Bật mí bí quyết cách nấu phở gà ngon, đậm đà hương vị Miền Bắc

Bên cạnh phở bò thì phở gà là một món ăn truyền thống của Việt Nam với hương vị thơm ngon, với nguyên liệu chính quen thuộc, dễ tìm. Thật tuyệt vời nếu được thưởng thức một bát phở gà cho bữa sáng đầy đủ dinh dưỡng do chính tay mình thực hiện. Cách nấu phở gà Hà Nội chuẩn ngon không hề khó, cùng tham khảo một vài bí quyết nấu phở gà ngon được bật mí trong bài viết sau nhé!

Cách nấu phở gà ngon, đậm đà hương vị Miền Bắc
Cách nấu phở gà ngon, đậm đà hương vị Miền Bắc

Nguyên liệu nấu phở gà Hà Nội ngon nhất

(Cho 4 người)

  •  Bánh phở tươi 200g
  •  Xương lợn 1.5 kg
  •  Gà ta 1.6 kg
  •  Trứng non 100g
  •  Củ cải trắng 100g
  •  Hành tây 150g (3 củ)
  •  Ngò rí 20 gr
  •  Hành lá 1 cây
  •  Hành tím 5 củ
  •  Gừng 1 củ
  •  Gia vị thuốc bắc 1 gói
  •  Chanh 1 trái
  •  Nước mắm 2 thìa canh
  •  Hạt nêm gà 3 thìa canh
  •  Đường phèn 4 thìa canh
  •  Muối/ Bột ngọt 1 ít

Cách chọn mua thịt gà tươi ngon

  • Thịt gà tươi ngon là những con gà có màu da vàng óng, không bị sẫm màu, cũng không xuất hiện các vết thâm tím, bầm lạ thường trên bề mặt.
  • Bên cạnh đó, thịt gà có màu đỏ hồng tươi sáng, đồng thời ấn vào thấy thịt mềm, nhưng không nhũn hay chảy nhớt.
  • Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý rằng kích thước và cân nặng của gà thường không khác nhau quá lớn, bởi nếu gà nhỏ mà trọng lượng lớn thì có thể con gà này đã bị bơm nước.

Nơi mua các gia vị thuốc bắc

  • Bạn có thể dễ dàng tìm mua các gia vị thuốc bắc tại nhà thuốc đông y hoặc chợ.
  • Ngoài ra, các gia vị thuốc bắc cũng được bày bán trên trang thương mại điện tử. Tuy nhiên, cũng nên lưu ý chọn nơi uy tín rõ ràng và kiểm tra sản phẩm có bị ẩm mốc hay không.
  • Hiện nay, các gia vị thuốc bắc đầy đủ để nấu phở gà có mức giá dao động khoảng 8.000 – 13.000 đồng/gói.
Nguyên liệu nấu phở gà Hà Nội ngon nhất
Nguyên liệu nấu phở gà Hà Nội ngon nhất

Dụng cụ thực hiện

Nồi, vỉ nướng, chảo, dao, thớt, bát,

Cách nấu Phở gà Hà Nội

Bước 1: Sơ chế và hầm xương

Đầu tiên, xương lợn mua về bạn ngâm với nước muối pha loãng khoảng  5 – 7 phút. Kế đến, đem xương rửa lại vài lần với nước sạch, để ráo.
Sau đó, bắc nồi lên bếp cùng 1 lít nước ở lửa lớn. Nước sôi lăn tăn thì bạn cho toàn bộ phần xương lợn đã sơ chế vào, tiến hành chần sơ khoảng 3 – 5 phút.
Thấy xương lợn hơi săn lại thì bạn tắt bếp, đem xương lợn rửa trực tiếp dưới vòi nước lạnh rồi để ráo.

Cách khử mùi hôi xương lợn hiệu quả

  • Cách 1: Bạn có thể khử mùi hôi xương lợn bằng cách chần sơ với nước sôi trong vòng 3 – 5 phút, sau đó đem rửa lại với nước sạch.
  • Cách 2: Ngoài ra, sử dụng hỗn hợp muối và rượu trắng chà xát lên phần thịt trong 5 phút. Sau đó, rửa sạch lại vài lần với nước sạch thì mùi hôi trên xương lợn sẽ biến mất ngay.
  • Cách 3: Bên cạnh đó, một cách khử mùi hôi thông dụng khác là tiến hành ngâm xương lợn với nước vo gạo 15 phút cũng rất hiệu quả.
Sơ chế và hầm xương
Sơ chế và hầm xương

Bước 2: Sơ chế các nguyên liệu khác

Thịt gà mua về bạn lấy 1 ít muối chà xát lên bề mặt thịt 3 – 5 phút, đồng thời loại bỏ luôn phần máu tụ còn sót lại, rồi bạn đem rửa lại 2 – 3 lần với nước sạch và để ráo.

Củ cải trắng bạn bỏ cuống, rửa trực tiếp dưới vòi nước sạch, để ráo, cắt thành khoanh. Kế đến, bạn đem 1 củ hành tây lột vỏ, dùng dao cắt mỏng.

Với hành lá, ngò rí bạn bỏ rễ, rửa sạch, để ráo và cắt nhuyễn nữa là được.

Cách sơ chế và khử mùi hôi thịt gà

  • Để gà được sạch lông, bạn có thể chần sơ gà cùng với nước sôi và lá khế từ 3 – 5 phút. Sau đó, tiến hành nhổ mạnh tay phần lông gà, rồi rửa lại nhiều lần với nước sạch là được.
  • Bên cạnh đó, phần lông gà sẽ được làm sạch hơn nếu bạn chần sơ thịt gà với nước sôi cùng lá đu đủ đã vò nát trong 3 – 5 phút.
  • Bạn có thể sử dụng giấm pha với muối rồi đem chà xát lên bề mặt thịt gà từ 3 – 5 phút. Sau đó, rửa lại vài lần với nước sạch thì mùi hôi của gà sẽ biến mất ngay.
  • Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng nước cốt chanh pha với muối rồi cũng thực hiện giống cách thức khử mùi ở trên.
Sơ chế các nguyên liệu khác
Sơ chế các nguyên liệu khác

Bước 3: Luộc gà và trứng non

Sơ chế nguyên liệu xong, bạn bắc một chiếc nồi khác lên bếp cùng 5 lít nước, toàn bộ phần xương lợn đã chần sơ, 1 con gà ta, 1.5 thìa canh muối và 1 thìa canh đường phèn vào, tiến hành luộc gà trong vòng 10 phút với lửa lớn.

Nước đã sôi, bạn giảm lửa nhỏ xuống, tiếp tục luộc thêm 20 phút nữa, đến khi gà chín thì bạn vớt gà ra chậu nước đá ngâm 5 phút để thịt gà được săn lại, rồi vớt gà ra đợi ráo, chặt khúc vừa ăn.

Kế đến, bạn tiếp tục cho toàn bộ phần trứng non vào nồi luộc trong vòng 5 – 7 phút. Khi trứng non chín, bạn vớt ra bát đợi nguội.

Cách luộc gà vàng ươm, không bị nứt da

  • Khi luộc tránh, để tránh gà bị nứt da thì bạn nên cho gà vào lúc nước còn lạnh, đồng thời nước nên xâm xấp bề mặt gà.
  • Muốn gà có màu vàng đẹp mắt, khi luộc xong, bạn có thể pha loãng bột nghệ, dùng cọ phết lên bề mặt da gà rồi để thấm trong 15 phút. Sau đó, rưới sơ nước sôi lên bề mặt da gà là được.
Luộc gà và trứng non
Luộc gà và trứng non

Bước 4: Nướng và rang các nguyên liệu

Bạn đặt vỉ nướng lên bếp cùng hành tím, gừng cắt lát, 2 củ hành tây và củ cải trắng, tiến hành nướng ở lửa nhỏ khoảng 3 – 5 phút, đến khi thấy các nguyên liệu bắt đầu tỏa hương thơm thì tắt bếp.

Kế đến, bắc chảo lên bếp cùng toàn bộ phần gia vị thuốc bắc vào rang trên lửa nhỏ trong vòng 3 – 5 phút. Khi các gia vị tỏa ra hương thơm thì bạn hãy tắt bếp.

Nướng và rang các nguyên liệu
Nướng và rang các nguyên liệu

Bước 5: Nấu phở

Với nồi nước dùng vừa chuẩn bị, bạn cho trực tiếp toàn bộ phần củ cải trắng và hành tây vào, nấu với lửa nhỏ 40 phút.

Đồng thời, lấy túi vải hoặc rây lọc và cho toàn bộ phần gia vị thuốc bắc đã rang, gừng, củ hành tím, 4 nhánh gốc ngò rí và vỏ của 1 trái chanh vào. Sau đó, cho tất cả vào nồi nước dùng.

Kế đến, bạn vớt tất cả nguyên liệu ra ngoài, rồi nêm thêm 3 thìa canh hạt nêm gà, 1.5 thìa canh muối, 3 thìa canh đường phèn, 1 thìa canh bột ngọt và 2 thìa canh nước mắm vào, dùng vá khuấy đều rồi nêm nếm gia vị vừa ăn, rồi tắt bếp.

Mách nhỏ:

  • Bạn có thể sử dụng lá chanh để thay thế cho vỏ chanh. Tuy nhiên,  vỏ chanh sẽ làm cho phần nước dùng được thơm hơn.
  • Vì thời gian hầm khá lâu, nên cứ cách 1 tiếng bạn nên thêm 1 ít nước vào nồi nhé!
Nấu phở
Nấu phở

Bước 6: Hoàn thành

Nước dùng đã nấu xong, bạn đồng thời bắc nồi khác lên bếp cùng 200ml nước với lửa lớn. Nước sôi thì bạn cho toàn bộ bánh phở tươi vào chần sơ 2 phút, rồi cho ra bát.

Cuối cùng, bạn lần lượt thêm thịt gà ta, trứng non, hành lá và chan nước dùng lên là thưởng thức được ngay thôi nhé!

Hoàn tất món phở gà Hà Nội
Hoàn tất món phở gà Hà Nội

Bước 7: Thành phẩm

Nhiều người rằng nấu phở gà cầu kỳ, tốn thời gian nhưng với những hướng dẫn trên đây, hẳn bạn đã có thể tự tin vào bếp để thực hiện món ăn này rồi đúng không nào! 

Bát phở nóng hổi với nước dùng ngọt thanh thật ấn tượng, hòa quyện cùng bánh phở trắng nõn, thịt gà tươi ngon, săn chắc và trứng non bùi bùi. Quả là hấp dẫn.

Ngoài ra, để bát phở gà được tròn vị, bạn có thể chuẩn bị thêm rau sống và tương ớt, tương đen để chấm cùng nhé!

Phở gà Hà Nội thành phẩm
Phở gà Hà Nội thành phẩm

Cách nấu phở gà miền Nam có đôi chuts khác phở gà miền Bắc ở cách nêm nếm gia vị cùng đồ ăn kèm. Các bạn có thể tham khảo nếu hợp hương vị phở miền nam nhé!

Tổng hợp 3 cách làm trà quất đơn giản siêu ngon chuẩn nhất

Vậy là chúng tôi đã vừa hướng dẫn các bạn cách nấu phở gà ngon Hà Nội, đậm đà hương vị Miền Bắc. Nhớ áp dụng để nấu cho cả gia đình bữa ăn ngon đổi món dịp cuối tuần nhé! 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *