Dẫn chứng về tính tự lập ở Việt Nam và thế giới ngắn gọn

Trong cuộc sống, tự lập là một trong số những “chìa khóa” quan trọng để quyết định sự thành công. Đức tính này giúp chúng ta trở nên chín chắn, biết suy nghĩ thấu đáo hơn. Vậy tính tự lập là gì? Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu được khái niệm tính tự lập thông qua những dẫn chứng, những tấm gương về tính tự lập ở Việt Nam và trên thế giới để bạn có cái nhìn tổng quát hơn.

Tính tự lập là gì?

Tự lập là tự làm mọi thứ, tự sống cuộc sống mà mình lựa chọn chứ không dựa dẫm hay nhờ sự giúp đỡ của ai khác. 

Tự lập là đức tính tốt. Người tự lập thường được mọi người yêu quý vì họ luôn có cách xoay xở khi gặp khó khăn, là điểm tựa vững chắc cho mọi người xung quanh.

Tự lập là đức tính tốt cần giáo dục từ nhỏ
Tự lập là đức tính tốt cần giáo dục từ nhỏ

Tự lập không phụ thuộc vào hoàn cảnh gia đình. Bất cứ ai, dù hoàn cảnh gia đình khó khăn hay thuận lợi đều có thể tự lập nếu có ý chí và nghị lực.

Tự lập là cả một quá trình rèn luyện lâu dài. Để trở nên tự lập, chúng ta cần nỗ lực phấn đấu, không ngừng học hỏi và rèn luyện bản thân.

Dẫn chứng về tính tự lập

Tự lập thể hiện vô cùng phong phú và đa dạng qua các biểu hiện trong cuộc sống, ở mọi lứa tuổi, trong văn học, trong học tập,…

– Đối với trẻ em, dẫn chứng về tính tự lập có thể được biểu hiện thông qua việc chủ động vệ sinh cá nhân mà không cần sự trợ giúp của bố mẹ, tự gấp gọn quần áo, hoặc đồ chơi sau khi chơi xong. Luôn chủ động giúp bố mẹ dọn dẹp nhà cửa, phòng ngủ của mình và những phòng khác, chủ động giặt đồ, nấu cơm phụ giúp bố mẹ… mà không cần phải người khác nhắc nhở. 

Trẻ tự lập không cần sự nhắc nhở của bố mẹ
Trẻ tự lập không cần sự nhắc nhở của bố mẹ

– Đối với học sinh thì tính tự lập được biểu hiện ở việc chủ động học bài và làm bài tập về nhà. Luôn có ý thức học tập, nghiêm túc, không sử dụng phao, tài liệu hay những thủ đoạn gian dối để đạt thành tích ảo trong học tập. Tự tìm tòi nghiên cứu các bài học, những nội dung bài giảng trước khi đến lớp để tiếp thu tốt hơn những kiến thức giáo viên giảng giải. Tự chuẩn bị đồ dùng, sách vở học tập mà không cần người lớn nhắc nhở.

– Không trông chờ và có thái độ ỷ lại vào người khác trong các hoạt động tập thể là một trong những biểu hiện của tính tự lập.

Ví dụ về tính tự lập: Em bé 4 tuổi tự mình dọn dẹp đồ chơi một cách gọn gàng sau khi chơi xong. Đó chính là một ví dụ điển hình cho tính tự lập.

Tấm gương tự lập nổi tiếng ở Việt Nam

Ở Việt Nam, có rất nhiều tấm gương nổi tiếng về tính tự lập, một số dẫn chứng về tính tự lập tiêu biểu như: Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký,…

Chủ tịch Hồ Chí Minh

Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ra tại Nghệ An, trong một gia đình nhà Nho nghèo. Từ nhỏ, Người đã sớm bộc lộ ý chí tự lập và ham học hỏi. Năm 1904, Người rời quê hương để ra đi tìm đường cứu nước. Trong suốt quá trình bôn ba tìm đường cứu nước, Người đã trải qua nhiều gian khổ, khó khăn, nhưng vẫn luôn giữ vững ý chí tự lập, tự cường. Người đã học tập, rèn luyện bản thân và tiếp thu tinh hoa văn hóa của các nước trên thế giới để trở thành một nhà lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam.

Chủ tịch Hồ Chí Minh
Chủ tịch Hồ Chí Minh

Thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký

Năm lên 4 tuổi, cậu bé Nguyễn Ngọc Ký ngày ấy gặp phải cơn bạo bệnh và bị liệt cả hai tay. Bản thân ông và gia đình rất buồn và xót xa. Tuy vậy, Nguyễn Ngọc Ký vẫn không nguôi ước mơ được đi học. Cậu lân la đến trường, đứng ngoài nghe cô giáo giảng bài và về nhà hì hụi tập viết bằng…chân. Nhờ sự cố gắng tuyệt vời, cậu đã được đi học và học rất giỏi.

Năm 1962, Nguyễn Ngọc Ký được Bác Hồ trao tặng Huy hiệu cao quý. Năm 1963, ông tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi Toán toàn quốc và xuất sắc đứng vị trí thứ 5. Ông tiếp tục được Bác Hồ trao tặng Huy hiệu cao quý lần thứ 2.

Thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký
Thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký

Lên cấp III, Nguyễn Ngọc Ký đã trúng tuyển ngành Ngữ Văn của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Trong 4 năm học Đại học, dù bệnh tật luôn đe dọa tính mạng nhưng Nguyễn Ngọc Ký vẫn miệt mài đèn sách, bảo vệ thành công Luận văn Tốt nghiệp và cho ra đời tập truyện kí viết bằng chân với tiêu đề : “Những năm tháng không quên”. Ông theo nghề giáo và tự suy nghĩ, tìm tòi nhiều phương pháp, cách thức dạy học sáng tạo, hiệu quả. 

Tấm gương về tính tự lập trên thế giới

Bill Gates – chủ tịch tập đoàn Microsoft

Bill Gates tỏ ra hứng thú với chương trình máy tính từ năm 13 tuổi. Nhờ tài năng trong lĩnh vực công nghệ và chiến lược kinh doanh đúng đắn, Bill Gates đã xây dựng Microsoft, công ty phần mềm lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, trước khi có được thành công như ngày hôm nay, ông đã nhận không ít chỉ trích về những chiến thuật trong kinh doanh của mình.

Bill Gates - chủ tịch tập đoàn Microsoft
Bill Gates – chủ tịch tập đoàn Microsoft

Bill Gates bỏ trường đại học hàng đầu thế giới trong nỗi thất vọng của bố mẹ và sự phán xét của người đời. Nhiều người nghĩ ông điên rồ, nhưng sự tự lập, quyết đoán và nỗ lực không ngừng nghỉ đã giúp Bill Gates trở thành tỷ phú ở năm 30 tuổi. 

Abraham Lincoln – tổng thống thứ 16 của nước Mỹ 

Abraham Lincoln là một tấm gương sáng của sự tự lập, biết phấn đấu vươn lên để trở thành người quyền lực.

Ông xuất thân từ gia đình nghèo khổ, thiếu thốn đủ bề. Vào năm 1836, ông bắt đầu hành nghề luật sư. Cuộc đời ông gặp nhiều thất bại và cả thành công. Tuy nhiên, sau mỗi thất bại ông đều nhanh chóng lấy lại tinh thần, coi đó là nguồn động lực để tiếp tục gặt hái thêm nhiều thành công khác.

Abraham Lincoln - tổng thống thứ 16 của nước Mỹ
Abraham Lincoln – tổng thống thứ 16 của nước Mỹ

Đây là hai trong số những minh chứng sáng về tài năng, sự nỗ lực và là tấm gương về sự tự lập. Họ đều là những người rèn luyện tính tự lập từ nhỏ nên hơn ai hết họ hiểu được những ý nghĩa mà tình tự lập đem lại cho cuộc sống của mình. 

Bài học về tính tự lập trong cuộc sống

Tự lập có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của mỗi chúng ta. Khi bản thân chúng ta tự lập thì chúng ta sẽ làm chủ được cuộc đời mình, tự làm những công việc, kế hoạch mình đưa ra mà không cần trông chờ, phụ thuộc vào người khác. 

Tự lập giúp chúng ta phát triển tư duy của mình và hoàn thiện bản thân nhiều hơn nữa theo chiều hướng tích cực. Một đứa trẻ học cách tự lập từ nhỏ thì đứa trẻ đó sẽ đủ dũng cảm để đương đầu với những khó khăn, thử thách và trở nên mạnh mẽ hơn so với những đứa trẻ được bao bọc trong vòng tay của bố mẹ

Tự lập giúp chúng ta trở nên thông minh và độc lập hơn bao giờ hết. Tự lập được hình thành và lớn dần theo sự phát triển và hoàn thiện của con người. Sự tự lập được nuôi dưỡng từ bé sẽ có bộ rễ vững chắc để bảo vệ bản thân trước những cơn gió lốc của cuộc đời. 

Một đất nước mà có nhiều người dân có tính tự lập thì ở đó có sự phát triển vững chắc và nhanh chóng hơn bao giờ hết.

Tự chủ là gì? Biểu hiện, ý nghĩa và cách rèn luyện tính tự chủ

Vậy là bài viết đã giải thích về khái niệm tính tự lập thông qua những dẫn chứng và ví dụ thực tế về các tấm gương tự lập nổi tiếng ở Việt Nam và trên thế giới. Những tấm gương này chính là nguồn động lực, truyền cảm hứng cho các bạn trẻ phấn đấu để trở thành những công dân tự lập và thành đạt trong cuộc sống.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *