cặp chữ cái s – x. Sắc sảo hay sắc xảo chính là một ví dụ điển hình nhất mà nhiều quý vị độc giả hẳn không phải ai cũng có thể viết chính xác được. Vì vậy hôm nay chúng mình sẽ cùng các bạn tìm hiểu sắc sảo hay sắc xảo mới là đúng chính tả nhé.

Sắc sảo là gì?

Sắc sảo nghĩa là gì?
Sắc sảo nghĩa là gì?

Sắc là danh từ dùng để chỉ trạng thái hay vẻ mặt của con người (ví dụ như sắc mặt, vẻ mặt, sắc thái của khuôn mặt…). Ngoài ra thì sắc còn là một tính từ chỉ sự nhọn, bén của đồ vật. Động từ sắc dùng để chỉ hành động đun nấu thuốc cổ truyền (thường gọi là sắc thuốc).

Vậy đẹp sắc sảo là gì, khuôn mặt sắc sảo là gì? Sắc sảo là tính từ dùng để chỉ sự thông minh và nhạy bén của một ai đó. Từ này thường dùng để nhận xét về một người phụ nữ.

Trong một số trường hợp sắc sảo cũng có thể được dùng để nhận xét về một hành động hoặc làm lời bình dành cho một người nào đó.

Ví dụ: Anh ấy là một trong những cây viết sắc sảo nhất của tờ báo này.

Cô ấy có một lời nhận xét thật sắc sảo.

Có một từ nghe cũng tương đối giống sắc sảo nhưng ý nghĩa thì khác hoàn toàn đó là xéo sắc. Vậy xéo sắc là gì? Xéo sắc là tính từ dùng để chỉ những lời nói khiến người khác khó chịu, trong câu từ có rất nhiều ẩn ý thâm sâu, mang tính công kích nặng nề với người nghe. Xéo sắc cũng có thể dùng để chỉ những người có tích cách chua ngoa, cay nghiệt với người khác.

Co dãn hay co giãn, từ nào là đúng chính tả?

Sắc xảo là gì?

Gương mặt sắc sảo là gì?
Gương mặt sắc sảo là gì?

Trong tiếng Việt, từ xảo thường được dùng trong xảo quyệt, xảo ngôn hoặc xảo trá (tức là nói dối, lừa dối).

Có thể thấy là việc kết hợp từ “sắc” và từ “xảo” hoàn toàn không có ý nghĩa gì trong tiếng Việt. Sự nhầm lẫn giữa cách dùng từ sắc sảo hay sắc xảo chủ yếu là do viết sai chính tả. Từ này cũng không hề xuất hiện trong cuốn từ điển tiếng Việt nào. Vậy sắc sảo hay sắc xảo mới là đúng chính tả? Câu trả lời tất nhiên là sắc sảo rồi.

Vậy ý nghĩa của câu thơ “Kiều càng sắc sảo mặn mà” là gì? Tác giả Nguyễn Du nhấn mạnh vẻ đẹp của Kiều “càng sắc sảo mặn mà” như là một phép đòn bẩy, lấy hình mẫu là em gái Thúy Vân đã nâng nhân vật chính lên một bậc cao hẳn về cả tài lẫn sắc trước mắt người đọc. Khi dùng từ “sắc sảo” và “mặn mà”,  tác giả không dừng lại ở việc mô tả hình thức bên ngoài mà đã đi sâu vào thể hiện tài năng, tính cách bên trong, “một hai nghiêng nước nghiêng thành” của nàng Thúy Kiều.

Trải nghiệm hay trãi nghiệm là đúng chính tả Tiếng Việt

Một số ví dụ giúp phân biệt sắc sảo hay sắc xảo

Hình tượng “Kiều càng sắc sảo mặn mà” là gì?
Hình tượng “Kiều càng sắc sảo mặn mà” là gì?

Để tránh việc bị nhầm lẫn giữa sắc sảo hay sắc xảo, không còn cách nào khác là chúng ta cần luyện tập thường xuyên với từ này để rèn luyện cho mình phản xạ, có thể thử với những câu dưới đây:

Người vợ của anh ấy vô cùng sắc xảo => Sai (Đáp án đúng: Người vợ của anh ấy vô cùng sắc sảo)

Cô ấy có một cặp mắt sắc xảo => Sai (Đáp án đúng: Cô ấy có một cặp mắt sắc sảo)

Người con gái ấy thật sự có vẻ đẹp sắc sảo => Đúng

Tính tình cô ấy khá thông minh sắc sảo và tinh tế => Đúng

Những bài viết gần đây của anh ấy vẫn thể hiện sức bền của một cây bút sắc sảo => Đúng

Tính sắc sảo của cô gái được thể hiện qua lời nói => Đúng

Cô bé tỏ ra xắc sảo lanh lợi chiếm được cảm tình của nhiều người => Sai (Đáp án đúng: Cô bé tỏ ra sắc sảo lanh lợi chiếm được cảm tình của nhiều người)

Lời nhận xét tuy rất sắc sảo nhưng vẫn vô cùng dí dỏm => Đúng

Vừa rồi là những chia sẻ của chúng mình về sắc sảo hay sắc xảo mới là đúng chính tả. Hẳn là các bạn đã có cho mình câu trả lời chính xác rồi phải không nào? Chúc quý độc giả áp dụng thành công và hẹn gặp lại trong những bài viết thú vị tiếp theo trên Palada.vn nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *