Giá trị thặng dư là gì? Tổng hợp những kiến thức liên quan

Thặng dư là một trong những khái niệm rất quan trọng đối với các ngành học về kinh tế. Vậy giá trị thặng dư là gì? Ý nghĩa và cách tính giá trị thặng dư ra sao. Hãy đi tìm lời giải qua bài viết này nhé!  

Thặng dư là gì?

Thặng dư chính là số tiền chênh lệch của giá trị hàng hóa mang lại cho chủ sở hữu khi đã trừ đi số tiền mà chủ sở hữu chi ra để sản xuất loại hàng hóa đó. 

Ví dụ: Ông chủ của công ty B thuê nhân công C về làm việc và trả lương cho công nhân C với số tiền là 50 nghìn/giờ. Nhưng trong một giờ làm việc đó công nhân C này có thể tạo ra sản phẩm có giá trị là 70 nghìn. Như vậy số tiền 20 nghìn chênh lệch trên chính là thặng dư.

Công thức thể hiện giá trị thặng dư là T – H – T’. Có nghĩa là lúc nhà đầu tư bản có tiền, rồi dùng tiền đó tạo ra hàng hóa, hàng hóa sẽ bán đi và đổi lại thành lượng tiền cao hơn ban đầu.

Giá trị thặng dư là gì?

Giá trị thặng dư được tạo ra từ sản xuất, nó là phần giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động do người công nhân tạo ra. Và giá trị mới dôi ra này bị chiếm không trong phương thức sản xuất của tư bản chủ nghĩa. Đây cũng chính là ý nghĩa giá trị thặng dư.

tỷ suất giá trị thặng dư
Giá trị thặng dư là gì?

Việc sản sinh và chiếm đoạt giá trị thặng dư chính là sự phản ánh quy luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản. Trong quy luật này nhà tư bản phải trả chi phí vào việc mua tư liệu sản xuất và sức lao động để thu lại được một số tiền dôi ra ngoài số tiền đã chi trong quá trình sản xuất. Và số tiền đó này chính là giá trị thặng dư.

Hiện có 2 phương pháp chủ yếu để thu được giá trị thặng dư đó là giá trị thặng dư tuyệt đối và tương đối. 

Công thức tính là: m’ = m/v * 100%

Trong đó: 

tỷ suất giá trị thặng dư (m’) là tỷ suất giá trị thặng dư

m: giá trị thặng dư

v: là tư bản khả biến

Tỷ suất lợi nhuận sẽ phản ánh nguồn lợi cuối cùng cho doanh nghiệp còn còn tỷ suất giá trị thặng dư phản ánh độ bóc lột của nhà tư bản. Còn khối lượng giá trị thặng dư phản ánh quy mô của sự bóc lột.

Bản chất của thặng dư

Bản chất của thặng dư đó là chủ nghĩa tư bản bóc lột công sức của người lao động để tạo ra nhiều giá trị thặng dư hơn. Nhà tư bản bóc lột công nhân càng nhiều thì giá trị thặng dư tạo ra càng cao. Chính vì điều này, mà người giàu thì cứ giàu mãi, còn người nghèo thì cứ nghèo mãi. 

giá trị thặng dư siêu ngạch
Chủ doanh nghiệp sử dụng sức lao động của công nhân để tạo ra nhiều giá trị thặng dư hơn

Những yếu tố ảnh hưởng đến giá trị thặng dư

Các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị thặng dư là:

  • Năng suất lao động
  • Thời gian lao động
  • Cường độ lao động
  • Công nghệ sản xuất
  • Thiết bị, máy móc
  • Vốn
  • Trình độ quản lý

Hiện nay, thay vì tăng cường độ lao động chân tay như ngày xưa các doanh nghiệp hiện nay chủ yếu đầu tư vào các loại thiết bị máy móc hiện đại. Sử dụng máy móc hiện đại sẽ giúp cho năng suất lao động cao hơn, từ đó giá trị sản phẩm tạo nên cũng cao hơn.  

Các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư

– Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối

Với phương pháp này thì giá trị thặng dư tuyệt đối được sản xuất ra bằng cách kéo dài thời gian lao động thặng dư trong khi giá trị sức lao động, năng suất lao động và thời gian lao động tất yếu không đổi.

– Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối

Đây là phương pháp rút ngắn thời gian lao động tất yếu bằng cách giảm giá trị sức lao động từ đó tăng thời gian lao động thặng dư lên trong khi cường độ lao động, điều kiện ngày lao động không đổi.

Quan điểm phản biện về giá trị thặng dư

Quan điểm về giá trị thặng dư của Các Mác đã tồn tại từ lâu và hiện nay vẫn được áp dụng. Tuy nhiên trong thời điểm hiện nay nhiều nhà kinh tế đã chỉ ra một vài luận điểm của lý thuyết không còn phù hợp trong bối cảnh hiện tại.

Nhưng nhiều người cũng cho rằng, gán cho tư bản “tội danh” bóc lột sức lao động là rất bất công bởi họ là người bỏ tiền ra để đầu tư và tạo ra công ăn việc làm cho người lao động thì họ thu lại lợi nhuận là điều đương nhiên. Trong quá trình sản xuất cũng tồn tại nhiều rủi ro. Nếu những rủi ro này xảy ra thì người mất tiền và chịu lỗ vẫn là nhà tư bản.

giá trị thặng dư tương đối
Nhiều người cho rằng, lý thuyết giá trị thặng dư của Karl Marx không còn đúng trong bối cảnh hiện tại

Ngoài ra, một điều nữa mà ông Mác chưa nhắc đến đó là do trong thời đại hiện nay chủ doanh nghiệp nào cũng cần phải đóng thuế. Ví dụ doanh nghiệp không thể nhận hết giá trị thặng dư do ở Việt Nam hiện nay doanh nghiệp phải đóng thuế thu nhập lên đến 25%. Số tiền đóng thuế này được chi ra từ giá trị thặng dư. 

Ngoài ra, trong tình hình kinh doanh hiện nay. Doanh nghiệp trả công cho nhân viên là 50 nghìn/giờ, còn công nhân làm ra giá trị sản phẩm là 70 nghìn/giờ. 20 nghìn chênh lệch này cũng không hẳn nằm yên trong túi doanh nghiệp, bởi việc cạnh tranh là điều đương nhiên. Muốn không bị lép vế thì doanh nghiệp phải đưa ra các chương trình khuyến mãi hoặc làm marketing thương hiệu. 

Cuối cùng, người lao động cũng không tự dưng mà biết cách làm ra sản phẩm hoặc tự công ty có thể vận hành được. Tất cả những điều này phải cần chủ doanh nghiệp bỏ vốn ban đầu và chất xám để nghiên cứu thị trường và vận hành công ty. Suy cho cùng giá trị thặng dư tạo ra chính là tiền lương mà chủ doanh nghiệp cần được nhận.  

Giá trị thặng dư siêu ngạch

Đây chính là phần giá thặng dư thu được sau khi tăng năng suất lao động cá biệt, làm giá trị cá biệt của hàng hóa thấp hơn so với giá của thị trường.

Theo từng trường hợp, giá trị thặng dư siêu ngạch là hiện tượng tạm thời, nhanh chóng xuất hiện rồi cũng có thể nhanh chóng mất đi. Nhưng theo đuổi giá trị thặng dư siêu ngạch là mong muốn của nhà tư bản và là động lực mạnh nhất để thúc đẩy các nhà tư bản hợp lý hóa sản xuất, cải tiến kỹ thuật.

So sánh giá trị thặng dư và lợi nhuận 

– Giống nhau

Cả lợi nhuận và giá trị thặng dư đều có một nguồn gốc là kết quả lao động không công của công nhân.

– Khác nhau

Giá trị thặng dư phản ánh nguồn gốc và bản chất của nó đó là kết quả của sự chiếm đoạt lao động không công từ công nhân, 

Lợi nhuận chỉ là một hình thái thần bí hóa của giá trị thặng dư.

Qua những thông tin trên hy vọng rằng bạn đọc đã hiểu rõ giá trị thặng dư là gì, bản chất, các yếu tố ảnh hưởng cũng như các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư. Nếu như còn thắc mắc nào khác bạn đọc hãy liên hệ ngay cho chúng tôi nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *