Chánh niệm là gì? Lợi ích và 4 cách thực hành chánh niệm bạn nên biết

Chánh niệm là một trong tám Bát đạo xuất phát từ Phật giáo, giúp con người giải thoát được khỏi sự đau khổ và tìm kiếm sự giác ngộ. Hiện, chánh niệm được áp dụng rộng rãi như một phương thức để chăm sóc sức khỏe tinh thần. Vậy chánh niệm là gì? Lợi ích và cách thực hành chánh niệm ra sao? Cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết này nhé!

Chánh niệm là gì?

Chánh niệm là tiếng Anh là mindfulness để chỉ khả năng nhận thức đầy đủ, không có sự phán xét với hiện tại, hay đưa ra những dự đoán tương lai hoặc sống trong quá khứ. Hiểu đơn giản, đó là khả năng một người có thể nhận thức được mình đang ở đâu, làm gì với thái độ phản ứng không quá mức hay bị choáng ngợp bởi những chuyện diễn ra xung quanh.

Chánh niệm là khả năng nhận thức những trạng thái bên trong và xung quanh 
Chánh niệm là khả năng nhận thức những trạng thái bên trong và xung quanh

Một yếu tố quan trọng trong chánh niệm đó là sự kết nối của cơ thể với những cảm giác mà chúng ta trải qua. Điều này có nghĩa những người thực hành chánh niệm sẽ có thể nhận thức được những suy nghĩ, cảm xúc, cảm giác (vị giác, thị giác, khứu giác, xúc giác, thính giác) của cơ thể.

Khác với thiền thì chánh niệm chính là khả năng tự nhiên nhất mà chúng ta đều sở hữu. Còn thiền sẽ là thực hành giúp chúng ta rèn luyện khả năng này tốt hơn, tập trung hơn vào từng khoảnh khắc hiện tại.

Lợi ích của chánh niệm

Mục đích của chánh niệm đó là giúp bạn tránh đi những phản ứng tiêu cực, ngăn chặn các thói quen xấu bằng cách quan sát, nhận thức rõ hơn về cảm xúc, suy nghĩ, trải nghiệm hiện tại mà không đưa ra đánh giá hay phán xét. Qua đó bạn có thể thay đổi suy nghĩ để tìm cách tháo gỡ những điều không có ích cho tinh thần của bạn.

Chánh niệm mang đến nhiều lợi ích giúp tập chung, làm việc hiệu quả
Chánh niệm mang đến nhiều lợi ích giúp tập chung, làm việc hiệu quả

Ngoài ra, chánh niệm còn mang đến nhiều lợi ích cho con người ngoài việc rèn luyện sự tập trung còn nâng cao sức khỏe tinh thần, giúp cho cuộc sống hàng ngày, công việc và mối quan hệ trở nên tốt hơn. Cụ thể:

  • Cải thiện được trí nhớ và giấc ngủ cũng như khả năng nhận thức.
  • Tăng cảm giác hạnh phúc hơn.
  • Giải tỏa được sự lo lắng, căng thẳng, lo âu, trầm cảm.
  • Giảm bớt các triệu chứng đau nửa đầu và đau mãn tính gây ra.
  • Kết nối, tương tác trong các mối quan hệ trở nên tốt hơn.
  • Giúp giảm cân, cải thiện rối loạn ăn uống nhờ tập trung vào hương vị của món ăn. Từ đó xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh, tốt cho cơ thể.

Cách thực hành chánh niệm

Để có thể đạt được chánh niệm bạn có thể thông qua việc thực hành thiền định hay các hoạt động hàng ngày. Tập trung vào hiện tại, giảm bớt đối thoại với nội tâm sẽ giúp bạn có thể đạt được trạng thái chánh niệm. Dưới đây là một số phương pháp thực hành chánh niệm để bạn tham khảo:

Thực hành chánh niệm: Tập thở

Để thực hành chánh niệm thì đầu tiên bạn phải tập thở bằng cách làm theo các bước sau:

Tập thở là bài tập đầu tiên trong bài thực hành chánh niệm
Tập thở là bài tập đầu tiên trong bài thực hành chánh niệm
  • Ngồi thẳng lưng, mặc trang phục sao cho thoải mái để không bị phân tâm quá nhiều trong lúc thực hành chánh niệm
  • Trong vòng 1 phút hãy tập trung chú ý đến hơi thở của bạn.
  • Hít vào, thở ra một cách tự nhiên, và lưu ý thời gian giữa mỗi lần hít vào, thở ra.
  • Từ từ cảm nhận sự mở rộng của phổi, sự chuyển động của bụng bạn mỗi khi thở.
  • Khi bạn cảm thấy mất tập trung thì cần nhẹ nhàng đưa tâm trí trở lại bằng cách tập thở.

XEM THÊM: Ý niệm là gì? Ý niệm trong Phật giáo, triết học và cho ví dụ

Thực hành chánh niệm: Nhận thức cảm xúc, suy nghĩ bản thân

Chánh niệm không có nghĩa là loại bỏ hoàn toàn, tâm trí trống rỗng không suy nghĩ, không cảm xúc. Chánh niệm là nhận thức được rằng những suy nghĩ, cảm xúc đó sẽ đến và đi, không phán xét, không chấp niệm. Để thực hành chánh niệm giúp giải tỏa sự lo lắng căng thẳng, bạn có thể:

  • Tự hỏi chính mình: “Mình đang phải trải qua điều gì vào thời điểm này?”
  • Đặt tên cho những cảm xúc, suy nghĩ của bạn, chẳng hạn như: “Đó là cảm giác lo lắng.”
  • Sau đó, thay vì đưa ra những phán xét thì hãy quan sát, đánh giá liệu nỗi lo lắng đó có đáng ngại không, cần phải làm gì với nó lúc này. 
  • Nếu căng thẳng và lo lắng đó không có ảnh hưởng đáng kể thì bạn có thể bỏ qua và tập trung vào hiện tại, để chúng trôi đi như những đám mây. Và dần dần bạn sẽ học được cách chấp nhận những điều đó.
  • Nếu bạn cho rằng những lo lắng, căng thẳng đó là nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến bản thân bạn thì bạn nên tìm kiếm sự giúp đỡ từ gia đình, bạn bè, hay những chuyên gia tâm lý để hỗ trợ và giải quyết vấn đề.

Ăn trong chánh niệm

Thực hành chánh niệm trong ăn uống nghĩa là tập trung hoàn toàn trong bữa ăn mà không bị phân tán vào những việc khác như: xem TV, đọc sách, dùng điện thoại…cùng lúc. Để thực hành ăn trong chánh niệm bạn thực hiện phương pháp sau:

Chánh niệm trong ăn uống, tập trung hoàn toàn vào bữa ăn
Chánh niệm trong ăn uống, tập trung hoàn toàn vào bữa ăn
  • Tập trung vào màu sắc, hình dáng của thức ăn.
  • Nhai từ từ để cảm nhận hương và mùi vị của thức ăn.
  • Ngừng ăn khi bạn cảm thấy đã no thay vì cố gắng ăn hết toàn bộ phần thức ăn của mình.

Đi bộ chánh niệm

Bài tập thực hành đi bộ chánh niệm bạn có thể luyện bất cứ khi nào trong ngày. Đầu tiên, bạn nên đi từ từ nhưng khi đã quen bạn có thể thực hành chánh niệm với nhiều tốc độ khác nhau, kể cả khi bạn đang vội vàng. Để thực hiện đi bộ chánh niệm, bạn có thể:

  • Cảm nhận cảm giác từ lòng bàn chân khi chúng tiếp xúc với bất kỳ bề mặt nào mà bạn tiếp xúc trên mặt đất (cỏ, bãi biển, gỗ, xi măng,…).
  • Cảm nhận những nhóm cơ bắp giúp bạn di chuyển khi đi bộ.
  • Khi tâm trí của không tập trung, lang thang đi đâu đó thì hãy sử dụng cảm giác tiếp xúc của lòng bàn chân với mặt đất như một chiếc mỏ neo để giúp bạn quay trở lại hiện tại.
  • Hãy dành ít nhất khoảng 1 phút trong ngày để bạn có thể tập trung vào những cảm giác được tạo ra khi đi bộ nhé.

XEM THÊM: Chấp niệm là gì? Buông bỏ chấp niệm trong tình yêu, Phật giáo

Các mẹo thực hành chánh niệm thành công

Nếu bạn gặp khó khăn khi thực hành chánh niệm thì bạn có thể làm theo những mẹo hữu ích sau:

  • Tập trung thực hiện một nhiệm vụ tại một thời điểm, nếu thực hiện quá nhiều việc cùng một lúc sẽ khiến bạn dễ mất tập trung hơn. Do đó, hãy thử tập trung hết mức vào một việc với sự tập trung cao độ nhất.
  • Hãy đối xử tử tế với bản thân khi thực hành chánh niệm bằng việc không tự trách hay phán xét mình. Chánh niệm cũng chính là việc chấp nhận bản thân, đối xử với bản thân bằng lòng trắc ẩn. Do đó, bạn cần dành thời gian để tập trung vào hiện tại và cho bản thân mình có thể thời gian để phát triển.
Mẹo giúp bạn có thể thực hiện chánh niệm thành công
Mẹo giúp bạn có thể thực hiện chánh niệm thành công
  • Hãy đặt ra một lịch thời gian cụ thể trong ngày để thực hành chánh niệm và giữ thói quen đó đều đặn. Bạn có thể thực hành chánh niệm ngay cả khi ăn uống, đi bộ hay trò chuyện để tăng cường nhận thức về hiện tại.

Lưu ý khi thực hành chánh niệm

Hiểu rõ khái niệm chánh niệm là gì, nhận thức về những lợi ích mà chánh niệm mang lại có thể sẽ thúc đẩy bạn tìm hiểu và thực hành ngay. Tuy nhiên, theo nhiều nghiên cứu đây là phương pháp không dành cho tất cả mọi người. Một số người sẽ không thấy tác dụng của chánh niệm trong việc kiểm soát sự căng thẳng, lo âu của họ. Khi đó, việc tìm đến các chuyên gia tâm lý sẽ là giải pháp tối ưu hơn dành cho bạn.

Hơn nữa, một số bác sĩ còn cho rằng chánh niệm sẽ không phù hợp với những người mắc bệnh rối loạn tâm thần. Trong một số trường hợp thì thực hành chánh niệm trong thiền định chuyên sâu còn có thể gây ra sự lo lắng, phân ly khỏi thực tế ở những người mắc phải bệnh rối loạn tâm thần này.

Những thông tin trên hy vọng sẽ giúp bạn đã giải đáp được câu hỏi “Chánh niệm là gì?” và các cách thực hành chánh niệm. Hãy luôn ghi nhớ và thực hành đúng cách, liên tục để đạt được kết quả tốt nhất nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *