Tự lập là một đức tính quan trọng quyết định đến sự thành công của một con người. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu tự lập là gì và tự lập có ý nghĩa như thế nào trong bài viết dưới đây nhé.
Tóm tắt
Tính tự lập là gì?
Hiểu một cách đơn giản nhất tự lập biểu hiện là một người tự mình làm mọi thứ mà không phải dựa dẫm hay trông mong vào sự giúp đỡ của người khác. Tự lập chính là việc bạn đã có thể tự bước đi trên đôi chân của mình cũng như thực hiện theo những kế hoạch đã được vạch ra từ trước. Điều này được thể hiện rõ ràng nhất thông qua cách suy nghĩ, hành động, sự quyết tâm và kết quả trong cuộc sống.
Những người có đức tính tự lập sẽ không thích ỷ lại và phải phụ thuộc vào người khác. Họ cảm thấy bất lực thậm chí vô dụng khi không thể nào tự làm điều mình muốn. Sống tự lập được thể hiện ở tất cả mọi khía cạnh trong cuộc sống đặc biệt không phân biệt tuổi tác. Một đứa trẻ được va chạm từ sớm hoàn toàn có thể tự lập hơn một thanh niên quen được cha mẹ bao bọc.
Con đường thành công có thể đến từ nỗ lực của chính mình được hình thành và cũng chịu tác động trực tiếp từ cách nuôi dạy con cái của bậc phụ huynh. Vì vậy để rèn cho con mình đức tính tự lập từ sớm, bố mẹ chính là người phải hiểu rõ nhất về khái niệm, bản chất của đức tính vô cùng có ích cho sự phát triển của con mình. “Hãy tự giúp mình đi rồi thiên đường sẽ giúp bạn” là một câu nói ấn tượng nhằm đề cao tính tự lập.
Cuộc sống là một chặng đường vô cùng dài với đầy rẫy những khó khăn, thử thách mà không ai có thể thay chúng ta bước đi được bởi chính họ cũng đang phải bận vượt qua những chông gai, trắc trở đó. Đôi chân trên cơ thể chúng ta được định hướng bước đi từ bộ não trong đầu chứ không phải trên người khác. Bởi vậy để hướng đi được tốt nhất chỉ được đưa ra từ chính bản thân bạn.
Không ai hiểu chúng ta hơn chính mình vì người ta đâu thể sở hữu bộ não của bạn, là trung tâm điều khiển mọi hoạt động. Bạn nghĩ rằng bố mẹ sẽ luôn là người che chở, đùm bọc và cho mình những định hướng thật phù hợp nhưng sự thật họ không thể đi theo ta suốt cuộc đời. Thậm chí đến cả cái bóng của chính mình cũng chỉ có thể xuất hiện tùy thời điểm. Chính vì lẽ đó mà tự lập đã trở thành một đức tính vô cùng quan trọng, đóng vai trò không thể thiếu được trên hành trình trưởng thành của một con người.
Ấu trĩ là gì? Tính cách, biểu hiện của người có suy nghĩ ấu trĩ
Hình thành được tính tự lập có ý nghĩa gì trong cuộc sống?
Sống tự lập để đi đến thành công. “Là con người, sự vĩ đại của chúng ta không phải nằm nhiều ở việc cải tạo thế giới mà nằm ở khả năng ta cải tạo chính mình” là câu nói của danh nhân Mahatma Gandhi. Ông đã nhận định một người vĩ đại không chỉ người đóng góp cải tạo thế giới mà là một người có thể cải tạo được chính mình tức là tự định hướng làm những điều phù hợp nhất với bản thân. Hay nói cách khác chính là tính tự lập.
Tự lập giúp chúng ta làm chủ được suy nghĩ cá nhân và xây dựng được tính tự chịu trách nhiệm trước những việc mình đã làm. Khi có tính tự lập, con người bỗng dưng trở nên có ý thức trách nhiệm với bản thân mình, biết tự lập kế hoạch, tự hành động kể cả tự mình vượt qua khó khăn. Từ đó kích thích bộ não được hoạt động và phát huy tính sáng tạo khi biết cách suy nghĩ, nhìn nhận bao quát mọi vấn đề.
Khi đã trở nên tự lập người ta hầu như không cần tới sự giúp đỡ của bất cứ ai, vì thế bắt buộc để giải quyết vấn để phải tự mình nghiên cứu vấn đề, tự mình đưa ra những đáp án để trả lời câu hỏi. Có bao giờ bạn hỏi bản thân tại sao nhiều người khác có thể làm được việc này mà mình lại không làm được? Vì những người thành công ngoài việc có tài năng, họ còn biết nỗ lực, cố gắng và có tính kỷ luật cao. Nhưng yếu tố kích thích tinh thần để quyết tâm vượt qua mọi rào cản bước tới thành công đó là tự lập.
Tự lập giúp con người khẳng định được chính bản thân mình. Nếu thành công của họ chờ đợi sự giúp đỡ từ người khác hẳn sẽ không có những Bill Gates, Steve Job, Jazz Ma,… ngày hôm nay. Họ thành công và trở thành huyền thoại trong lịch sử nhân loại từ bộ não trong đầu và từ đôi bàn tay trên cơ thể họ. Họ là minh chứng sống cho sự thành công nhất định phải có tính tự lập.
Đừng để cuộc sống này trở nên hoàn toàn vô nghĩa khi lãng phí trí tuệ, sức lực của bản thân. Hãy để giá trị của bản thân bạn được công nhận trong xã hội đem lại lợi ích cho chính mình cũng như cho nhiều người khác.
Tuy nhiên nói tự lập là không cần tới sự giúp đỡ của người khác thì cũng không hẳn là đúng. Chúng ta cần người đồng hành và cùng hỗ trợ công việc chứ không thể sống hưởng thụ trên sức lao động của họ. Không có tính tự lập, con người chúng ta dễ trở nên lạc lối, mất phương hướng nếu chẳng may thiếu đi sự giúp đỡ, từ đó trở nên mềm yếu, ỷ lại để rồi quên mất cách bước đi trên đôi chân của mình.
Vì sao con người nên rèn luyện tính tự lập?
Dù ở độ tuổi nào, đặc biệt khi trưởng thành đó là giai đoạn mà con người phải đối mặt với nhiều biến cố nhất trong cuộc đời chính là lúc phải quyết định hướng đi cho tương lai thì tình tự lập là yếu tố cần thiết nhất.
Tự lập cần được định hướng và rèn luyện từ rất sớm cho con cái bởi những đấng sinh thành. Dù con của chúng ta có thông minh hay chỉ bình thường thậm chí có tư duy không tốt, bố mẹ cũng nên rèn luyện cho con mình tính tự lập từ sớm để chúng phát triển suy nghĩ, biết cách vượt qua những biến cố rồi sẽ phải xảy ra trong cuộc đời. Điều thành công nhất của những người làm cha mẹ đó là không chỉ cho con mình cuộc đầy đủ mà còn phải có cách để nuôi dạy chúng sao cho đúng.
Hãy học cách nuôi dạy con trẻ từ những nước phát triển để biết vì sao ở đó trẻ em lại thông minh tới như vậy. Những đứa trẻ này được rèn luyện tính tự lập từ rất sớm nên chúng được làm quen dần với cách nghĩ, bộ não được sản sinh lượng chất xám tối đa và càng ngày càng trở nên thông minh hơn.
Khi có tính tự lập, trẻ con có tư duy để làm mọi việc mà không cần tới sự giúp đỡ của người lớn. Đây chính là chìa khóa quan trọng nhất để mở ra cánh cửa trưởng thành bước vào cuộc sống đầy rẫy những khó khăn và trắc trở.
Tự lập giúp trẻ em tự tin hơn về bản thân khi giao tiếp hay làm bất cứ việc gì, phải vận động trí não để tư duy sẽ là việc bắt buộc và sau này khi bước vào đời chúng sẽ biết cách thích nghi nhanh với cuộc sống, kiếm tiền tốt hơn, cơ hội việc làm sẽ tìm đến với người có tính tự lập nhiều hơn.
Rèn luyện tính tự lập là con đường tắt đi tới thành công
Dù ở bất cứ độ tuổi nào thì con người cũng cần rèn luyện tự lập. Tự lập không phải tính sinh ra đã có mà nó hoàn toàn có thể được rèn luyện trong thời kỳ lớn lên tiếp xúc với những sự kiện trong cuộc sống. Hãy để con mình phát huy bản năng vốn có bằng cách rèn luyện cho chúng thói quen nhỏ nhặt nhất, chẳng hạn như:
– Hướng dẫn con làm việc nhà: Chúng ta đang dạy cho nó cách để sống khi một mình mà không cần trông chờ vào sự giúp đỡ của bất cứ ai. Có thể ban đầu con không thể hoàn thành hết mọi việc hay công việc đạt kết quả không cao nhưng ít ra chúng cũng được tiếp xúc lần đầu tiên để những lần sau không còn bỡ ngỡ. Hãy dành cho con lời động viên bằng cách đánh giá cao về việc chúng làm để khích lệ tinh thần phát huy cũng như khả năng làm việc những lần tới.
– Hãy để con làm theo việc theo cách của riêng chúng: Khi giao việc cho con, bạn không nên áp đặt suy nghĩ của cá nhân mình lên cách làm của con. Hãy để chúng tự làm theo cách riêng bởi đó chính là những khả năng sáng tạo mà con đang phát huy.
– Đừng đề cao sự hoàn hảo: Bọn trẻ đang trong quá trình tiếp xúc với các hoạt động của cuộc sống dù cho đó là những việc đơn giản nhất. Vậy nên sẽ không thể nào tránh khỏi sai lầm. Lúc này điều chúng ta làm không phải là trách móc chúng mà cần chỉ cho chúng lỗi sai và cách sửa lại hoặc cũng có thể để cho trẻ thời gian để tìm ra cách khắc phục trước khi được phụ huynh gợi ý.
– Để con tự giải quyết rắc rối: Nếu bất cứ rắc rối nào phụ huynh cũng thay con giải quyết thì liệu còn có cơ hội nào để con học được cách tự lập trong suy nghĩ nhằm tìm ra hướng giải quyết cho bản thân? Muốn con được trưởng thành hãy để nó vấp ngã và tự mình đứng lên từ chính chỗ vừa ngã đó. Nhưng nếu quá khó khăn thì bố mẹ cũng có thể đưa ra một vài gợi ý nhưng đấy không phải cách giải quyết cuối cùng.
– Khuyến khích, động viên để con được tiến bộ hơn: Khi chúng gặp khó khăn, hay vướng phải một rắc rối nào đó hãy trao cho con mình niềm tin bằng những lời động viên để không bị lạc lõng và có tinh thần quyết tâm hơn.
Trên đây là những chia sẻ của chúng mình về tính tự lập là gì và tự lập có ý nghĩa như thế nào trong đời sống. Hy vọng qua nội dung bài viết này mọi người sẽ có nhận thức, đánh giá cao hơn về tính tự lập để từ đó mà rèn cho bản thân tính tự lập góp phần vào sự phát triển xã hội. Hẹn gặp lại các bạn trong những nội dung bổ ích tiếp theo trên Palada.vn.