Đất hiếm là gì? Giá 1kg đất hiếm? Đất hiếm dùng để làm gì?

Đất hiếm được coi là “vitamin của nền công nghiệp hiện đại” vì đây là thành phần không thể thiếu trong sản xuất các loại thiết bị và linh kiện trong công nghệ thông tin, y khoa, giao thông, lọc dầu, luyện kim, quân sự và nhiều lĩnh vực khác. Vậy đất hiếm là gì? Dùng để làm gì? Giá 1kg đất hiếm là bao nhiêu? Cùng Palada.vn tìm hiểu về đất hiếm qua bài viết này nhé.

Đất hiếm là gì?

Đất hiếm (rare earth) là nhóm nguyên tố hiếm có hàm lượng khá ít trong vỏ Trái Đất và rất khó tách ra từng nguyên tố riêng. Trong nhóm nguyên tố đất hiếm có các nguyên tố có hàm lượng trong vỏ Trái Đất cao hơn cả bạc và chì. 

Đất hiếm là nhóm nguyên tố hiếm có hàm lượng khá ít trong vỏ Trái Đất
Đất hiếm là nhóm nguyên tố hiếm có hàm lượng khá ít trong vỏ Trái Đất

Nhóm nguyên tố đất hiếm gồm có 17 nguyên tố, chia làm 2 nhóm:

  • Nhóm nặng gồm 10 nguyên tố: Dysprosium (Dy), Erbium (Er), Holmium (Ho), Europium (Eu), Gadolinium (Gd), Lutetium(Lu), Ytterbium (Yb), Terbium (Tb), Thulium (Tm), Yttrium (Y).
  • Nhóm nhẹ gồm 7 nguyên tố: Cerium (Ce), Praseodymium (Pr), Lanthanum (La), Promethium (Pm), Neodymium (Nd), Samarium (Sm) và Scandium (Sc).

Trong vỏ Trái Đất có khoảng 10 khoáng vật chứa nguyên tố đất hiếm. Trong đó, nguồn chính của đất hiếm là các khoáng vật BASTNAESITE (Ce, La, Y…) , CO3(f,OH)3 & MONAZITE (Ce, Nd, La, Th, Y…) (PO4, SiO4)3.

Đất hiếm dùng để làm gì?

Đất hiếm được sử dụng phổ biến trong các ngành công nghệ cao như công nghệ thực phẩm, y tế, đánh bóng thuỷ tinh, máy tính, màn hình tivi màu, chiếu sáng, nam châm, pin, xúc tác lọc hóa dầu, tên lửa, radar…

– Dùng để chế tạo nam châm vĩnh cửu cho máy phát điện

– Dùng để đưa vào các chế phẩm phân bón vi lượng giúp tăng năng suất và chống chịu sâu bệnh cho cây trồng

– Dùng để chế tạo nam châm trong các máy tuyển từ trong công nghệ tuyển khoáng

Đất hiếm được ứng dụng trong các ngành công nghệ cao
Đất hiếm được ứng dụng trong các ngành công nghệ cao

– Dùng để diệt mối mọt, các cây mục, bảo tồn các di tích lịch sử

– Dùng chế tạo các đèn catot trong máy vô tuyến truyền hình

– Dùng làm xúc tác trong công nghệ lọc hóa dầu & xử lý môi trường

– Dùng làm vật liệu siêu dẫn

– Các ion đất hiếm được sử dụng như các vật liệu phát quang trong các ứng dụng quang điện

– Ứng dụng trong CN laser

Mỏ đất hiếm ở Việt Nam

Việt Nam có đất hiếm không? Ở Việt Nam có nhiều mỏ đất hiếm nhưng đến nay chúng ta mới chỉ xác định, phê duyệt, công bố trữ lượng 2 khu mỏ Đông Pao (Lai Châu) và Yên Phú (Yên Bái). Hai mỏ khác đã thăm dò nhưng chưa công bố chính thức trữ lượng là Bắc Nậm Xe (đã phê duyệt trữ lượng) & Nam Nậm Xe (chưa trình phê duyệt trữ lượng), vì đây là mỏ của các tập đoàn và tổng công ty. Bên cạnh đó, chúng ta cũng khai thác đất hiếm đi kèm với ti tan và cũng tìm thấy một số khoáng vật.

 Việt Nam có nhiều mỏ đất hiếm 
Việt Nam có nhiều mỏ đất hiếm

Nhìn chung, tiềm năng khai thác đất hiếm của Việt Nam rất phong phú, có ở các nơi. Vấn đề của chúng ta hiện nay là khó khăn trong công nghệ khai thác đất hiếm. Vì vậy, rất cần 1 chiến lược quốc gia thúc đẩy nghiên cứu công nghệ chế biến, khai thác đất hiếm để phục vụ phát triển kinh tế đất nước. 

Khai thác đất hiếm ở Việt Nam

Việt Nam là quốc gia có nguồn đất hiếm của Việt Nam khiến không ít nhà sản xuất bán dẫn thèm muốn. Theo Cục Khảo sát địa chất Mỹ, trữ lượng đất hiếm ở Việt Nam đạt 22 triệu tấn, đứng thứ 2 thế giới, chỉ sau Trung Quốc 44 triệu tấn.

Khai thác đất hiếm ở Việt Nam
Khai thác đất hiếm ở Việt Nam

Việc khai thác đất hiếm có ý nghĩa quan trọng như vậy nhưng theo chuyên gia, hiện nay, Việt Nam vẫn chưa làm chủ được công nghệ khai thác đất hiếm thân thiện môi trường và công nghệ chế biến sâu. Vì việc khai thác và chế biến đất hiếm có thể dẫn đến sự hủy hoại môi trường nếu khai thác không đúng quy trình kỹ thuật. Đặc biệt là đất hiếm chứa rất nhiều nguyên tố độc hại, có tính phóng xạ cao. Đây là trở ngại rất lớn để các doanh nghiệp có thể đưa sản phẩm ra thị trường trong nước & xuất khẩu.

Giá 1kg đất hiếm tại Việt Nam

Giá đất hiếm ở Việt Nam hiện dao động từ 3000 – 5000 đồng/kg đối với đất hiếm chưa qua chế biến. Và từ 16 – 90 triệu đồng/tấn đối với đất hiếm đã qua chế biến. 

Giá đất hiếm tăng cao là do nhu cầu sử dụng đất hiếm ngày càng tăng, trong khi nguồn cung đất hiếm còn hạn chế.

Sản lượng khai thác đất hiếm trên toàn thế giới

Sản lượng khai thác đất hiếm trên toàn thế giới
Sản lượng khai thác đất hiếm trên toàn thế giới

Có 4 nước khai thác đất hiếm đáng kể là: Trung Quốc, Mỹ, Australia, Ấn Độ… Trung Quốc là nước khai thác nhiều đất hiếm nhất thế giới.

  • Trung Quốc (27 triệu tấn chiếm 30,5% của thế giới).
  • Mỹ (13 triệu tấn chiếm 14,760%).
  • Australia (5,2 triệu tấn).
  • Ấn Độ (1,1 triệu tấn)…

Các nước tiêu thụ đất hiếm lớn nhất là Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc. 

Các nước xuất khẩu các sản phẩm đất hiếm lớn nhất là: Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Thái Lan.

Các nước nhập khẩu các đất hiếm lớn nhất là Nhật Bản, Pháp, Anh, Đức, Australia.

Đất hiếm có hiếm thật không?

Mặc dù mang tên đất hiếm nhưng trên thực tế đất hiếm không thực sự quá hiếm gặp như tên gọi. Ngoại trừ nguyên tố prometi có tính phóng xạ thì các nguyên tố đất hiếm còn lại khá dồi dào trong lớp vỏ Trái Đất. Trong đó, nguyên tố xeri còn phổ biến hơn cả đồng.

Đất hiếm không thực sự quá hiếm như tên gọi
Đất hiếm không thực sự quá hiếm như tên gọi

Tuy nhiên, các nguyên tố đất hiếm thường phân tán & không được tìm thấy tập trung thành các khoáng vật. Bên cạnh đó, nguyên tố đất hiếm Prometi (Pm) có tính phóng xạ cao và quá trình phân tách, chế biến đất hiếm có thể phát sinh phóng xạ. Do vậy, việc khai thác và chế biến đất hiếm thường rất đắt đỏ & gặp nhiều khó khăn.

Các nhà khoa học cho rằng đất hiếm ngày càng trở nên quan trọng và không thể thiếu trong việc phát triển các sản phẩm công nghệ tiên tiến. Do vậy, các nguyên tố đất hiếm được là xem là “vũ khí kinh tế” của các quốc gia có trữ lượng lớn trong thế kỷ XXI.

Biến đổi khí hậu là gì? Nguyên nhân và hậu quả biến đổi khí hậu

Trên đây là những thông tin về đất hiếm là gì, dùng để làm gì và giá 1kg đất hiếm. Đất hiếm là nguồn tài nguyên khoáng sản có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế quốc gia. Bởi vậy mà Chính Phủ nước ta đang có những biện pháp nhằm thúc đẩy khai thác mạnh và triệt để nguồn tài nguyên này, phục vụ cho các lĩnh vực đời sống.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *