Bế tắc là gì? Biểu hiện, cách vượt qua bế tắc trong cuộc sống

Vô vàn những áp lực từ cuộc sống hiện đại khiến chúng ta đôi lúc cảm thấy bị stress và bế tắc, mất phương hướng. Vậy bế tắc là gì? Biểu hiện, nguyên nhân của sự bế tắc là gì?. Cùng Palada.vn tìm hiểu cách để vượt qua bế tắc trong cuộc sống, công việc qua bài viết sau. 

Bế tắc là gì?

Bế tắc là tính từ diễn tả trạng thái tâm lý của con người khi không tìm được cách giải quyết cho những khó khăn đang gặp phải và cảm thấy bị dồn vào đường cùng. 

Bế tắc diễn tả trạng thái tâm lý cảm xúc của con người
Bế tắc diễn tả trạng thái tâm lý cảm xúc của con người

Vậy nên, bế tắc có thể hiểu là cảm giác buồn chán, mất phương hướng và trì trệ mọi chuyện. Trạng thái này mang xu hướng tiêu cực nên dễ khiến một ai đó mệt mỏi, chán nản. Vậy nên khi đối mặt với bế tắc, đa số người sẽ tìm cách lẩn trốn thay vì tìm cách giải quyết để vượt qua khó khăn.

Biểu hiện của sự bế tắc trong công việc, cuộc sống

Khi bạn cảm thấy cuộc sống bế tắc mệt mỏi sẽ xuất hiện những dấu hiệu dưới đây:

Mất đi hứng thú với bất kỳ điều gì   

Bạn bỗng cảm thấy không còn hứng thú hay ngạc nhiên với bất cứ điều gì?  Ngay cả khi bạn gặp người mà mình đã từng rất muốn gặp, được ăn món ăn mình yêu thích,…mà bạn vẫn cảm thấy chán nản, không hứng thú, mặn mà thì chắc chắn bạn đang gặp bế tắc về điều gì đó. Lúc này, có thể tinh thần của bạn đang không ổn. 

Luôn cảm thấy mệt mỏi, chán nản và không hứng thú với bất kỳ điều gì
Luôn cảm thấy mệt mỏi, chán nản và không hứng thú với bất kỳ điều gì

Trở nên thờ ơ với tất cả 

Nếu bạn không còn quan tâm, chăm chút đến ngoại hình của chính mình, bỏ mặc mọi thứ xung quanh, lười dọn dẹp nhà cửa,…thì có thể bạn đang đối mặt với sự khủng hoảng và bế tắc trong cuộc sống. Sự thờ ơ với chính mình, với môi trường xung quanh cho thấy cuộc sống đang diễn ra không suôn sẻ và bạn từ bỏ việc tìm kiếm giải pháp khắc phục. 

Không quan tâm bất kỳ điều gì, trở nên thờ ơ
Không quan tâm bất kỳ điều gì, trở nên thờ ơ

Lười giao tiếp 

Người rơi vào bế tắc thường thu mình lại và không muốn giao tiếp với mọi người. Bạn hoàn toàn không muốn gặp gỡ, giao tiếp với bất cứ ai, kể cả người thân, bạn bè. Bạn tắt trạng thái hoạt động hoặc khóa hết các trang mạng xã hội, ứng dụng trò chuyện,…Đây đều là những biểu hiện cho thấy bạn đang rơi vào bế tắc. Việc làm này khiến bạn càng trở nên cô độc

Sống khép mình, lười giao tiếp với mọi người
Sống khép mình, lười giao tiếp với mọi người

Sống mãi với quá khứ hoặc luôn mơ về tương lai

Bạn luôn hoài niệm về quá khứ hoặc mơ tưởng về tương lai tốt đẹp nhưng lại chẳng hành động. Bạn sẽ chẳng thể thoát khỏi những mơ hồ, hoang mang và không biết phải bước tiếp như thế nào? Điều này chỉ khiến bạn rơi vào bế tắc mà thôi.

Dễ tức giận và nổi cáu 

Vui, buồn, giận dữ,…là cảm xúc bình thường của con người. Tuy nhiên, nếu bạn luôn cảm thấy khó chịu, dễ nổi cáu dù chuyện chẳng có gì thì có lẽ tâm lý, tinh thần của bạn đang gặp vấn đề. Bạn phức tạp hóa mọi chuyện, lấy đó là cái cớ để trút giận và luôn nhìn đời bằng con mắt tiêu cực, không thể thoát ra được. Đó là lúc bạn cảm thấy bế tắc.

Dễ tức giận và nổi nóng
Dễ tức giận và nổi nóng

Chán ghét công việc 

Bạn không còn hứng thú với công việc, chỉ mong một ngày làm việc kết thúc thật nhanh. Mới đầu tuần đã mệt mỏi móng tới cuối tuần để được nghỉ ngơi. Bạn chán ghét cả đồng nghiệp, khó chịu với cảnh đi làm xa, tắc đường mỗi ngày,…Tất cả đều là biểu hiện rõ sự chán ghét công việc và cũng khiến bạn rơi vào bế tắc. 

Có những thói quen xấu 

Khi rơi vào bế tắc, con người thường có xu hướng sa vào tệ nạn xã hội như rượu bia, thuốc lá, đi đêm, thức khuya,…để quên khó khăn đang gặp phải. Thế nhưng, những thói xấu này chỉ khiến thể xác, tinh thần và cuộc sống của bạn trở nên tồi tệ hơn mà thôi. 

Con người thường có xu hướng sa vào tệ nạn xã hội như rượu bia, thuốc lá
Con người thường có xu hướng sa vào tệ nạn xã hội như rượu bia, thuốc lá

Cả ngày vùi đầu vào điện thoại

Các nhà khoa học tại Đại học Y khoa Pittsburgh, Mỹ đã phát hiện ra rằng những người dành hơn 1 giờ mỗi ngày trên các mạng xã hội dễ bị trầm cảm hơn. Liên tục “dán mắt” vào điện thoại dẫn đến sự mặc cảm, suy nhược thần kinh và cảm giác cô đơn.

Nguyên nhân của sự bế tắc

  • Thiếu động lực và đam mê làm việc khiến cho bạn không muốn nỗ lực vì mục tiêu công việc.
  • Làm việc cường độ cao liên tục khiến cho bạn cảm thấy stress, đầu óc rơi vào tình trạng mệt mỏi, dẫn tới trì trệ công việc, bế tắc trong công việc
  • Gặp vấn đề với các mối quan hệ xung quanh. Khi mất dần sự kết nối do mâu thuẫn khiến bạn không tìm được niềm vui trong công việc, cuộc sống. Sự căng thẳng, bức bối lâu ngày khiến bạn rơi vào bế tắc.

Khi bế tắc nên làm gì – Cách vượt qua bế tắc

Tự nhìn nhận lại chính mình

Nếu bạn rơi vào bế tắc do mất đi niềm đam mê với công việc thì điều đầu tiên bạn nên làm là xem xét lại bản thân, xác định lại mục tiêu của mình là gì, công việc hiện tại của mình có thực hiện mục tiêu đó không. 

Tự nhìn nhận, đánh giá lại bản thân
Tự nhìn nhận, đánh giá lại bản thân

Nếu công việc đang làm vẫn là đam mê của bạn thì hãy suy nghĩ để đưa ra một phương pháp mới làm việc hiệu quả nhất. Bạn cũng có thể tham gia một cuộc thi về ngành nghề của mình để tạo thêm hứng khởi. 

Còn nếu công việc đó không phải đam mê của bạn thì bạn hãy đi tìm cho mình một công việc mới theo đúng đam mê, cần lựa chọn thật kỹ để tránh trường hợp bế tắc như trước nhé!

Cân bằng cảm xúc cá nhân

Hãy tập cho mình khả năng kiểm soát cảm xúc, học cách cân bằng cảm xúc, tập thói quen sắp xếp công việc một cách đơn giản, khoa học và hợp lý.

Học cách cân bằng cảm xúc cá nhân
Học cách cân bằng cảm xúc cá nhân

Dành thời gian thư giãn, nạp năng lượng

Sau thời gian làm việc quá áp lực, mệt mỏi bạn cần thư giãn. Hãy tạo cho mình một không gian riêng, làm những điều mình thích để nạp thêm năng lượng, cải thiện tinh thần trước khi quay lại làm việc.

Dành thời gian thư giãn, nạp năng lượng khi cảm thấy bế tắc
Dành thời gian thư giãn, nạp năng lượng khi cảm thấy bế tắc

Cải thiện, nâng cao chất lượng các mối quan hệ với bạn bè, đồng nghiệp

Khi quan hệ giữa bạn và mọi người không tốt thì hãy tìm cách cải thiện chúng. Cần tìm hiểu nguyên nhân vì sao mọi người lại không thích mình. Từ đó, điều chỉnh thái độ, hành vi cho phù hợp. Hãy trò chuyện và giao tiếp nhiều hơn với đồng nghiệp để hiểu họ và tìm được tiếng nói chung.

Cải thiện, nâng cao chất lượng các mối quan hệ với bạn bè, đồng nghiệp
Cải thiện, nâng cao chất lượng các mối quan hệ với bạn bè, đồng nghiệp

Nhìn mọi thứ bằng ánh nhìn tích cực 

Hãy tin rằng bạn vẫn có thể tìm thấy những điều tốt đẹp trong tình huống khó khăn nhất. Mọi sự việc xảy ra đều có hai mặt. Có thể sự việc vừa xảy ra bạn không hề mong muốn, nhưng biết đâu đó lại là cơ hội để đón chào điều gì đó tốt đẹp hơn thì sao.

Nếu như một vấn đề nào đó khiến bạn suy sụp, đừng vội buồn lòng, hãy nhìn xung quanh đi, còn rất nhiều điều tốt đẹp trong cuộc sống này đáng để bạn trân trọng. Hãy luôn nhớ rằng, xung quanh bạn còn có gia đình yêu thương, bè bạn quý mến,…Họ chính là động lực để bạn vượt qua khó khăn và khiến bạn phấn chấn hơn mỗi ngày đấy.

Vận động thể dục thể thao thường xuyên

Khi bắt đầu cảm thấy stress, tinh thần tụt dốc, hãy đi dạo, chạy bộ hoặc đạp xe. Các hoạt động thể dục thể thao sẽ khiến cơ thể bạn được vận động và lồng ngực căng tràn không khí trong lành.

Vận động thể dục thể thao thường xuyên
Vận động thể dục thể thao thường xuyên

Hãy cố gắng ra ngoài nhiều hơn bởi ánh nắng mặt trời sẽ giúp cải thiện tâm trạng của bạn rất nhiều đấy. Bạn sẽ nhanh chóng thoát khỏi cảm giác mệt mỏi, uể oải và bế tắc.

Quyết định mạo hiểm

Nếu tâm trạng của bạn đi xuống vì cảm thấy bế tắc, thì hãy mạnh dạn thử những thứ mới, thứ bạn muốn làm. Nỗi sợ hãi khiến bạn không dám theo đuổi những gì mình muốn nhưng chính sự do dự đó làm bạn càng sợ hãi.

Nỗi sợ sẽ chẳng bao giờ biến mất khỏi cuộc đời này. Điều bạn cần là gạt nỗi sợ hãi sang một bên, thực hiện một cú nhảy vọt và xem bản thân có thể đi xa đến đâu. Bất kể điều tồi tệ gì có thể xảy ra. Hãy theo đuổi nó đến cùng, thử lại vài lần nếu vẫn chưa thành công bởi dù sao thì bạn cũng đã dám hành động. Vẫn hơn là ngồi im và sống trong sợ hãi, bế tắc.

Đừng quá khắt khe với bản thân

Khi cảm thấy cuộc sống quá nhiều khó khăn, áp lực đổ dồn lên bạn thì đây chính là cơ hội để bạn hành động và làm chủ bản thân mình. 

Đôi khi bạn cần bước lùi lại và tạo niềm tin cho chính mình. Bạn là một người tuyệt vời. Không cho phép bạn nghĩ rằng mình kém cỏi chỉ vì bạn dành một ngày để nghỉ ngơi mà không làm việc gì. Những điều khó khăn chỉ là tạm thời rồi mọi thứ sẽ dần tốt đẹp hơn thôi.

Ăn đủ bữa, ngủ đủ giấc

Cuộc sống của mỗi chúng ta đâu phải lúc nào cũng xuôi chèo mát mái. Đừng bận tâm. Việc bạn cần làm là hãy chăm sóc tốt bản thân mình. Việc ăn uống ngủ nghỉ điều độ là điều rất quan trọng. Bởi khi não bộ bị tê liệt, công việc sẽ không được hoàn thành và hệ lụy tất yếu là bạn sẽ rơi vào tình trạng bế tắc.

Điềm tĩnh là gì? Biểu hiện, cách rèn luyện tính bình tĩnh

Tha thứ là gì? Học cách tha thứ cho bản thân và người khác

Ăn uống khoa học, lành mạnh
Ăn uống khoa học, lành mạnh

Hoàn thành mục tiêu ban đầu

Hãy sống có mục tiêu. Mục tiêu chẳng cần phải thật vĩ đại ngoài tầm với. Hãy lập ra những dự định nhỏ rồi từ đó sẽ dẫn tới đích đến lớn hơn. Khi có mục tiêu và hiện thực hóa mục tiêu đó, bạn sẽ thấy mọi thứ tuyệt vời hơn rất nhiều. 

Hy vọng với những thông tin trên đây, các bạn đã hiểu được bế tắc là gì. Biểu hiện và cách vượt qua bế tắc. Nếu bạn đang ở trong hoàn cảnh khó khăn, cảm thấy bế tắc thì hãy nhớ rằng bạn không hề đơn độc. Người thân, bạn bè luôn bên bạn, sẵn sàng hỗ trợ bạn khi gặp khó khăn. Đừng chỉ vì một vài thất bại trong công việc, tình cảm mà cảm thấy chán nản hay có những việc làm không tốt với bản thân nhé! Chúc bạn luôn lạc quan, vui vẻ và hạnh phúc với cuộc sống.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *