Chuối sứ là chuối gì? Tác dụng và món ngon từ chuối sứ

Chuối sứ là loại trái cây quen thuộc và được nhiều người ưa chuộng nhờ vị thơm ngon và những công dụng tuyệt vời của chuối sứ. Vậy chuối sứ là gì? Tác dụng và các món ngon từ chuối sứ là gì? Cùng Palada.vn tìm hiểu qua bài viết sau nhé!

Chuối sứ là chuối gì?

Chuối sứ còn được gọi là chuối xiêm vì ngày xưa được vua Xiêm La triều cống cho nước ta. Loại chuối này có hình dáng hai đầu thon và nhỏ, phần giữa to hơn, trên vỏ có 3 gờ và cuống dài. Khi chín có màu vàng, phần thịt trắng nõn và có vị ngọt. Chuối xiêm được trồng chủ yếu ở các tỉnh miền Nam nước ta vì hợp với khí hậu nắng nóng.

Chuối xiêm được trồng phổ biến ở miền Nam
Chuối xiêm được trồng phổ biến ở miền Nam

Chuối sứ là một loại chuối tây có xuất xứ từ Thái Lan, còn được gọi là chuối xiêm. Chuối sứ có chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng như vitamin và các chất khoáng quan trọng có lợi cho cơ thể như canxi, sắt, kali, natri, magie, phosphat…

Chuối sứ có tác dụng gì?

Những công dụng tuyệt vời mà chuối sứ mang lại đối với sức khỏe và công cuộc làm đẹp của chị em có thể kể đến như:

Tăng cường hệ tiêu hóa

Trong chuối sứ có hàm lượng lớn chất xơ giúp tăng cường hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Ngoài ra, việc ăn chuối sứ thường xuyên cũng giúp giảm chứng ợ nóng cực hiệu quả. Do đó, chuối sứ được xem là thực phẩm hỗ trợ phòng ngừa bệnh trĩ do táo bón vô cùng kì diệu.

Hỗ trợ quá trình sản sinh máu

Chuối xiêm rất tốt cho người bị thiếu máu
Chuối xiêm rất tốt cho người bị thiếu máu

Trong chuối sứ có chứa Vitamin B6 và sắt, góp phần quan trọng trong việc sản sinh máu, tốt cho những người bị thiếu máu. Không những chứa nhiều vitamin C, magie và mangan, chuối sứ còn có chứa cytoclin – chất làm gia tăng các tế bào bạch huyết cầu trong máu, từ đó tăng cường hệ miễn dịch.

Chống loét dạ dày

Trong chuối sứ có chứa các hợp chất chống axit clohydric trong dạ dày. Do đó, chuối sứ là một loại thực phẩm có tác dụng chống viêm loét dạ dày hiệu quả.

Điều hòa tâm trạng

Chuối sứ giúp cải thiện sức khỏe tinh thần
Chuối sứ giúp cải thiện sức khỏe tinh thần

Chuối sứ chứa nhiều tryptophan – là một acid amin cần thiết để sản xuất ra Serotonin. Loại chất có tác dụng cải thiện tinh thần và chống lại bệnh trầm cảm.

Giúp trị mụn

Chuối sứ chín là nguyên liệu trị mụn hiệu quả. Bạn chỉ cần dùng vỏ chuối hoặc cắt lát chuối mỏng cọ xát lên mặt – những vùng mặt có mụn nhiều rồi rửa mặt lại với nước sạch sẽ giúp đánh bay mụn trứng cá.

Hỗ trợ quá trình giảm cân hiệu quả

Lượng lớn calo trong chuối sứ cùng với những thành phần tự nhiên như hàm lượng natri thấp, không chứa cholesterol sẽ giúp bạn cảm thấy no lâu hơn và giảm lượng calorie tiêu thụ. Bởi vậy, khi dùng chuối sứ thường xuyên, bạn không cần sợ bị béo phì.

Chuối sứ hỗ trợ quá trình giảm cân hiệu quả
Chuối sứ hỗ trợ quá trình giảm cân hiệu quả

Ăn chuối sứ thời điểm nào tốt nhất để chị em giảm cân?

