Chim cánh cụt là hình ảnh vô cùng quen thuộc trong cuộc sống này nhưng không phải ai cũng biết chim cánh cụt sống ở đâu, đẻ trứng hay đẻ con? Hãy cùng khám phá loài động vật đánh yêu này cùng chúng mình nhé.
Tóm tắt
Giới thiệu về chim cánh cụt
Chim cánh cụt là tên một nhóm chim nước không có khả năng bay được. Chúng hầu như chỉ sống ở Nam bán cầu – Nam Cực, với duy nhất một loài, chim cánh cụt Galápagos, được tìm thấy ở phía bắc đường xích đạo.
Chim cánh cụt sống ở đâu?
Mặc dù hầu hết tất cả các loài chim cánh cụt có nguồn gốc từ Nam bán cầu, chúng không chỉ được tìm thấy ở những vùng khí hậu lạnh. Trên thực tế, chỉ có một số loài chim cánh cụt còn sống ở xa về phía nam. Một số loài được tìm thấy ở vùng ôn đới, nhưng loài chim cánh cụt Galápagos lại sống gần đường xích đạo.
Loài chim cánh cụt sống lớn nhất là chim cánh cụt hoàng đế, con trưởng thành cao khoảng 1,1 m và nặng 35 kg. Loài chim cánh cụt nhỏ nhất là chim cánh cụt xanh nhỏ cao khoảng 33 cm cao và nặng 1 kg. Trong số các loài chim cánh cụt còn tồn tại, thường những con chim cánh cụt lớn sống ở những vùng lạnh hơn, trong khi những con chim cánh cụt nhỏ hơn sẽ được tìm thấy ở các vùng khí hậu ôn đới hoặc thậm chí là nhiệt đới.
Phần lớn các loài chim cánh cụt ăn các loại nhuyễn thể, cá, mực và các dạng sinh vật biển khác chúng bắt được trong khi bơi lội dưới nước. Cuộc đời của chúng tiêu tốn khoảng một nửa thời gian trên cạn và nửa còn lại thì ở dưới lòng các đại dương.
Chim cánh cụt dường như không e ngại con người cho nên các nhóm nhà thám hiểm có thể đến gần chúng mà không làm cho chúng sợ.
Chim cánh cụt thích nghi rất tốt với cuộc sống dưới nước. Các cánh của chúng đã tiến hóa thành chân chèo và không có tác dụng để bay. Tuy có vẻ ngoài lạch bạch nhưng trong nước thì chim cánh cụt lại nhanh nhẹn một cách ngạc nhiên.
Với bộ lông mượt thì một lớp không khí sẽ được duy trì, đảm bảo cho sức nổi của chúng. Ngoài ra, lớp không khí này còn có tác dụng giúp chim cánh cụt chịu được nước lạnh. Trên mặt đất, chim cánh cụt sẽ dùng đuôi và các cánh để duy trì sự cân bằng cho thế đứng thẳng của chúng.
Sinh sản hữu tính là gì? Khái niệm, quá trình sinh sản hữu tính và ví dụ
Chim cánh cụt sẽ đẻ trứng hay đẻ con?
Một số loài chim cánh cụt có thể giao phối suốt cuộc đời, trong khi các loài khác chỉ giao phối trong một mùa. Nói chung, chim cánh cụt tạo ra một bầy con nhỏ và cả chim bố lẫn chim mẹ sẽ cùng chăm sóc con non.
Ở một số loài con cái đẻ khoảng 10 trứng, ấp trong 65 ngày. Sau mỗi lần ấp, con cái giảm từ 40 đến 50% khối lượng. Sau khi trứng nở, chim mẹ vẫn sẽ tiếp tục ủ ấm cho con non.
Sự thật thú vị cần phải biết về loài chim cánh cụt
– Tất cả chim cánh cụt đều có màu trắng ở phần bụng và màu sẫm ở phần lưng. Nó có tác dụng giúp cho chim được ngụy trang tốt. Chim cánh cụt có thể bơi lặn trong nước với vận tốc lên tới 27 km/h (điều này thường chỉ xảy ra khi chúng bị tấn công).
– Chim cánh cụt có thể di chuyển lạch bạch bằng hai chân hoặc trượt bằng bụng của chúng dọc theo lớp tuyết, giống như trượt băng, điều này cho phép chúng tiết kiệm được năng lượng trong khi vẫn có thể chuyển động tương đối nhanh.
– Chim cánh cụt đặc biệt có thính giác rất tốt. Mắt của chúng đã thích nghi với việc quan sát dưới nước và là phương tiện chủ yếu để định vị con mồi và lẩn tránh kẻ thù. Ngược lại, ở trên cạn thì chúng bị cận thị.
– Đặc biệt chim cánh cụt có thể uống nước mặn một cách an toàn do tuyến lệ của chúng lọc lượng muối dư thừa từ máu. Muối được thải ra ngoài theo dạng chất lỏng đậm đặc từ hốc mũi.
– Chim cánh cụt không có cơ quan sinh dục ngoài nên chỉ có thử nghiệm nhiễm sắc thể mới có thể xác định được giới tính của chúng.
Tại sao chim cánh cụt lại chỉ có thể sống ở Nam Cực?
Nam Cực là vùng đất lạnh lẽo và hoang sơ nhất trên thế giới, nhiệt độ thấp nhất ghi nhận là -89oC. Đây cũng là nơi khô hạn nhất khi lượng mưa trung bình hàng năm chỉ mức 55mm. Ngoài ra, một số vùng ở Nam Cực đã không có mưa hoặc tuyết suốt 2 triệu năm trở lại đây. Tốc độ gió tối đa nơi đây là 100m/s, cái lạnh nơi đây đủ khiến nó trở thành một “địa ngục trần gian”.
Phần lớn châu Nam Cực bị băng tuyết phủ quanh năm với 98% diện tích là băng tuyết và dày tới 1,9 km, có nơi dày đến 3,5km. Trong khi đó, ở Bắc Cực, lớp băng lạnh dày chỉ từ 2m đến 4m.
Tuy không phải là loài sinh vật duy nhất sinh sống tại châu Nam Cực nhưng chim cánh cụt lại là sinh vật đặc hữu của cực Nam thế giới. Sở dĩ loài động vật đáng yêu này có thể tồn tại được trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt đến như vậy bởi chúng có cấu tạo cơ thể giúp thích nghi với khí hậu lạnh:
Thứ nhất là dưới lớp da chim cánh cụt có một lớp mỡ khá dày bao bọc, chính là điều quan trọng nhất giúp nó chịu lạnh.
Thứ hai là chim cánh cụt có một lớp lông mịn, chống thấm nước tốt. Nhờ vậy chim có thể lặn xuống nước mà nước không thể ngấm vào da được. Hơn nữa, lớp lông mịn này giúp tồn tại một lớp không khí mỏng giữa da và lông từ đó có tác dụng chống lạnh rất tốt, nhất là khi chúng phải lặn xuống biển kiếm thức ăn.
Thứ 3 là chim cánh cụt thường sống tập trung thành đàn lớn, lên đến hàng nghìn con. Các cá thể trong đàn có thể sưởi ấm cho nhau dưới cái lạnh thấu xương ở Nam Cực.
Có người sẽ thắc mắc rằng Bắc Cực cũng có gì khác Nam Cực đâu, dù cho Bắc Cực không lạnh bằng nhưng đó hẳn vẫn là môi trường sống lý tưởng cho chim cánh cụt.
Có lẽ lý do đơn giản đầu tiên là chim cánh cụt không thể bay để thoát khỏi gấu trắng và cáo tuyết chuyên rình rập các bầy chim làm tổ vào mùa hè. Nếu chim cánh cụt sống ở Bắc Cực, chúng chẳng khác nào một miếng mồi béo bở cho 2 loài ăn thịt này.
Lý do thứ 2 tất nhiên là môi trường ở Nam Cực quá an toàn. Chẳng có bất cứ một mối đe dọa nào hết nên chim cánh cụt không phải lo bị săn bắt khi làm tổ.
Lý do thứ 3 cũng là trở ngại về địa lý. Nếu muốn sống ở Bắc Cực, chim cánh cụt sẽ phải di chuyển lên phía Bắc và phải bơi qua vùng biển ấm quanh xích đạo.
Vậy nên chim cánh cụt sẽ không rời bỏ Nam Cực vì vùng đất này quá an toàn đối với cuộc sống của chúng.
Như vậy chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu chim cánh cụt sống ở đâu và những điểm thú vị của loài chim này. Ngay ở Việt Nam chúng ta cũng có thể đến thăm những chú chim đáng yêu ở Hà Nội, Phú Quốc… Hãy dành thời gian trải nghiệm và để lại bình luận bên dưới cho chúng mình nhé.