Chất tinh khiết là gì? Chất tinh khiết là phần kiến thức khá thú vị trong chương trình Hóa học lớp 8. Bên cạnh đó, chúng còn được ứng dụng rất nhiều trong các ngành công nghiệp và đời sống hàng ngày của chúng ta. Để hiểu rõ hơn về loại chất này, mời bạn tham khảo bài viết ngay sau đây!
Tóm tắt
Chất tinh khiết là gì?
Chất tinh khiết là gì? Chất tinh khiết là loại chất không lẫn các chất khác, chỉ có một nguyên tố và không bị thay đổi theo thời gian. Chẳng hạn như, khí hidro chỉ chứa các nguyên tử hidro, sắt nguyên chất chỉ chứa các nguyên tử sắt,…
Khi trộn 2 chất tinh khiết lại với nhau, ta sẽ thu được một hỗn hợp đồng nhất hoặc không đồng nhất như nước mưa, nước khoáng, dầu thực vật, mật ong,… Khi muốn tách hỗn hợp đó ra, chúng ta sẽ phải sử dụng đến các phương pháp lọc chiết, bay hơi, chưng cất, từ tính,…
Hiện nay, một số chất tinh khiết được ứng dụng phổ biến trong đời sống và các ngành công nghiệp đó là: thiếc, kim cương, lưu huỳnh, nước, đường tinh khiết (sacaroza), muối nở (natri bicarbonat), muối ăn (natri clorua), đồng sunfat, tinh thể protein,…
Một số tính chất đặc trưng của chất tinh khiết
- Hóa chất tinh khiết có thành phần hóa học đồng nhất: Điều này chỉ áp dụng cho những chất được tạo thành từ một loại phân tử, nguyên tử hoặc hợp chất ở quy mô nano.
- Chất tinh khiết là bất kỳ hỗn hợp đồng nhất nào: Tất cả những chất có hình dáng, thành phần và kích thước đồng nhất với nhau đều được coi là chất tinh khiết. Ví dụ: thép, nước tinh khiết, sắt và không khí,…
XEM THÊM: Chất rắn có đặc điểm gì? Chất rắn gồm những chất nào?
Các phương pháp tách chất ra khỏi hỗn hợp hiệu quả nhất
Tên phương pháp | Điều kiện áp dùng | Ví dụ |
Chưng cất | Được sử dụng để tách các chất có nhiệt độ sôi khác nhau ra khỏi một hỗn hợp lỏng. | Nhiệt độ sôi của rượu là 78,3 độ C nhưng nhiệt độ sôi của nước sôi là 100 độ C. Vì vậy, nếu muốn tách hỗn hợp rượu và nước ra khỏi nhau thì chúng ta phải chưng cất hỗn hợp ở nhiệt độ 80 độ C để thu được rượu tinh khiết. |
Bay hơi | Chỉ dùng để thu lại các chất rắn đã bị hòa tan trong nước. | Nếu muốn thu muối ăn, người ta sẽ phải phơi nước biển cho đến khi nước bốc hơi hết và chỉ đọng lại muối. |
Lọc | Chỉ sử dụng để tách các chất rắn không tan ra khỏi dung dịch. | Trong nước biển thường có chứa rất nhiều cát nên nếu muốn thu được nước biển sạch, người ta sẽ cần sử dụng phương pháp lọc để loại bỏ toàn bộ cát bị lẫn vào trong nước. |
Chiết | Sử dụng để tách các chất lỏng không hòa tan được vào nhau trong cùng một dung dịch. | Dầu ăn và nước là 2 chất không tan vào nhau, do đó, chúng ta có thể tách chúng bằng phương pháp chiết. |
Cách xác định độ tinh khiết của một chất
Để xác định độ tinh khiết của một chất, người ta sẽ căn cứ vào điểm nóng chảy, điểm sôi, độ dẫn điện, áp suất hơi và phản ứng hóa học của chất đó. Trong đó:
- Điểm sôi và điểm nóng chảy sẽ cho ta biết chất tinh khiết cụ thể
- Độ dẫn điện tốt chứng tỏ chất đó đã bị pha tạp một số tạp chất và ngược lại
- Áp suất sẽ cho ta thấy được những chất không bị hoặc đã bị thay đổi trong chất tinh khiết
- Phản ứng hóa học cho chúng ta biết các sản phẩm mà chất tinh khiết có thể tạo thành là gì
Bài tập vận dụng
Bài tập 1: Trong các phương pháp dưới đây, đâu là phương pháp tách cát trong nước đơn giản và nhanh chóng nhất?
- Lọc
- Dùng máy li tâm
- Chiết
- Chưng cất
Bài tập 2: Trong một máy lọc nước có nhiều lõi lọc khác nhau, trong đó có một lõi được làm bằng bông. Theo em, lõi bông đó sẽ có tác dụng gì trong máy lọc nước?
- Lọc các chất tan trong nước
- Lọc chất không tan trong nước
- Lọc các hóa chất độc hại
- Lọc và giữ lại khoáng chất
Bài tập 3: Hóa chất tinh khiết là gì? Cho ví dụ
Bài tập 4: Sau khi sử dụng ấm đun nước để đun sôi nước suối hoặc nước máy một thời gian, ta thấy nhiều cặn trắng bám vào bên trong ấm. Hỏi:
- Nước máy và nước suối có phải nước tinh khiết không?
- Tại sao khi đun nước bằng máy lọc nước thì bình bị đọng cặn ít hơn?
- Làm thế nào để vệ sinh ấm khi đã bị đọng cặn?
Bài tập 5: Làm thế nào để biết bột calcium carbonate có tan trong nước hay không?
Bài tập 6: Trong các phát biểu dưới đây, đâu là phát biểu đúng về tính chất của chất tinh khiết?
- Có hình dáng, thành phần hóa học và kích thước đồng nhất
- Có trọng lượng bằng nhau
- Có hình dáng, trọng lượng và kích thước giống nhau
- Cả 3 đáp án trên đều sai
Lời giải
Bài tập 1: Chọn A
Bài tập 2: Chọn B
Bài tập 3: Hóa chất tinh khiết là chất không bị lẫn tạp 2 hoặc nhiều chất khác và không bị thay đổi theo thời gian. Ví dụ sắt non, vàng, kim cương,…
Bài tập 4:
- Nước suối và nước máy không phải là nước tinh khiết vì chúng còn chứa thêm một số chất khác.
- Khi đun nước được lấy từ máy lọc nước, cặn trắng bị đọng ít hơn vì máy lọc đã loại bỏ được phần lớn các tạp chất có trong nước tự nhiên.
- Khi có cặn, chúng ta có thể vệ sinh ấm bằng cách dùng giấm ăn hoặc ngâm bằng nước chanh qua đêm.
Bài tập 5: Để biết được bột calcium carbonate có tan trong nước hay không, trước tiên, chúng ta cần hòa bột calcium carbonate vào nước. Sau đó, lọc hỗn hợp trên qua phễu chứa giấy lọc và đem hỗn hợp vừa lọc được đem cô cạn. Nếu xuất hiện cặn, chứng tỏ bột calcium carbonate không tan trong nước và ngược lại.
Bài tập 6: Chọn A
Với những chia sẻ trên của Thợ Sửa Xe, hy vọng bạn đã hiểu hóa chất tinh khiết là gì, các tính chất nổi bật, phương pháp tách chất tinh khiết và một số bài tập vận dụng.
XEM THÊM: Muối axit là gì? Tính chất hóa học và các loại muối axit
Ngoài ra, nếu còn có bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc nào về chất tinh khiết chưa được giải đáp, đừng quên để lại bình luận phía dưới để mọi người cùng thảo luận bạn nhé!