Thực đơn với chuối sứ giảm 4 – 5kg trong 2 tuần của người Nhật khuyên chúng ta nên ăn chuối vào sáng sớm và duy trì đều đặn trong 2 tuần để giảm cân hiệu quả.

Làm giảm lượng đường trong máu

Chuối  sứ là loại quả giàu vitamin, khoáng chất và chất xơ, giúp làm chậm quá trình hấp thu carbohydrate. Từ đó, làm giảm lượng đường trong máu. Nửa quả chuối sứ mỗi ngày vào buổi sáng là phù hợp để bổ sung dinh dưỡng cho người bị tiểu đường.

Chống táo bón thai kỳ

Quá trình mang thai, các mẹ bầu rất dễ gặp chứng táo bón. Chuối sứ là một trong những loại quả giúp cải thiện hiệu quả tình trạng này vì nó có chứa nhiều chất xơ dễ tan trong nước.

Hạn chế sinh non

Mẹ bầu ăn chuối sứ có thể hạn chế nguy cơ sinh non
Mẹ bầu ăn chuối sứ có thể hạn chế nguy cơ sinh non

Chuối sứ chứa thành phần axit folic có lợi cho sự phát triển hệ thần kinh của thai nhi. Thiếu hụt axit folic trong quá trình mang thai có thể dẫn đến các tình trạng như dị tật bẩm sinh, sinh non. Do vậy, mẹ bầu nên bổ sung axit folic cho bằng việc ăn từ 1-2 quả chuối sứ mỗi ngày nhé.

Cung cấp canxi

Khi mang thai, các mẹ bầu cần bổ sung lượng Canxi nhiều hơn bình thường. Chuối sứ là cung cấp nguồn Canxi dồi dào nên thường được bổ sung vào khẩu phần ăn hàng ngày.

Giảm cảm giác buồn nôn

3 tháng đầu là thời kỳ các mẹ nghén nặng nhất Tình trạng này khiến không ít mẹ bầu ám ảnh và khổ sở. Các chuyên gia cho rằng, để giảm cảm giác buồn nôn, mẹ bầu có thể ăn vài lát chuối sứ bởi thành phần vitamin B6 giúp cải thiện triệu chứng buồn nôn hiệu quả.

Chuối sứ chín làm gì ngon?

Nếu nhà bạn có quá nhiều chuối sứ ăn không hết, có thể dùng loại quả này để chế biến các món ngon với chuối sứ như:

  1. Kem chuối
  2. Bánh chuối hấp nước cốt dừa
Bánh chuối hấp cốt dừa thơm béo được nhiều người ưa chuộng
Bánh chuối hấp cốt dừa thơm béo được nhiều người ưa chuộng
  1. Chuối nếp nướng
  2. Chuối xào dừa
  3. Chuối rim đường
  4. Chè chuối
  5. Bánh chuối nướng
  6. Bánh chuối nhân phô mai
  7. Chuối sứ luộc

Cách luộc chuối sứ

Nếu ngại làm món gì đó quá cầu kỳ với chuối sứ, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách luộc chuối sứ vô cùng đơn giản, chỉ vài phút là bạn đã có ngay món ăn cực hấp dẫn cho cả gia đình rồi đấy!

Bước 1: Cắt từng quả chuối ra khỏi nải, rửa sạch chuối sứ với nước

Bước 2: Luộc chuối với nồi nước ngập trong khoảng 15 phút. Sau đó lật mặt chuối nấu thêm 15 phút.

Bước 3: Ngâm chuối sứ với nước đá giúp chuối không bị nhũn

Bước 4: Sau khi chuối nguội bớt, vớt ra rổ để ráo là có thể thưởng thức rồi đấy!

Chuối sứ luộc dẻo thơm
Chuối sứ luộc dẻo thơm

Chuối sau khi luộc chín sẽ có vị ngọt tự nhiên, không quá mềm, cũng không bị chát, thâm. Dùng chuối như một món ăn vặt hoặc món ăn đãi ngộ, vừa đơn giản lại tốt cho sức khỏe.

Chuối cau là chuối gì? Tác dụng, các món ăn từ chuối cau chín

Kỹ thuật trồng chuối sứ sai quả, không sâu bệnh

Chuối sứ có thể trồng từ cây con được tách ra từ cây mẹ hay cây chuối cấy mô. Tuy nhiên, dù là loại cây giống nào thì bạn vẫn nên chọn cây theo đúng tiêu chuẩn về chiều cao và tuổi cây:

  • Cây giống tách ra từ cây mẹ phải cao từ 60cm đến 1m, có từ 3 – 5 lá, không sâu bệnh, thân cây mập, khỏe
  • Cây giống cấy mô có thể mua từ các vườn ươm phải cao từ 50 – 60cm, có từ 3 – 5 lá, phát triển khỏe mạnh, không sâu bệnh
Kỹ thuật trồng chuối sứ sai quả, không sâu bệnh
Kỹ thuật trồng chuối sứ sai quả, không sâu bệnh

Quy trình trồng cây chuối sứ giống diễn ra theo các bước sau:

  1. Mật độ trồng

– Trồng 1 cây/hố: 2×2,5m

– Trồng 2 cây/hố: trồng mật độ 3,5x3m và khoảng cách từ 0,5-0,6m giữa 2 cây trong hố

  1. Cách trồng

– Trồng theo hình chữ nhật. Đặt cây con thấp hơn hố trồng từ 10-15cm, sau đó lấp đất đầy hố trồng.

– Nếu trồng vào mùa nắng, hãy dùng rơm rạ phủ gốc để giữ ẩm cho cây.

  1. Tưới nước

– Mùa nắng ở giai đoạn cây con cần tưới nước 2 ngày/lần, cây trưởng thành tươi 2 lần/tuần.

– Mùa mưa cần phải biện pháp thoát nước tốt, tránh ngập úng vườn.

  1. Bón phân

– Bón lót: sau khi thu hoạch cần bón bổ sung từ 5-7kg phân hữu cơ + 0,5kg lân

– Bón thúc: 300g ure + 300g kali/cây/vụ. Lượng phân này chia ra để bón trong 6 lần.

+ 10-20 ngày sau khi trồng bón 10g ure /cây

+ 30 ngày sau khi trồng bón 10g ure + 10g kali/cây

+ 60 ngày sau khi trồng bón 40g ure + 40g kali/cây

+ 120 ngày sau khi trồng bón 90g ure + 70g kali/cây

+ 180 ngày sau khi trồng bón 100g ure + 70g kali/hố

+ Trước khi trổ buồng (khi cây ra lá non) bón 50g ure + 100g kali/hố

Những điều cần lưu ý khi ăn chuối sứ

  • Chuối sứ chín có tác dụng gấp 8 lần trong việc tăng cường hệ miễn dịch cơ thể hơn so với chuối sứ xanh. Do đó, ăn chuối sứ chín kỹ là sự lựa chọn tốt nhất dành cho sức khỏe của bạn.
  • Theo các chuyên gia dinh dưỡng khuyên chúng ta chỉ nên ăn khoảng 2 quả chuối sứ mỗi ngày, vì nếu ăn quá nhiều sẽ gây rối loạn vitamin trong cơ thể.
  • Không nên ăn chuối sứ khi bụng đói sẽ làm tăng đột ngột lượng magie trong cơ thể, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người. Vì vậy nên ăn chuối sau khi ăn no sẽ giúp dạ dày tiêu hóa tốt hơn vì nó giúp trung hòa axit trong hệ tiêu hóa của bạn.

Vậy là bài viết đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin về chuối sứ là gì? Tác dụng cũng như các món ăn ngon được chế biến từ chuối sứ. Tuy chứa hàm lượng dinh dưỡng cao nhưng chúng ta chỉ nên ăn lượng chuối vừa phải, không nên ăn quá nhiều có thể phản tác dụng, gây hại cho sức khỏe.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *