Chiết cành là một hình thức nhân giống cây trồng đơn giản đã được đưa vào chương trình công nghệ lớp 7. Vậy chiết cành là gì? Phương pháp này thực hiện như thế nào? Hãy cùng khám phá chi tiết về chiết cành thông qua bài viết dưới đây nhé.
Tóm tắt
Tìm hiểu khái niệm chiết cành là gì?
Chiết cành được định nghĩa là một phương pháp nhân giống thực vật sinh dưỡng liên quan đến việc tạo rễ của cành khi nó vẫn được gắn liền với cây mẹ. Kỹ thuật chiết cành được sử dụng khá thường xuyên trong việc nhân giống cây cảnh. Nó cũng được sử dụng như một kỹ thuật để tạo rễ mới và cải thiện rễ hiện có của cây.
Ưu điểm và nhược điểm của chiết cành là gì?
Chiết cành là một phương pháp được áp dụng phổ biến trong việc nhân giống vô tính thực vật. Vậy phương pháp này có những ưu nhược điểm như thế nào?
Ưu điểm của chiết cành là gì?
- Giúp bảo tồn nguồn gen chính xác hơn: Ở những loại cây cảnh như hoa lan, hoa sứ… , cây con nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô, gieo hạt thường sẽ chỉ giống với 50% các đặc điểm của cây mẹ. Do đó chiết cành là cách tốt nhất để bảo tồn bộ gen ban đầu của cây, bao gồm cả các đặc điểm như màu sắc hoa, đảm bảo không có sự pha tạp nguồn gen.
- Rút ngắn thời gian sinh trưởng của cây giống: Những cành được lựa chọn để thực hiện phương pháp chiết cành là những cành cứng cáp, sinh trưởng tốt. Chúng đủ khỏe để sống độc lập sau khi tách khỏi thân cây mẹ. Do vậy, sự sinh trưởng của cây giống này cũng nhanh hơn, cây đâm chồi và ra hoa mất ít thời gian hơn nhiều so với việc gieo hạt.
- Phương pháp này dễ thực hiện hơn: Đây là một trong những phương pháp dễ thực hiện nhất trong các phương pháp nhân giống vô tính. Chỉ với vài dụng cụ đơn giản, bạn đã có thể chiết cành tại nhà. Nếu làm đúng, tỷ lệ thành công có thể đạt 100%.
Nhược điểm của chiết cành là gì?
- Phương pháp chiết cành chỉ có thể nhân giống được ít cây: So với các kiểu nhân giống bằng gieo hạt có thể tạo ra số lượng lớn, hàng loạt cây giống, phương pháp chiết cành chỉ có thể tạo ra từ 2, 3 cây con trên 1 thân cây mẹ cùng lúc.
- Hạn chế về việc áp dụng: Chiết cành chỉ có thể được thực hiện chủ yếu trên các loại cây thân gỗ. Cây thân thảo, thân leo không thể áp dụng phương pháp này.
- Tuổi thọ của cây: Các cây con được tạo ra từ phương pháp này thường có tuổi thọ ngắn hơn so với các cây tạo ra từ phương pháp gieo hạt.
Phương pháp chiết cành hiệu quả thực hiện như thế nào?
Vậy làm thế nào để thực hiện phương pháp này một cách hiệu quả? Bạn hãy tham khảo hướng dẫn chiết cành dưới đây nhé.
- Bước 1: Cắt thân cây. Dùng dao đã khử trùng, rạch một góc 45 độ qua ít nhất một nửa cành cây, nhưng không quá 2/3.
- Bước 2: Lấy miếng nhựa nhỏ chèn vào vết cắt. Việc này ngăn cho các mô sinh trưởng và tự bịt kín vết cắt. Đợi vài ngày để mặt cắt khô. Nên bao bọc để tránh nước hay vi khuẩn xâm nhập làm vết cắt bị thối, gây hư hỏng cành.
- Bước 3: Bọc quanh vết cắt bằng các vật liệu dễ bén rễ như xơ dừa, lục bình, bùn… Có thể cố định các vật liệu này bằng màng bọc thực phẩm, giấy bạc, dây… nhưng không nên quấn quá chặt để tạo không gian phát triển cho rễ.
- Bước 4: Đợi cho cành chiết xuất hiện rễ, cắt và đem đi trồng ở chậu đất riêng cho đến khi cây cứng cáp hơn.
Những lưu ý khi thực hiện phương pháp chiết cành
Phương pháp chiết cành rất dễ thực hiện, tuy nhiên nếu bạn không làm đúng cách, tỉ lệ thất bại vẫn sẽ rất cao. Dưới đây là một số lưu ý khi chiết cành mà bạn có thể tham khảo thêm.
- Theo kinh nghiệm, việc chiết cành cho cây nên được thực hiện vào mùa thu hoặc mùa xuân khi cây đang phát triển tích cực. Thời tiết vào hai thời điểm này trong năm cũng sẽ hỗ trợ cây phát triển một cách tự nhiên, việc ra rễ cũng nhanh hơn.
- Nên chọn những những cành hướng lên trên và dài ít nhất 30 – 60 cm để chiết. Chọn những cành cây không quá già để sự sinh trưởng được nhanh chóng và tốt hơn. Chọn cành có độ lớn ít nhất bằng một cây bút chì, nếu không nó có thể không phát triển tốt sau khi tách ra khỏi thân mẹ.
Xem thêm:
- Nên khử trùng lưỡi dao cắt cành bằng cồn sát trùng trước khi chiết và sau khi chiết các cành khác nhau. Như vậy, vi khuẩn sẽ không xâm nhập vào vết cắt gây hư thối cành, nó cũng ngăn ngừa lây lan bệnh tật hoặc vi khuẩn giữa các cây trồng.
- Bạn có thể sử dụng thuốc kích thích ra rễ ở dạng lỏng để bôi lên vết cắt khi chiết cành. Việc này giúp cho việc ra rễ nhanh hơn và đảm bảo việc chiết cành thành công hơn.
Bài viết đã giải đáp câu hỏi chiết cành là gì và hướng dẫn phương pháp chiết cành hiệu quả. Đây là một kỹ thuật nhân giống cây trồng đơn giản có thể thực hiện ngay tại nhà. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết, bạn có thể áp dụng phương pháp này cho cây trồng của mình.