Chất thải rắn là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường. Cùng chúng tôi tìm hiểu xem Chất thải rắn là gì? Có gây nguy hại như thế nào đến môi trường sống của chúng ta và cách để giảm thiểu tối đa những tác động tiêu cực mà chất thải rắn gây ra qua bài viết sau nhé!
Tóm tắt
Chất thải rắn là gì?
Theo Luật Bảo vệ môi trường 2020 có định nghĩa về chất thải, chất thải rắn là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí hoặc ở dạng khác được thải ra từ trong sinh hoạt hàng ngày, hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc hoạt động khác. Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn hoặc bùn thải.
Ô nhiễm chất thải rắn là gì?
Chất thải rắn là tất cả những nguyên vật liệu phát sinh trong quá trình sinh hoạt và sản xuất. Chúng cũng là một loại chất thải, đặc tính là không tan trong nước sinh hoạt, vật liệu hạt nhân đặc biệt hoặc vật liệu phụ theo quy định của nhà nước.
Có những loại chất thải rắn nào?
Hiện nay, theo Luật Bảo vệ môi trường 2020, có 4 loại chất thải rắn được liệt kê gồm có:
- Chất thải rắn sinh hoạt: Gồm tất cả các loại chất thải từ đồ ăn, thức uống, chai lọ, rác sinh hoạt…
- Chất thải rắn công nghiệp thông thường: Là toàn bộ chất thải từ các xí nghiệp, khu công nghiệp, nhà máy. Ví dụ như các loại phế liệu sắt thép, kim loại, nhựa, giấy, thủy tinh, cao su…
- Chất thải rắn y tế: Là các rác thải phát sinh từ hoạt động khám chữa bệnh.
- Chất thải rắn nguy hại: có thể là kim tiêm, máy móc phóng xạ hạt nhân, đầu đạn, niken, mạch điện tử, niken,…
Cùng tìm hiểu cụ thể các loại chất thải rắn này là gì nhé!
Chất thải rắn sinh hoạt là gì?
Theo khoản 1 Điều 75 Luật Bảo vệ môi trường 2020, chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ các hộ gia đình, cá nhân được phân loại theo nguyên tắc như sau:
- Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế
- Chất thải thực phẩm
- Chất thải rắn sinh hoạt khác.
Chất thải rắn công nghiệp thông thường là gì?
Bao gồm tất cả các phế liệu, phế thải trong sinh hoạt của con người. Có thể được thải ra trong quá trình sản xuất, xây dựng và gia công.
Một số chất thải rắn phổ biến như sắt thép phế liệu thừa, đồng, chì, nhôm, niken,…
Chất thải rắn xây dựng là gì?
Chất thải rắn xây dựng được định nghĩa là chất thải rắn phát sinh trong quá trình khảo sát, thi công xây dựng công trình (bao gồm công trình xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời, tu bổ, phục hồi hay phá dỡ)
Chất thải rắn y tế là gì?
Chất thải rắn y tế là chất thải phát sinh sau quá trình hoạt động của chuyên môn trong lĩnh vực y tế. Đây là tất cả những phế thải từ:
- Kim bông, găm kim.
- Các loại chất thải từ dây chuyền thuốc, kim tiêm thuốc.
- Vật tư y tế bị thải loại sau khi sử dụng.
Do đó mà có nguy cơ lây lan bệnh tật từ chất thải rắn y tế ra môi trường bên ngoài nếu không được kiểm soát, xử lý hiệu quả là rất lớn.
Những chất thải y tế này vô cùng độc hại và dễ lây lan bệnh tật nên cần tránh xa. Chất thải này được xếp vào loại chất thải rắn nguy hại.
Chất thải rắn đô thị là gì?
Chất thải rắn đô thị là tất cả phế phẩm được thải ra trong quá trình sinh hoạt, hoạt động thương mại, từ các công việc hay ngành nghề khác nhau từ đô thị, từ các khu dân cư, các cơ quan, bệnh viện, trường học; từ các hoạt động nông nghiệp, từ các nhà máy công nghiệp, các dịch vụ công cộng; hay từ các công trình xây dựng, nhà máy xử lý,…
Tác hại của ô nhiễm chất thải rắn đối với môi trường hiện nay
Ô nhiễm chất thải rắn gây ra nhiều ảnh hưởng nguy hại tới môi trường và con người. Cụ thể:
Tác hại của chất thải rắn với môi trường nước
- Chất thải rắn không được thu gom mà xả thải trực tiếp vào kênh rạch, sông, hồ, ao sẽ gây ô nhiễm môi trường nước. Gây tắc nghẽn đường nước lưu thông, giảm diện tích tiếp xúc của nước với không khí. Chất thải rắn hữu cơ phân hủy gây mùi hôi thối làm ô nhiễm nguồn nước khiến cho các loài thủy sinh bị suy thoái.
- Đặc biệt, tại các bãi chôn lấp chất thải rắn, nước rỉ rác vô cùng độc hại, gây ô nhiễm nặng vì chúng chứa hàm lượng cao chất hữu cơ của phân súc vật, thức ăn thừa…Chất thải độc hại từ bao bì đựng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, phân bón hóa học, mỹ phẩm. Những chất này cực độc với con người và sinh vật khi tiếp xúc. Chúng có thể gây ra các bệnh về tiêu hóa, da, ngộ độc, ung thư,…
Tác động chất thải rắn đến môi trường không khí
- Theo nghiên cứu, tại các bãi chôn lấp rác, lượng khí phát thải độc hại phát sinh tự nhiên chiếm 30%mà không cần tác động nhiệt. Con số này tăng lên gấp nhiều lần khi nhiệt độ tăng. Sự thoát khí dẫn tới nguy cơ lan truyền các mùi hôi thối do phân hủy chất thải rắn, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tới đời sống của người dân xung quanh.
- Những mùi hôi thối từ chất thải rắn dễ bắt gặp như mùi khai Amoni, mùi Amin cá ươn, mùi Hidrosunfua trứng thối, Diamin mùi thịt thối…
- Việc tiêu hủy chất thải rắn cũng gây ra ô nhiễm không khí nặng. Việc đốt rác sẽ làm phát mùi hôi khó chịu, sinh khói và tro bụi. Chúng còn phát tán nhiều chất khí độc với cơ chế ăn mòn như lưu huỳnh, thủy ngân…Từ đây gây ra hệ lụy là con người nhiễm các căn bệnh nguy hiểm khi hít phải các khí thải độc hại này.
Ô nhiễm đất do chất thải rắn
- Các chất thải rắn tích lũy dưới đất trong một thời gian dài sẽ khiến đất bị ảnh hưởng lớn. Ngoài các chất thải xây dựng khó phân hủy như thủy tinh, gạch, ngói, dây cáp, bê tông…Các kim loại, chất độc ô nhiễm còn tích lũy trong đất có thể thâm nhập vào cơ thể theo chuỗi thức ăn và nước uống.
- Những chất độc dễ ngấm trong đất nhất như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, chất tẩy rửa, thuốc nhuộm, thuộc da, hóa chất…Bên cạnh đó còn có hàng loạt chất thải phóng xạ có thể gây dị tật, ung thư nếu không được xử lý đúng cách.
Làm thế nào để giảm thiểu các tác động từ chất thải rắn?
Để giảm thiểu các tác động xấu của chất thải rắn, mọi người cần thu gom, phân loại và xử lý, tái chế chất thải rắn đúng cách. Tránh việc vứt chất thải rắn bừa bãi ra môi trường vừa ảnh hưởng cảnh quan, vừa gây hại cho sức khỏe cong người và môi trường.
Phân loại chất thải rắn
Đối với các hộ gia đình, cá nhân ở các nơi khác nhau thì việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt sẽ tuân thủ theo tại nơi đó. Cụ thể như sau:
* Phân loại chất thải rắn sinh hoạt đối với hộ gia đình, cá nhân ở nông thôn
Các hộ gia đình, cá nhân ở đô thị phải chứa, đựng chất thải rắn sinh hoạt sau khi thực hiện phân loại theo quy định vào các bao bì như sau:
- Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế được chuyển cho tổ chức, cá nhân tái sử dụng, tái chế hoặc các cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt.
- Chất thải thực phẩm và chất thải rắn sinh hoạt khác phải được chứa trong bao bì theo quy định và chuyển cho cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt; chất thải thực phẩm; được sử dụng làm phân bón hữu cơ hoặc làm thức ăn chăn nuôi.
* Phân loại chất thải rắn sinh hoạt đối với hộ gia đình, cá nhân ở đô thị
Hộ gia đình, cá nhân ở nông thôn khi phát sinh chất thải rắn sinh hoạt thì phải thực hiện phân loại theo quy định tại khoản 4 Điều 75 Luật Bảo vệ môi trường 2020 như sau:
– Khuyến khích tận dụng tối đa chất thải thực phẩm làm phân bón hữu cơ và thức ăn chăn nuôi
– Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân tái sử dụng, tái chế hoặc cơ sở thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt
– Chất thải rắn sinh hoạt khác phải được đựng trong bao bì theo quy định và chuyển giao cho cơ sở có chức năng thu gom chất thải rắn sinh hoạt.
Rác thải nhựa là gì? Thực trạng, tác hại, biện pháp phòng ngừa
Ô nhiễm môi trường là gì? Nguyên nhân, hậu quả, cách giải quyết
Tái chế chất thải rắn là gì?
Tái chế chất thải rắn là hoạt động sử dụng lại trực tiếp các chất thải rắn, hoặc qua một quá trình cải tiến, chế tạo lại chất thải rắn để tạo thành nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất, kinh doanh. Quá trình tái chế chất thải rắn sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật để thu lại các thành phần có giá trị từ chất thải
Bên cạnh những biện pháp giảm thiểu chất thải rắn để bảo vệ môi trường, người dân cũng cần chủ động tìm kiếm các biện pháp bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình. Đặc biệt, khi chất thải rắn đang khiến cho nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Môi trường nước hiện nay đang bị ô nhiễm chất thải rắn nghiêm trọng, chất lượng nước dù nước máy hay nước ngầm đều không được đảm bảo. Ngay từ bây giờ, hãy thực hiện nghiêm các quy định về phân loại chất thải rắn để bảo vệ môi trường sống, cũng chính là bảo vệ sức khỏe của mỗi chúng ta bạn nhé!