Chủ nghĩa khắc kỷ là gì? 4 đức tính của chủ nghĩa khắc kỷ

Khi cuộc sống ngày càng trở nên căng thẳng, ngột ngạt thì làm cách nào để cân bằng, tránh để bản thân rơi vào stress? Chủ nghĩa khắc kỷ chính là bí quyết từ xa xưa giúp bạn tìm lại được sự bình yên trong cuộc sống.

Chủ nghĩa khắc kỷ là gì?

Chủ nghĩa khắc kỷ (hay chủ nghĩa stoic/stoa, tiếng Hy Lạp: Στωικισμός, tiếng Latinh: Stoicism) là một trường phái triết học Hy Lạp cổ do Zeno thành Citium sáng lập ra tại Athens từ đầu thế kỷ thứ 3 Trước Công Nguyên. 

Chủ nghĩa khắc kỷ là một nhánh của triết học về đạo đức con người, thứ được tạo ra bằng logic và cách mà con người nhìn nhận bản chất của thế giới.

Chủ nghĩa khắc kỷ là một nhánh của triết học về đạo đức con người
Chủ nghĩa khắc kỷ là một nhánh của triết học về đạo đức con người

Chủ nghĩa khắc kỷ cho rằng vì con người là một sinh vật thuộc về xã hội, nên con đường đi tới hạnh phúc sẽ được tìm ra bằng việc chấp nhận việc mọi thứ đang diễn ra, không cho phép bản thân bị kiểm soát bởi bất kỳ khao khát nào; không sợ hãi trước những đớn đau; sử dụng trí óc của mình để hiểu thế giới này; làm những việc để đóng góp cho kế hoạch mà tự nhiên đã vạch ra sẵn; cùng làm việc, đối xử với mọi người một cách công bằng, không thiên vị.

4 đức tính của chủ nghĩa khắc kỷ là gì?

4 đức tính của chủ nghĩa khắc kỷ (stoicism) gồm có: Khôn ngoan, dũng cảm, ôn hoà và công lý

Nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa khắc kỷ là gì? 

Nguyên tắc chính của chủ nghĩa khắc kỷ là chấp nhận sự thật là chúng ta không thể kiểm soát thế giới bên ngoài. Nhưng chúng ta có thể đạt được sự thanh thản, hạnh phúc bằng cách tập trung vào những điều nằm trong tầm kiểm soát, bao gồm niềm tin và hành động của chúng ta. 

Theo đó, cuộc sống của mỗi người được chia làm 3 phần: 

  • Những gì bản thân có thể kiểm soát: hành động, niềm tin và suy nghĩ của bản thân. 
  • Những gì bản thân không thể kiểm soát: yếu tố tự nhiên và hành động của người khác. 
  • Những gì bản thân có thể kiểm soát một phần: công việc của chúng ta nhưng có sự góp mặt của người khác. 
Nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa khắc kỷ 
Nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa khắc kỷ

Việc chúng ta cần làm là tập trung vào nhóm 1, phớt lờ nhóm 2 và lên kế hoạch cho nhóm 3. 

Mục tiêu chính của người theo chủ nghĩa Khắc kỷ là học được cách tự kiểm soát bản thân khỏi những phản ứng cảm xúc, đặc biệt là những cảm xúc có hại như: tức giận, ghen tị, đố kỵ,…Về bản chất, chủ nghĩa khắc kỷ liên quan đến việc sống theo lý trí hơn là cảm xúc. Chủ nghĩa khắc kỷ dạy chúng ta cách sống tốt ngay cả khi phải đối mặt với sự không chắc chắn và căng thẳng.

Ý nghĩa của chủ nghĩa khắc kỷ trong cuộc sống hiện đại

Chủ nghĩa khắc kỷ có ý nghĩa từ thời xa xưa và cho tới ngày nay những giá trị của nó vẫn tồn tại và càng phát triển hơn. Nếu như hiểu và áp dụng chủ nghĩa khắc kỷ vào cuộc sống hiện đại, bạn sẽ có một cuộc sống nhẹ nhàng và an yên trong tâm hồn hơn.

Chủ động ngăn chặn những điều tiêu cực

Cảm xúc của con người quyết định tới hành động. Theo tâm lý học, một người có suy nghĩ tích cực sẽ có lợi nhiều hơn về sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần. Hãy nhớ rằng, một sự việc tồi tệ không khiến chúng ta buồn, mà chính suy nghĩ của chúng ta về nó mới là nguồn gốc của tiêu cực. 

Chủ động ngăn chặn những điều tiêu cực
Chủ động ngăn chặn những điều tiêu cực

Ví dụ như: 2 người cùng một công ty vừa mất việc làm. Một người cảm thấy thất vọng về bản thân, sụp đổ, buồn bã và rơi vào trạng thái tự ti về bản thân. Tuy nhiên người còn lại, cảm thấy tự do, thấy được giải phóng và hy vọng vào một cơ hội mới.

Buông bỏ thói quen cuồng kiểm soát

Sự hoàn hảo là điều mà ai cũng mong muốn trong cuộc sống này. Nhưng thực tế không có gì trên đời là hoàn hảo cả. Vì thế, chúng ta luôn muốn kiểm soát mọi thứ theo ý của mình. Bạn sẽ cảm thấy khó chịu khi ai đó không làm chính xác theo ý của bạn. Hay một điều gì đó trong cuộc sống bỗng nhiên chen ngang vào kế hoạch đã định sẵn của bạn.

Tất cả hành vi trên chứng tỏ bạn đang bị hội chứng cuồng kiểm soát. Vậy đã đến lúc bạn cần thư giãn và họ cách chấp nhận rằng bạn không thể kiểm soát mọi thứ. Khi bạn làm được như vậy, bạn sẽ được an yên và nhẹ lòng hơn. Dưới đây là một số cách để bạn bỏ thói quen kiểm soát.

Buông bỏ thói quen cuồng kiểm soát, ưa hoàn hảo
Buông bỏ thói quen cuồng kiểm soát, ưa hoàn hảo
  1. Đừng trở thành một người theo chủ nghĩa hoàn hảo

Đây là nguyên nhân khiến nhiều người thích kiểm soát cuộc sống và muốn nó trở nên hoàn hảo. Bạn không muốn ai đến nhà khi chưa dọn dẹp sạch sẽ thì họ chỉ nghĩ rằng bạn không muốn họ đến chơi mà thôi. Chủ nghĩa hoàn hảo sẽ khiến bạn đi lùi và phá hủy các mối quan hệ của bạn mà thôi. Hãy giữ mọi thứ cân bằng mới là chân lý của chủ nghĩa khắc kỷ.

  1. Kiểm soát sự lo lắng của bản thân

Một lý do khác khiến bạn trở nên kiểm soát mọi thứ đó là quá lo lắng, sợ hãi phải đối mặt với những thứ mà bạn không biết nó là gì trong tương lai. Nếu bạn đang ở trạng thái như vậy, hãy thư giãn ngay. Nhớ rằng đối mặt với những điều mình không thể biết được cũng chẳng phải là ngày tận thế. Đương nhiên, phải mất một thời gian bạn mới kiểm soát được sự lo lắng của mình. Tập yoga, thiền giúp tìm ra gốc rễ của vấn đề, bạn sẽ giải quyết vấn đề tốt hơn.

  1. Học cách chấp nhận

Theo chủ nghĩa khắc kỷ, bạn muốn bình yên trong cuộc sống thì hãy ngưng kiểm soát và học cách chấp nhận. Học cách chấp nhận bản chất của sự vật, sự việc, bạn sẽ luôn bình thản trước sóng gió cuộc đời. Mặc dù mong muốn mọi thứ trở nên hoàn hảo hơn là ý niệm tốt. Tuy nhiên, bạn cần hiểu rằng có những thứ bạn muốn cũng không thể thay đổi được.

Khắc kỷ tạo ra hạnh phúc

Thời gian là hữu hạn trong khi cuộc đời con người lại quá mong manh. Chúng ta luôn bị cuốn vào cuộc sống cơm áo gạo tiền mà quên mất rằng hạnh phúc lại ở ngay cạnh bên. Hạnh phúc ở đây chính là cha mẹ, người thân của chúng ta.  Đôi khi chúng ta bỏ quên những điều hạnh phúc nhỏ nhoi ấy để chạy theo cuộc  sống xa hoa, vật chất.

Chủ nghĩa khắc kỷ tạo ra hạnh phúc
Chủ nghĩa khắc kỷ tạo ra hạnh phúc

Lối sống khắc kỷ giúp chúng ta nhận ra hạnh phúc chính là khoảnh khắc mà bản thân đang tận hưởng. Từ đó, giúp bạn quan tâm tới mọi người xung quanh hơn, hãy đối xử thật tốt với họ như lần cuối được gặp họ. Đặc biệt là những người thân của mình, thay vì lãng phí thời gian vào những điều vô ích.

Những câu nói hay trong chủ nghĩa khắc kỷ không chỉ giúp bạn sống hạnh phúc hơn. Nó còn giúp bạn đối mặt với những điều đau buồn nhất. Bởi vậy, có rất nhiều người nổi tiếng đã áp dụng chủ nghĩa khắc kỷ vào cuộc sống.

Tự chủ là gì? Ý nghĩa và cách rèn luyện tính tự chủ

Chủ động là gì? Lợi ích và cách rèn luyện tính chủ động

Tăng khả năng đối mặt với thay đổi của cuộc sống

Sự tiến bộ vượt bậc của công nghệ khiến công việc biến đổi không ngừng; một kỹ năng được đánh giá cao ngày hôm qua có thể đã trở thành lỗi thời ngày hôm nay. Trong bối cảnh đó, khả năng thích ứng và phục hồi là điều cốt lõi để thành công. Chủ nghĩa Khắc kỷ có thể giúp bạn thích nghi nhanh chóng với những biến đổi của cuộc sống. 

Thay vì chống lại, những người theo chủ nghĩa Khắc kỷ chấp nhận rằng sự thay đổi là điều tự nhiên và cần thiết cho tồn tại. Khi sự thay đổi là tiêu cực, thì những đau khổ mà chúng ta đang trải qua đến từ việc chúng ta không chấp nhận được sự thay đổi. Thay vì buồn bã, ủ rũ, chúng ta nên nắm lấy những cơ hội mới đang đến. 

Quản lý thời gian tốt hơn 

Chủ nghĩa khắc kỷ giúp bạn quản lý thời gian tốt hơn
Chủ nghĩa khắc kỷ giúp bạn quản lý thời gian tốt hơn

Thời gian là thứ quan trọng nhất mà chúng ta có. Vì vậy, theo chủ nghĩa  Khắc kỷ, chúng ta nên sử dụng thời gian có hạn của mình thật hiệu quả. Thay vì tập trung vào mọi thứ chúng ta nên chọn ra những điều quan trọng nhất và dành nhiều thời gian cho nó. Chúng ta nên giải quyết những nhiệm vụ khó khăn nhất trước tiên. 

Tăng cường trí tuệ cảm xúc (EQ) 

EQ là cốt lõi của triết lý Khắc kỷ và nó cũng chính là chìa khóa để thành công trong môi trường công sở hiện đại. Chủ nghĩa khắc kỷ và phật giáo giúp chúng ta phát triển trí tuệ cảm xúc thông qua việc thay đổi cách chúng ta suy nghĩ. Khi học được cách kiểm soát cảm xúc, chúng ta sẽ không phạm phải sai lầm, không mất tập trung khi làm việc vì các cảm xúc buồn bã, tức giận quấy rầy.

Bằng cách hiểu rõ chủ nghĩa Khắc kỷ là gì, bạn có thể điều chỉnh cảm xúc của bản thân để từ đó gặt hái thành công trong công việc và cuộc sống. Mặc dù thay đổi cách sống, cách tư duy không phải là điều dễ dàng mà ngày một ngày hai có thể thực hiện được nhưng chúng tôi tin rằng bằng sự nỗ lực và kỷ luật của ban thân, chắc chắn bạn sẽ thành công.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *