Chở hay trở từ nào là đúng chính tả Tiếng Việt?

Chở hay trở? Từ nào viết đúng chính tả? Che chở hay che trở, trăn trở hay chăn chở, trắc trở hay chắc trở,…Cùng phân biệt cách dùng chở và trở chính xác nhất qua bài viết sau nhé!

Chở hay trở?

Chở là gì?

Chở là động từ. Trong tiếng Việt, “chở” mang ý nghĩa là chuyển người, vật bằng xe, tàu, thuyền,…

Ví dụ: chở khách sang sông, xe bò chở đất, tàu chở hàng,…

Trở là gì?

Từ trở thì mang nghĩa rộng hơn. Trở có thể vừa là danh từ cũng vừa là động từ. 

  • Trở là danh từ mang nghĩa là có tang.

Ví dụ: nhà có trở, để trở.

  • Trở là động từ mang nghĩa là Đảo ngược vị trí, đầu thành đuôi, trên thành dưới và ngược lại.

Ví dụ: trở cá cho chín đều, nằm ngủ trở đầu đuôi, dễ như trở bàn tay.

  • Trở là động từ mang nghĩa là quay ngược lại, đi về vị trí ban đầu.

Ví dụ: trở về quê hương, trở lại câu chuyện vừa rồi.

  • Trở là động từ mang nghĩa là diễn biến chuyển sang chiều hướng khác, thường là xấu đi.

Ví dụ: trời trở gió.

  • (từ mốc xác định) Hướng về một phía nào đó để xác định phạm vi thời gian, không gian, số lượng.

Ví dụ: từ Thanh Hóa  trở ra, những năm 70 trở về trước.

Chở hay trở là đúng chính tả

Trong ngôn ngữ giao tiếp hằng ngày, “chở” và “trở” có cùng cách phát âm gần giống nhau nên khá nhiều người nhầm lẫn cách viết của 2 từ này. Đặc biệt là giọng địa phương như ở một số tỉnh miền phía Bắc lại càng dễ dùng sai từ.

Chở hay trở là cách viết đúng chính tả
Chở hay trở là cách viết đúng chính tả

Vì vậy, để không bị nhầm lẫn chở và trở, ta cần phân biệt rõ nghĩa của chở và trở. Đồng thời, lựa chọn đúng ngữ cảnh dùng từ cũng rất quan trọng.

Chẳng hạn, trong trường hợp nói về hành động vận chuyển người, hàng hóa hay đồ vật bằng phương tiện giao thông thì phải dùng từ “chở”. Cụ thể là chở hàng, chở đồ.

Trường hợp nói về hành động quay ngược lại, về vị trí ban đầu hoặc nói về phạm vi không gian, thời gian, cách dùng đúng là từ “trở”. Cụ thể là trở về quê, trở về những năm 70,…

Tuy nhiên, đa phần người miền Bắc chỉ dùng sai từ chở – trở trong văn nói vì tính chất giọng địa phương, còn với văn viết thì không. Để trả lời cho câu hỏi chở hay trở là đúng chính tả thì cả hai từ đều đúng chính tả, quan trọng là cần sử dụng đúng trường hợp.

Phân biệt một số cách dùng trở và chở

  • che chở hay che trở → che chở là đúng chính tả
  • trăn trở hay chăn chở → trăn trở là đúng chính tả
  • trắc trở hay chắc trở → trắc trở là đúng chính tả
  • chở về hay trở về → trở về là đúng chính tả
  • chở hàng hay trở hàng → chở hàng là đúng chính tả
  • trở xe hay chở xe → chở xe là đúng chính tả
  • trở người hay chở người → chở người là đúng chính tả
  • chở nên hay trở nên → trở nên là đúng chính tả
  • chở đi học hay trở đi học → chở đi học là đúng chính tả
  • chở xe hay trở xe → chở xe là đúng chính tả
  • che chở hay tre trở → che chở là đúng chính tả
  • chở mặt hay trở mặt → trở mặt là đúng chính tả
  • che chở hay trở che → che chở là đúng chính tả
  • chuyên chở hay chuyên trở → chuyên chở là đúng chính tả
  • chở đi chơi hay trở đi chơi → chở đi chơi là đúng chính tả

Cách phân biệt ch và tr

Ch được dùng trong các một số trường hợp sau:

  • Đứng đầu các tiếng xuất hiện âm đệm (oa, oă, oe, uê).

Ví dụ: chí chóe, chuệch choạc, choáng váng, chập choạng

Cách phân biệt ch và tr
Cách phân biệt ch và tr
  • Danh từ (hay đại từ) chỉ quan hệ gần gũi trong gia đình.

Ví dụ: chị, chồng, cha, chú, chàng…

  • Danh từ chỉ đồ vật hay sử dụng trong nhà.

Ví dụ như chảo, chén, chăn, chiếu, chổi, chai…

  • Từ có ý nghĩa phủ định.

Ví dụ: chưa, chẳng, chả…

  • Tên các món ăn như chè, cháo, chả, …
  • Tên cây cối,các loại hoa quả như chanh, chuối, chôm chôm,…
  • Cử động, thao tác cơ thể, động tác lao động.

Ví dụ: chạy, chắn, chặt, chẻ…

Tr được dùng trong một số trường hợp:

  • Những từ Hán Việt có thanh huyền hoặc thanh nặng. Ví dụ: tình trạng, trị giá, trình bày, môi trường, trọng lực…

Trong cấu tạo từ láy:

  • Tr: Tạo kiểu láy âm là chính.

Ví dụ: trắng trẻo, tròng trành, trùng trục, trăn trở, trơ tráo, trập trùng…

  • Ch: Tạo kiểu vừa láy âm và vừa láy vần.

Ví dụ: chơi vơi, chông chênh…

Chia sẻ hay chia sẽ là đúng chính tả Tiếng Việt?

Cái giành là cái gì? Giành và dành trong Tiếng Việt

Chở hay trở, từ nào là đúng chính tả thì hẳn bạn đọc đã có câu trả lời cho riêng mình. Chỉ cần chú ý một chút là chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng chính xác hai từ này. Còn nếu bạn vẫn không chắc chắn thì có thể sử dụng từ điển Tiếng Việt hoặc nhanh nhất là search Google nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *