Bật mí về ý nghĩa và cách xếp mâm ngũ quả ngày tết của ba miền

Vào mỗi dịp Tết đến xuân về, trên bàn thờ gia tiên của mỗi nhà đều có 1 mâm ngũ quả. Chúng mang nhiều ý nghĩa sâu sắc về đoàn viên, sung túc cũng như nhân dịp đầu năm mới, gia chủ có thể gửi gắm những ước nguyện tốt đẹp cho suốt một năm. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn về mâm ngũ của ngày Tết và bật mí về ý nghĩa, cách xếp mâm ngũ quả sao cho đẹp và tươi lâu nhất nhé!

Mâm ngũ quả và ý nghĩa của chúng tại Việt Nam

Có thể bạn chưa biết, mâm ngũ quả mà chúng ta thường thấy có nguồn gốc từ đạo Phật. Chúng được nhắc đến trong kinh Ullambana Sutra với hình ảnh một mâm trái cây năm màu. Mâm ngũ quả thường có 5 loại trái cây với 5 màu sắc khác nhau.

Trong tâm thức của người Việt, chữ “ngũ” trong mâm ngũ quả thể hiện ước muốn đạt được “ngũ phúc lâm môn” như: phú, quý, thọ, khang, an. Bạn cũng có thể hiểu ngũ phúc lâm môn này như giàu, sang, sống lâu, mạnh khỏe và bình an.

Còn theo quan niệm của Phật giáo, 5 màu này sẽ tượng trưng cho “ngũ thiện căn”, tức là huệ căn (sáng suốt), tín căn (lòng tin), định căn (tâm không loạn), tấn căn (ý chí kiên trì) và niệm căn (ghi nhớ).

Đặc biệt, các loại quả được bày trên mâm ngũ quả vào ngày Tết cũng phải mang những ý nghĩa nhất định, ví dụ như:

  • Bưởi hoặc dưa hấu: Do có đặc điểm căng tròn, mát lành, nên loại quả này sẽ tượng trưng cho một hứa hẹn năm mới đầy may mắn, ngọt ngào.
  • Hồng hoặc quýt: Loại quả này có sắc màu rực sáng, mạnh mẽ, tượng trưng cho sự thành đạt trong công danh.
  • Lê (mật phụ): Vị của lê ngọt và thanh, khi bày lên mâm ngũ quả, chúng ngụ ý cho việc làm gì cũng trơn tru, suôn sẻ.
  • Lựu: Là một loại quả có rất nhiều hạt, tượng trưng cho cảnh con đàn cháu đống.
  • Đào: thể hiện cho sự thăng quan tiến chức.
  • Mai: Tượng trưng cho việc con gái phải có chồng, luôn hạnh phúc và không bao giờ cô đơn.
  • Táo: Táo nói chung hay những loại táo có màu đỏ tươi nói riêng đều mang ý nghĩa cầu phú quý.
  • Thanh long: ý là rồng mây gặp hội, tức gặp được các cơ hội mà mình đang khao khát, mong chờ.
  • Quả trứng gà: Có hình dạng tương tự như một trái đào tiên, nên chúng mang ý nghĩa như “lộc trời” khi bày biện lên mâm ngũ quả.
  • Dừa: Đây là một từ có âm tương tự như là “vừa”, biểu thị cho việc vừa vặn, đầy đủ, không túng thiếu,…
  • Sung: Loại quả này gắn với biểu tượng sung mãn về cả tiền bạc lẫn sức khỏe.
  • Đu đủ: Mang đến cho gia chủ sự đầy đủ và thịnh vượng.
  • Xoài: Cũng có phát âm na ná như “xài”, thế nên loại quả này tượng trưng cho tiêu xài không thiếu thốn.

Ngoài ra, mâm ngũ quả không chỉ được sử dụng vào ngày Tết, mà chúng còn được bày biện vào những ngày lễ đặc biệt như: trung thu, cúng khai trương,…

Cách sắp xếp mâm ngũ quả ở ba miền

Tuy đều gọi là ngũ quả, thế nhưng tùy từng địa phương và quan niệm riêng từng vùng mà người ta lại chọn ra những loại quả khác nhau để bày biện lên mâm ngũ quả. Sau đây hãy cùng Thợ Sửa Xe tìm hiểu về ý nghĩa cũng như cách xếp mâm ngũ quả ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam nhé!

Mâm ngũ quả miền Bắc

Các gia đình ở miền Bắc thường sẽ chú trọng vào ngũ hành. Chính vì thế, mỗi loại trái cây được bày lên mâm ngũ quả sẽ đều mang một màu sắc tượng trưng cho 5 hành tố cơ bản như: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.

Hình ảnh minh họa cho mâm ngũ quả ở miền Bắc
Hình ảnh minh họa cho mâm ngũ quả ở miền Bắc

Cách bày trí mâm ngũ quả theo truyền thống của miền Bắc sẽ là quả chuối nằm dưới cùng, bao bọc 4 loại quả khác như bưởi vàng, quýt đỏ, nho tím hay táo xanh.

Tuy nhiên, ngày nay người ta đã không còn cứng nhắc, bắt buộc phải là “ngũ quả” nữa mà có thể phong phú hơn nhiều. Mâm hoa quả khi bày biện trên ban thờ gia tiên có thể là thập, bát, cửu loại quả. Thế nhưng, nhìn chung chúng vẫn mang ý nghĩa cầu mong sung túc và an khang cho một năm mới suôn sẻ.

Các loại quả thường thấy trên mâm ngũ quả của miền Bắc gồm: quả bưởi/phật thủ, chuối xanh, quả sung, hồng hoặc mây, quất, lê, dưa lê, nho,…

Mâm ngũ quả miền Nam

Khác với người miền Bắc, người miền Nam sẽ không bày mâm ngũ quả theo quan niệm ngũ hành, tuy nhiên các loại quả được bày biện sẽ có có nhiều phát âm giống  như “Cầu sung/thơm vừa đủ xài”, “Cầu vừa đủ xài”,… Tương ứng với đó là những loại quả như: mãng cầu, đu đủ, dừa, xoài, sung và thơm với mong muốn một năm đầy đủ, sung túc, không lo túng thiếu về mọi mặt.

Hình ảnh minh họa cho mâm ngũ quả ở miền Nam
Hình ảnh minh họa cho mâm ngũ quả ở miền Nam

Bên cạnh đó, các gia đình ở miền Nam lại đặc biệt kỵ những loại quả do phát âm “không được hay” như:

  • Chuối: Theo người miền nam, chuối có phát âm như “chúi”, tức là chúi nhủi, làm ăn bình bình và sẽ không phất lên được.
  • Cam/quýt: Người Việt ta có câu “quýt làm cam chịu”, thế nên loại quả này sẽ không bao giờ thấy ở các gia đình miền Nam khi cúng hoa quả lên gia tiên.
  • Lê, bom: Tương tự các loại quả trên, lê và bom cũng được quan niệm là lê lết, khó thành công và rất dễ thất bại.

Mâm ngũ quả miền Trung

Đối với mâm ngũ quả ở miền Trung lại khá đơn giản, do điều kiện thiên nhiên không thuận lợi cho việc sinh trưởng của cây cối, nên người dân nơi đây thường không câu nệ hình thức, chủ yếu là “cây nhà lá vườn”, có gì lễ đấy.

Mặt khác, miền Trung chịu ảnh hưởng khá nhiều bởi sự giao thoa giữa 2 miền Nam – Bắc, nên mâm ngũ quả thường có: mãng cầu, sung, chuối, dừa, đu đủ, xoài…

Như vậy, ta có thể thấy mỗi vùng miền đều có những phong tục, tập quán khác nhau nên sự bày trí và lựa chọn hoa quả để cúng lễ gia tiên cũng có sự khác nhau. Nhưng xét chung, chúng vẫn thể hiện được lòng thành kính với tổ tiên, đất trời và mang nét đẹp văn hóa đặc trưng của người Việt với mong muốn một năm mới hạnh phúc, an khang và đủ đầy.

Làm thế nào để mâm ngũ quả được bài trí đúng cách và tươi lâu?

Đầu tiên, mâm ngũ quả thường được bày biện vào sáng hoặc chiều ngày 30 Tết. Vì vậy, việc mua hoa quả phải được tiến hành từ 28 hoặc 29 Tết. Nhằm  tránh trường hợp quả nhanh bị nhũn,  bị héo trước khi hết tết, bạn nên lựa chọn những loại quả có không thâm, không dập, độ già vừa phải và đặc biệt không được chín quá, nhất là chuối, hồng xiêm hay mãng cầu…

Tiếp theo, bạn cần hiểu được hết ý nghĩa của các loại quả trước khi mua và bày biện trên mâm ngũ quả như: Chuối được xếp ở vị trí nằm dưới cùng để nâng đỡ được những trái cây khác, nên chúng khi mua phải còn xanh, cứng cáp. Dưa hấu hay bưởi phải chọn quả căng tròn,…

Cuối cùng, khi rửa trái cây, bạn nên để cho thật ráo nước, dùng giấy ăn hoặc dùng khăn để thấm hết nước trước khi bày trí, nhằm tránh trường hợp nước còn đọng lại trên trái cây, gây hư hỏng.

Làm thế nào để mâm ngũ quả được bài trí đúng cách và tươi lâu?
Làm thế nào để mâm ngũ quả được bài trí đúng cách và tươi lâu?

Lưu ý cần biết khi bày biện mâm ngũ quả vào ngày Tết

Hiểu sai về ý nghĩa của mâm ngũ quả

Như đã nói ở trên, vì người miền Bắc thường chú trọng vào ngũ hành, thế nên khi trang trí mâm ngũ quả, bạn cũng cần bắt buộc làm theo “ngũ hành” để tránh mắc các lỗi như chọn các trái cây không có ý nghĩa hoặc không đủ 5 màu tượng trưng cho 5 hành tố cơ bản.

Do đó, bạn có thể tham khảo một vài loại trái cây tương ứng với Ngũ hành như sau:

  • Kim – Màu trắng: Lê trắng, dưa lê trắng,…
  • Mộc – Màu xanh lá: Trái dừa, dưa hấu, trái sung, mãng cầu, chuối xanh, xoài xanh, đu đủ xanh, trái na,…
  • Thủy – Màu đen: Vú sữa, nho đen hay những trái cây có màu sẫm tối.
  • Hỏa – Màu đỏ: Trái dừa lửa, táo đỏ, trái hồng, thanh long,…
  • Thổ – Màu vàng: Dưa hấu vàng, cam vàng, quýt vàng, dưa lê vàng, phật thủ, xoài chín,…

Phải rửa quả thật sạch hoa quả để bày

Thông thường, nhiều người sẽ suy nghĩ rằng: khi trang trí mâm ngũ quả, thì các loại trái cây cần phải được sạch đẹp và bóng loáng. Tuy nhiên, việc trái cây quá sạch sẽ phản tác dụng và làm cho hoa quả trưng bày của bạn bị héo nhanh, không trưng được lâu.

Do đó, các bạn chỉ cần dùng khăn hoặc giấy ướt lau sạch vỏ ngoài của trái cây. Sau đó, bạn tiến hành phết một lớp dầu ăn thật mỏng bên ngoài để tạo lớp vỏ bóng loáng cực kỳ đẹp và nịnh mắt.

Tham khảo một số hình ảnh mâm ngũ quả đẹp, dễ thực hiện

Hình ảnh 1

Ngoài các loại hoa quả truyền thống, bạn có thể điểm thêm một nhành mai và hai quả dưa hấu bên cạnh trong ngày Tết để tăng thêm sự mới mẻ và độc đáo.

Hình ảnh 1: Mâm ngũ quả ngày Tết tại miền Nam với mong muốn "Cầu sung vừa đủ xài"
Hình ảnh 1: Mâm ngũ quả ngày Tết tại miền Nam với mong muốn “Cầu sung vừa đủ xài”

Hình ảnh 2

Bạn cũng có thể trang trí thêm những câu đối trên trái cây hoặc những nhánh hoa bên cạnh mâm ngũ quả để tăng thêm sức hút. Đây là một cách bày biện mâm ngũ quả khá bắt mắt và thú vị của người miền Bắc.

Hình ảnh 2: Một mâm ngũ quả tại miền Bắc đơn giản, cực dễ làm
Hình ảnh 2: Một mâm ngũ quả tại miền Bắc đơn giản, cực dễ làm

Hình ảnh 3

Hình ảnh 4: Bạn có thể bày mâm ngũ quả ở giữa những loại dưa hấu khắc chữ sẽ càng đẹp hơn
Hình ảnh 4: Bạn có thể bày mâm ngũ quả ở giữa những loại dưa hấu khắc chữ sẽ càng đẹp hơn

Đây là một mâm ngũ quả khá đầy đặn với gần 10 loại hoa quả được bày biện một cách tinh tế và đẹp mắt. Ngoài ra “cặp đôi” dưa hấu được khắc 4 chữ “An Khang – Thịnh Vượng” cũng sẽ làm đặc sắc và gây sự chú ý của mọi người hơn.

Hình ảnh 4

Hình ảnh 6: Mâm ngũ quả ngày Tết theo phong cách "Long Phụng sum vầy"
Hình ảnh 6: Mâm ngũ quả ngày Tết theo phong cách “Long Phụng sum vầy”

Một mâm ngũ quả theo kiểu “Long Phụng sum vầy” sẽ là một ý tưởng rất hay dành cho những mâm hoa quả cúng gia tiên vào dịp Tết đến, xuân về.

Hình ảnh 5

Hình ảnh 7: Một mâm ngũ quả vào ngày Tết ở miền Nam đầy ý nghĩa
Hình ảnh 7: Một mâm ngũ quả vào ngày Tết ở miền Nam đầy ý nghĩa

Đây là loại mâm ngũ quả tài lộc “cầu sung vừa đủ xài”, với ý nghĩa chỉ cần năm tới tài lộc của gia đình vừa đủ xài, không cần dư dả.

Hình ảnh 6

Hình ảnh 9: Bưởi Diễn cũng là một nét đặc trưng không thể vắng mặt trong mâm hoa quả Bắc Bộ
Hình ảnh 9: Bưởi Diễn cũng là một nét đặc trưng không thể vắng mặt trong mâm hoa quả Bắc Bộ

Đây là mâm ngũ quả rất đặc trưng của miền Bắc, với đủ loại hoa quả thường thấy như: xoài, thanh long, chuối, bưởi, cam, quýt, thơm, sung, táo tây,…

Hình ảnh 7

Hình ảnh 10: Nét đặc trưng về bàn thờ ngày Tết cùng mâm ngũ quả, bánh chưng và dưa hấu
Hình ảnh 10: Nét đặc trưng về bàn thờ ngày Tết cùng mâm ngũ quả, bánh chưng và dưa hấu

Đây cũng là một ví dụ về mâm ngũ quả đơn giản, cách bày trí cùng bánh chưng, dưa hấu, rượu, pháo đỏ,hoa huệ đỏ và nhành mai vàng mang lại vẻ đẹp đậm chất truyền thống của người Việt Nam ta ngày xưa.

Hình ảnh 8

Hình ảnh 13: Mâm hoa quả cúng gia tiên của người miền Nam cũng được trưng bày khá đơn giản
Hình ảnh 13: Mâm hoa quả cúng gia tiên của người miền Nam cũng được trưng bày khá đơn giản

Riêng với loại mâm ngũ quả này, chúng sẽ thay cho lời chúc sống lâu trăm tuổi, tránh được mọi gian khó và đủ đầy tài lộc trong một năm mới.

Hình ảnh 9

Hình ảnh 14: Mâm ngũ quả được nhấn nhá với sắc màu của hoa theo kiểu miền Bắc
Hình ảnh 14: Mâm ngũ quả được nhấn nhá với sắc màu của hoa theo kiểu miền Bắc

Một mâm ngũ quả với những sắc màu tươi mới tạo cho ta có cảm giác mới mẻ, tươi vui và đầy đủ vào ngày Tết.

Hình ảnh 10

Hình ảnh 15: Mâm ngũ quả được làm rất công phu, tỉ mỉ của các nghệ nhân Việt
Hình ảnh 15: Mâm ngũ quả được làm rất công phu, tỉ mỉ của các nghệ nhân Việt

Như bạn đã thấy, để làm được một mâm ngũ quả như trên hẳn phải rất kỳ công và mất nhiều thời gian phải không nào? Những người nghệ nhân Việt đã dành ra rất nhiều thời gian và sự khéo léo để tạo ra một thành phẩm lộng lẫy như vậy.

Tuy vậy, một mâm ngũ quả đẹp đẽ và tươm tất hay một mâm hoa quả cúng gia tiên thật giản đơn cũng đều mang mong ước cho một năm thật trọn vẹn, rực rỡ thành công mĩ mãn cho gia chủ.

Hình ảnh 11

Hình ảnh 17: Mâm ngũ quả miền Trung đơn giản, bình dị nhưng rất chân thành
Hình ảnh 17: Mâm ngũ quả miền Trung đơn giản, bình dị nhưng rất chân thành

Cách bày mâm ngũ quả đẹp vào ngày Tết của người miền Trung cũng được xem như là một cách chào đón năm mới tươm tất và đầy đủ. Dù cho cách trang trí này vô cùng đơn giản nhưng chúng vẫn có đầy đủ 5 loại quả, thể hiện sự tôn trọng đối với gia tiên và toát lên sự giản dị, chân chất của người dân Nam Bộ.

Trong cuộc sống bộn bề, đôi khi chúng ta không thể dành được thời gian cho việc bày trí mâm hoa quả cúng Ông Bà hay Tổ Tiên một cách độc đáo, và đẹp mắt. Thế nên, chỉ cần bạn hiểu và nắm rõ được các ý nghĩa của những loại trái cây được bày biện, thì chúng vẫn sẽ thể hiện được niềm mong muốn của bạn đối với năm mới và sự tôn trọng với gia tiên.

Trên đây, chúng tôi đã giới thiệu tới các bạn về ý nghĩa và cách để có thể bày trí mâm ngũ quả sao cho đẹp mắt, tươi lâu đối với cả 3 miền Bắc – Trung – Nam. Hi vọng bạn đã có thêm nhiều kiến thức bổ ích từ bài viết trên.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *