Chần chừ hay trần trừ, chần chừ hay chần chờ là đúng chính tả tiếng Việt. Tại sao có sự nhầm lẫn giữa những từ này? Nếu đây đang là băn khoăn của bạn thì chúng mình sẽ giải đáp chi tiết ngay trong nội cung sau đây.
Tóm tắt
Chần chừ là gì?
Chần chừ là 1 động từ có ý nghĩa dùng để chỉ sự chần chừ, kéo dài một việc gì đó mà không thể hoặc chưa thể giải quyết một cách dứt khoát được. Một số từ đồng nghĩa với chần chừ khác như chần chờ, đắn đo, lưỡng lự, do dự…
Chúng ta thường gặp từ này trong một số tình huống như chần chừ đưa ra quyết sách, chần chừ trong việc đưa ra câu trả lời, chần chừ trước sự lựa chọn…
Vậy thì chần chừ hay trần trừ mới là đúng chính tả?
Trong từ điển tiếng Việt đã được xuất bản thì Chần chừ là từ đúng chính tả. Còn trần trừ là từ dùng sai chính tả, không hề có trong từ điển và không được công nhận.
Vì sao thường xuyên có sự nhầm lẫn giữa cách sử dụng trần trừ hay chần chừ? Hiện nay có không ít người vẫn không thể phát âm chính xác được phụ âm “tr” và “ch”, thường là với người miền Bắc. Chính vì cách phát âm không chuẩn nên đã kéo theo việc dùng từ để viết văn bản cũng bị sai, không biết chính xác nên dùng từ nào.
Ví dụ để phân biệt trần trừ và chần chừ
- Anh ấy rất hay trần chừ khi quyết định trưa nay ăn gì =>Sai
- Có vẻ em còn chần chừ hay lưỡng lự gì? => Đúng
- Sự chần chừ là kẻ thù của tương lai => Đúng
- Không thể chần chừ thêm trước lựa chọn đó => Đúng
- Học cách để đương đầu với sự chần chừ => Đúng
- Còn chần chừ gì nữa mà không đi đi => Đúng
- Tại sao lại chần chừ như vậy? => Đúng
- Đừng chần chừ thêm trước khó khăn => Đúng
- Còn chần chừ gì nữa vỗ tay đi xem nào => Đúng
- Trần trừ đi khám nên bệnh càng ngày càng nặng => Sai
- Bạn vẫn tiếp tục chần chừ đấy à? => Đúng
Xài hay sài là đúng chính tả? Sơ sài hay sơ sài? Cách dùng “xài” và “sài”
Tác hại của việc chần chừ
Chần chừ là một vòng lặp độc hại, nó ăn mòn, ngăn cản chúng ta đạt được những thành tựu tốt đẹp trong cuộc sống. Dù bạn cứ chần chừ và trốn tránh công việc khó khăn mãi, thì rốt cuộc bạn cũng vẫn phải đối mặt với nó, và đi kèm theo đó còn là một loạt hậu quả không mong muốn. Sau đây là những điều quan trọng mà bạn có thể sẽ đánh mất nếu không cố gắng khắc phục thói quen chần chừ hôm nay.
Lãng phí thời gian
Quản lý thời gian là điều mà các nhà tuyển dụng đều rất muốn có ở nhân viên của mình. Thế nhưng nếu chần chừ thì bạn sẽ đánh mất rất nhiều thời gian quý giá. Bạn sẽ phải sống với cảm giác tiếc nuối và bất lực, tự nhủ rằng giá như bạn đã hành động thì giờ tình hình đã khác. Chúng ta không thể quay ngược lại thời gian, nên hãy trân trọng và khiến cho từng giây phút trong đời bạn có giá trị.
Chần chừ là mất cơ hội
Chúng ta không thể biết bước ngoặt của cuộc đời sẽ tới với ta vào lúc nào. Thử tưởng tượng một đồng nghiệp khác hoàn thành công việc sớm hơn bạn nên được sếp trọng dụng. Những bạn bè của bạn có kinh nghiệm làm việc và phát triển kỹ năng mềm từ rất sớm, tìm được việc tốt ngay khi ra trường, còn bạn thì không vì bạn đang chần chừ làm mọi thứ chậm hơn họ. Đừng làm thế với bản thân. Hãy chớp lấy thời cơ để nắm lấy cơ hội khi bạn còn có thể.
Mất uy tín
Thói chần chừ ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng làm việc và kết quả của công việc. Bạn có thể không hoàn thành được KPI tháng, nộp muộn báo cáo, làm việc sơ sài… Nhất là bạn cứ lặp đi lặp lại lỗi lầm, xin lỗi nhưng rồi lại thất hứa, bởi chần chừ khi đã ăn vào người thì khó mà dứt được ngay. Điều này sẽ ảnh hưởng tới cái nhìn của sếp và đồng nghiệp dành cho bạn, dần khiến bạn không được tin tưởng, hay thậm chí là mất việc.
Ảnh hưởng đến lòng tự trọng
Một số bạn cứ chần chừ do lo không biết làm, nhưng thật sự việc chần chừ chẳng củng cố tinh thần cho bạn đâu, mà còn làm nó thấp hơn. Thói quen này sẽ từ từ ăn mòn sự tự tin của bạn, khiến bạn liên tục nghi ngờ bản thân mình vì không hoàn thành được công việc.
Sức khỏe
Thói quen chần chừ ảnh hưởng tới cả sức khỏe tinh thần và sức khỏe thể chất của bạn. Khi để mọi thứ chồng chất và dồn ứ lại vào vài ngày cuối, bạn sẽ phải bỏ ăn bỏ uống, thức thâu đêm suốt sáng để hoàn thành chúng, như vậy rất độc hại. Bên cạnh đó, chần chừ khiến bạn luôn chán chường, căng thẳng, ảnh hưởng lây sang cả những khía cạnh khác trong cuộc sống của bạn.
Trên đây là những chia sẻ về chần chừ là gì, cách xác định chần chừ hay trần trừ là đúng chỉnh tả để các bạn có thể tham khảo khi soạn thảo văn bản. Chúc các bạn áp dụng thành công và không phạm vào lỗi này trong những lần sau nhé.