Cấu tạo máy lọc không khí và nguyên lý lý hoạt động

Máy lọc không khí đang trở thành thiết bị khá quen thuộc trong mỗi gia đình, là giải pháp tối ưu giúp thanh lọc bầu không khí. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về thiết bị này, máy lọc không khí là gì, nguyên lý hoạt động và cấu tạo của máy lọc không khí như thế nào, cùng tìm câu trả lời qua bài viết sau.

Máy lọc không khí là gì?

Máy lọc không khí là thiết bị có chức năng lọc sạch các loại bụi bẩn, từ bụi thô đến bụi siêu mịn PM2.5 trong không khí thông qua hệ thống các màng lọc cao cấp, ngăn ngừa các tác nhân gây dị ứng, vi khuẩn, mùi hôi, nấm mốc, nhờ công nghệ tạo ion; một số dòng sản phẩm hiện đại còn có tính năng bắt muỗi, tạo độ ẩm cho không gian sống…

Máy lọc không khí - Thiết bị được nhiều gia đình lựa chọn 
Máy lọc không khí – Thiết bị được nhiều gia đình lựa chọn

Có 3 loại máy lọc không khí phổ biến hiện nay:

  • Máy lọc không khí ô tô: Là loại máy dùng để lọc không khí trong các không gian nhỏ hẹp như trên ô tô.
  • Máy lọc không khí gia đình: Là loại máy dùng để lọc không khí trong phòng có diện tích tới 50 mét vuông.
  • Máy lọc không khí công nghiệp: Là loại máy dùng để lọc không khí trong phòng có diện tích lớn từ 50 mét vuông đến vài trăm mét vuông.

 Cấu tạo máy lọc không khí

Cấu tạo máy lọc không khí gồm có 3 bộ phận chính: Khung máy, Quạt hút và Bộ lọc khí

Máy lọc không khí có cấu tạo khá đơn giản
Máy lọc không khí có cấu tạo khá đơn giản
  • Khung máy: Là phần vỏ làm bằng nhựa cứng để bảo vệ cho các bộ phận quan trọng bên trong như quạt hút, bộ lọc, linh kiện điện tử nhằm đảm bảo quá trình vận hành, tránh bụi bẩn xâm hại vào bên trong thiết bị. 
  • Quạt hút: Là những chiếc quạt ly tâm làm bằng hợp kim nhôm không gỉ, nhẹ, gây ra tiếng ồn thấp. Chức năng của quạt hút là hút không khí từ bên ngoài vào, đi qua bộ phận lọc để làm sạch không khí ở môi trường xung quanh. Đây là bộ phận quyết định công suất của máy và quyết định khả năng làm sạch của máy nhanh hay chậm.
  • Bộ lọc: Chủ yếu gồm 3 màng lọc: màng lọc bụi thô, màng lọc Hepa và màng lọc than hoạt tính; giúp lọc sạch bụi bẩn, vi khuẩn, virus, phấn hoa, bụi PM2.5 giúp không khí trở nên trong lành hơn. Đây là bộ phận quan trọng nhất của máy lọc không khí.
Bộ lọc máy lọc không khí là bộ phận quan trọng nhất
Bộ lọc máy lọc không khí là bộ phận quan trọng nhất

+ Màng lọc thô: giúp loại bụi thô, bỏ lông, tóc…

+ Màng lọc Hepa: loại bỏ bụi mịn PM2.5, vi khuẩn….là màng lọc quan trọng nhất

+ Màng lọc than hoạt tính: khử mùi hôi

Nguyên lý hoạt động của máy lọc không khí

Cơ chế máy lọc không khí hoạt động theo nguyên tắc hút không khí sau đó luồng khí được quạt đẩy di chuyển qua các màng lọc. Tại đây, các màng lọc sẽ giữ lại toàn bộ bụi bẩn, nấm mốc, vi khuẩn rồi thổi không khí sạch ra ngoài.  

Một số dòng máy lọc không khí hiện đại sử dụng nguyên lý lọc không khí chủ động, áp dụng một số công nghệ khác như:

  • Ion hóa: Máy lọc không khí sẽ giải phóng các ion âm, ion dương để làm nhiễm điện các bụi bẩn, vi khuẩn, tác nhân gây ô nhiễm, từ đó khiến các tác nhân này không thể tồn tại trong không khí mà sẽ bị dính vào các bề mặt quanh phòng và dễ dàng làm sạch bằng cách hút bụi, quét dọn hay lau chùi.
  • Tạo ozone: Máy lọc không khí tạo ra ozone nhằm loại bỏ các tác nhân gây ô nhiễm trong không khí.
  • Lọc bụi tĩnh điện: Máy lọc không khí làm nhiễm điện các tác nhân gây ô nhiễm trong không khí, sau đó hút các các bụi bẩn này bằng tấm tích điện.
  • Khử trùng nhiệt động: Máy lọc không khí sử dụng phương pháp xử lý nhiệt để làm vô hại các tác nhân gây ô nhiễm. Không khí từ môi trường được dẫn vào máy qua quá trình đối lưu, đi qua lõi gốm gồm các mao quản siêu nhỏ được làm nóng tới 200 độ C để đốt cháy các tác nhân gây ô nhiễm.
  • Chiếu xạ diệt khuẩn bằng tia cực tím: Máy lọc không khí dạng này sẽ sử dụng tia UV để diệt khuẩn, cụ thể là loại bỏ các loại vi sinh vật như gây hại như vi khuẩn, virus, nấm mốc.
  • Sử dụng chất tẩy rửa quang xúc tác: Máy lọc không khí sẽ sử dụng nguồn ánh sáng tia cực tím kết hợp với các chất xúc tác (như titan dioxide – TiO2) để tạo phản ứng hóa học oxi hóa các loại vi khuẩn, virus, nấm mốc thành các sản phẩm phụ vô hại.

Có thể bạn quan tâm:

Máy lọc không khí nào tốt? Nên chọn Sharp, Xiaomi hay Panasonic

Có nên dùng máy lọc không khí trong phòng ngủ? Top 3 máy tốt nhất

Trên đây là những thông tin về đặc điểm cấu tạo và nguyên lý của máy lọc không khí để từ đó hiểu rõ về sản phẩm và có thể lựa chọn một chiếc máy lọc không khí phù hợp nhất với như cầu sử dụng. Hãy đầu tư ngay cho gia đình bạn thiết bị lọc không khí để bảo vệ sức khỏe của cả nhà trước tình trạng ô nhiễm không khí nặng như hiện nay.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *