Bột gạo làm bánh gì? Tổng hợp những món ngon làm từ bột gạo

Bột gạo là một nguyên liệu quen thuộc trong các món bánh của người Việt Nam. Để biết bột gạo làm bánh gì ngon thì chúng ta hãy cùng tham khảo một số món bánh ngon, đặc sắc làm từ bột gạo trong bài viết dưới đây nhé.

Bánh đúc nóng

Nhắc đến bột gạo và bột năng làm bánh gì ngon thì không thể thiếu được món bánh đúc nóng khi những cơn gió mùa đầu tiên len lỏi trên phố phường Hà Nội. Đây là món quà góp phần làm nên nét đặc trưng của mùa đông miền Bắc.

Bánh đúc nóng
Bánh đúc nóng

Bánh đúc nóng là một thức quà quê dân dã đã tồn tại khá lâu đời trong ẩm thực Việt Nam. Thay vì ăn bánh đúc nguội chấm tương hoặc xắt lát để trộn nộm, người dân Hà Nội lại nghĩ ra cách thưởng thức nóng độc đáo. Đây là món ăn đặc trưng khi nói đến bột gạo tẻ làm bánh gì.

Món ăn bình dân này là sự kết hợp hoàn hảo của nhiều nguyên liệu, mang trong mình sự tròn đầy của ngũ vị hài hòa. Một bát bánh đúc nóng đủ vị bao gồm bánh đúc dẻo quánh, hơi nồng được nấu từ bột gạo tẻ, một chút bột năng với nước vôi trong. 

Nhân bánh đúc làm từ thịt nạc băm nhỏ xào hành hoa, mộc nhĩ và có thể cả vài miếng đậu phụ rán vàng ươm. Cuối cùng là thêm vài cọng rau mùi, chút hành khô phi rồi chan nước dùng ngọt dịu. Để có cốt bánh mềm, không quá đặc hay quá lỏng, người nấu chọn gạo rất kỹ, ngâm gạo vừa đủ, xay bột, quấy bánh dùng ngay. 

Vào những ngày gió lạnh cuối thu, món bánh đúc nóng là lựa chọn lý tưởng để lót dạ sau một chiều đi dạo phố xá. Bưng trên tay bát bánh đúc nóng hổi, đậm đà mùi thơm của hành phi, thịt xào mộc nhĩ, rau mùi… rồi vừa xì xụp, vừa xuýt xoa, còn điều gì tuyệt vời hơn thế?

Bánh bò thốt nốt An Giang

Bột gạo nếp làm được những loại bánh gì lạ miệng? Bánh bò là một món ăn dân dã của người dân các tỉnh miền Tây. Chính vì vậy nếu chưa từng đến xứ Châu Đốc, An Giang chơi thì cái tên bánh bò thốt nốt có vẻ lạ lẫm với bạn.

Bánh bò thốt nốt
Bánh bò thốt nốt

Đây là một đặc sản mang tính đặc trưng cho ẩm thực của xứ Bảy Núi và bạn chỉ có thể thưởng thức món bánh này chuẩn vị tại đây. Bánh bò thốt nốt có nguồn gốc bắt đầu từ loài cây cùng tên, đóng vai trò quan trọng trong đời sống người dân Khmer. Từ thân, lá, hoa đến quả của loại cây thốt nốt đều được bà con tận dụng triệt để. 

Ngoài những nguyên liệu như bột gạo nếp, nước cốt dừa,… món bánh bò đặc sản này còn được chế biến từ đường thốt nốt và bột của vỏ quả thốt nốt. Bánh bò thốt nốt thường có màu vàng ươm đẹp mắt và hấp dẫn.

Đặc sản bánh bò thốt nốt có vị thơm cơm rượu, béo của nước dừa cùng với vị ngọt thanh của đường thốt nốt, mang đến hương vị mà bạn không thể thấy ở các loại bánh bò truyền thống. 

Bánh bò thốt nốt là món bánh ngọt lý tưởng giúp bạn nạp thêm năng lượng, bởi hàm lượng carbohydrate và chất béo bão hòa dồi dào trong bánh. Bạn có thể dùng bánh bò thốt nốt như một món ăn điểm tâm, tráng miệng, hoặc là ăn kèm thịt khìa, heo quay… Bánh bò thốt nốt cũng là món đặc sản được nhiều người chọn mua làm quà khi đến thăm vùng đất này.

Bánh tôm Hồ Tây

Để nói về làm bánh gì từ bột gạo thì có lẽ ai từng sống ở Hà Nội không thể không biết tới món bánh tôm Hồ Tây. Bánh tôm Hồ Tây bắt đầu phổ biến ở Hà Nội từ những năm 30 của thế kỷ trước. Thời điểm đó, dọc đường Thanh Niên có rất nhiều gánh hàng rong tụ tập.

Bánh tôm Hồ Tây
Bánh tôm Hồ Tây

Sau này, khu vực quanh Hồ Tây trở nên sầm uất và nổi tiếng. Các gánh hàng được tập hợp lại và mở ra một nhà hàng lớn dọc theo bờ sông. Từ đó, nhà hàng bánh tôm Hồ Tây dần được chú ý, trở thành nét độc đáo riêng của Hồ Tây.

Bột gạo nếp làm bánh gì ngon? Nguyên liệu làm món bánh tôm thật ra cũng không quá cầu kỳ. Bánh tôm chỉ có 3 nguyên liệu chính là tôm, bột gạo và trứng, gần đây có biến tấu thêm khoai lang bào sợi để tăng độ giòn và hương vị thơm ngon. Thay vì nghiền tôm thành bột như các món ăn khác thì món bánh tôm này sử dụng tôm nguyên con.

Tôm ướp trong gia vị trong khoảng 15 đến 20’ cho ngấm. Sau đó, tôm được nhúng vào bột có pha thêm trứng và gia vị, cho vào chảo rán ngập dầu cho đến khi chín vàng đều. Cắn một miếng bánh tôm là thấy giòn tan trong miệng, con tôm không quá to nhưng rất ngọt và chắc thịt. Ăn bánh tôm thì không thể thiếu được bát nước chấm chua ngọt cùng với dưa góp ăn kèm với rau sống rất đã miệng.

Bánh nhãn Nam Định

Bột gạo nếp và trứng gà là 2 nguyên liệu chính làm nên món bánh nhãn nổi tiếng của Nam Định.

Bánh nhãn Nam Định
Bánh nhãn Nam Định

Làm bánh nhãn là một trong những nghề truyền thống từ lâu đời ở Hải Hậu, Nam Định. Nhiều nhà có đến 60 năm kinh nghiệm làm bánh, truyền lại cho con cháu qua từng thế hệ. 

Bánh nhãn không phải được làm từ quả nhãn tươi như nhiều người vẫn nghĩ khi nghe tên lần đầu. Thực tế, bánh được làm từ những nguyên liệu như bột gạo nếp, trứng gà, đường trắng, mỡ lợn…, có hình tròn, màu vàng óng giống trái nhãn nên được người dân địa phương đặt tên như vậy. 

Độ ngon, giòn, nở của bánh nhãn phụ thuộc nhiều vào tỷ lệ bột và trứng bởi bánh không thêm bất kỳ chất phụ gia nào nên nếu quá nhiều bột hoặc trứng, bánh cũng sẽ không ngon, giòn, bị phồng rộp. Đặc biệt những chiếc bánh này được rán bằng mỡ lợn do mỡ lợn có nhiệt độ sôi lớn hơn dầu ăn mà lại không bị cháy nên bánh rán sẽ thơm, giòn, dậy mùi gạo nếp và trứng.

Bánh nhãn được áo một lớp đường trắng mịn nhưng không quá dày. Bánh có vị thơm của trứng, dẻo của bột gạo nếp, ngọt nhẹ của đường mà lại giòn tan trong miệng, có thể hấp dẫn bất kỳ ai ngay khi cắn miếng đầu tiên.

Cách làm Mochi chấm kem sữa tại nhà “chuẩn ngon như quán” 

Tokbokki là gì? Cách làm bánh gạo Tokbokki chuẩn Hàn Quốc

Bánh cuốn

Thông thường các món bánh từ bột gạo sẽ được làm từ bột gạo nếp, thế nhưng bột gạo tẻ làm được bánh gì thì lại có một món ăn vô cùng quen thuộc mà có lẽ bất cứ ai cũng đã từng thưởng thức đó là bánh cuốn. 

Bánh cuốn chả nướng
Bánh cuốn chả nướng

Bánh cuốn là món ăn được làm cầu kỳ ngay từ lúc chọn gạo, xay và ngâm để có thể tráng thành miếng bánh vừa mềm, vừa dai lại đảm bảo đẹp mắt. Để có được món bánh cuốn ngon, nước chấm và hành khô phi là hai nguyên liệu quan trọng nhất. 

Nước pha chua dịu từ giấm, nước mắm và một chút tiêu, ớt sẽ mang lại hương vị đậm đà, tinh tế khi thưởng thức món ăn này. Hành phi phải chọn loại đặc biệt, bóc vỏ, thái mỏng và phi lên vừa thơm vừa vàng khiến ai ngửi thấy cũng muốn ăn ngay.

Thông thường bánh cuốn có thể ăn nóng kèm nước chấm là đã đủ ngon nhưng ở mỗi địa phương lại có những biến tấu cho phù hợp với khẩu vị như bánh cuốn chả nướng ở Hà Nam, bánh cuốn nước hầm xương ở Cao Bằng, bánh mướt với lòng gà ở Nghệ An…

Vậy là vừa rồi chúng ta đã cùng nhau khám phá bột gạo làm bánh gì ngon và hiểu hơn về một số món bánh nổi tiếng có nguyên liệu từ bột gạo. Bạn yêu thích món ăn nào nhất, hãy để lại bình luận bên dưới cho chúng tôi biết nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *