Sự điềm tĩnh trong cuộc sống là một đức tính đáng quý. Thế nhưng không phải ai cũng có thể giữ điềm tĩnh trước những điều tiêu cực. Vậy thì điềm tĩnh là gì, biểu hiện và cách rèn luyện sự điềm tĩnh như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu với Palada.vn qua bài viết dưới đây nhé.
Tóm tắt
Điềm tĩnh là gì?
Điềm tĩnh là thái độ luôn giữ tâm trạng yên lành, không bị những cảm xúc tiêu cực chi phối. Có thể nói điềm tĩnh chính là thước đo độ chín chắn, tự tin và bản lĩnh của mỗi người.
Không thể nói điềm tĩnh là nhu nhược, mà đây chính là bản lĩnh giữ được tâm trạng ổn định để không bị cảm xúc tiêu cực điều khiển. Một người điềm tĩnh lạnh lùng là người có thể giữ tâm thế một cách vững vàng để phân tích vấn đề đang xảy ra, từ đó đưa ra giải pháp một cách nhẹ nhàng và nhanh chóng.
Ưu điểm của người điềm tĩnh
Có thể thấy sự điềm tĩnh trong cuộc sống là một đức tính vô cùng cần thiết, bởi vì nó sẽ giúp bạn phát huy được tiềm năng bên trong mình. Khả năng kiểm soát cảm xúc của bản thân sẽ làm cho bạn không bị “nóng giận dẫn tới mất khôn” mà hoàn toàn có thể bình tĩnh mà xử lý những vấn đề đang diễn ra một cách thuận lợi.
Xét theo một khía cạnh xa hơn, sự điềm tĩnh trong mọi tình huống sẽ đem đến nguồn sức mạnh tuyệt vời. Từ đó người khác cũng sẽ đánh giá bạn cao hơn qua cách hành xử và phong thái mà bạn đã thể hiện.
Bên cạnh đó, điềm tĩnh cũng được xem như là thước đo của sự chín chắn, bản lĩnh, nó giống như một loại năng lực vô hình. Bản thân một người điềm tĩnh lạnh lùng sẽ toát ra một sức hút vô cùng đặc biệt. Chính điều này cũng làm cho họ trở nên chuyên nghiệp hơn. Vì thế nhiều người cho rằng phong thái của người điềm tĩnh hoàn toàn phù hợp để trở thành lãnh đạo và đem đến thành công cho cả tổ chức.
Một người điềm tĩnh sẽ mang phong thái và khí chất riêng biệt, đây là điều mà không phải ai cũng có thể có được. Các bạn sẽ có thể bình tĩnh nhìn nhận vấn đề và giải quyết mọi chuyện một cách thuận lợi hơn.
Một người có bản lĩnh thực thụ sẽ giữ được sự điềm tĩnh để suy xét mọi chuyện, không dễ dàng nóng giận tuy nhiên cũng không thờ ơ hay vô tâm trước vấn đề đang xảy ra.
Biểu hiện của người điềm tĩnh
Dưới đây là những biểu hiện của một người có sự điềm tĩnh trong cuộc sống:
Nói ít nhưng biết lắng nghe
Biểu hiện dễ thấy nhất của một người điềm tĩnh đó là nói ít nhưng lắng nghe nhiều.
Đặc điểm này giúp cho họ có thể tiếp thu được nhiều thông tin và kiến thức hơn, đồng thời có thời gian suy xét vấn đề một cách kỹ lưỡng. Những gì họ nói ra tuy không nhiều nhưng lại rất có giá trị, được nhiều người tin tưởng.
Biết điều chỉnh giọng nói cùng thái độ
Khi gặp phải vấn đề bất bình thường nào đó, con người thường sẽ dễ bị mất kiểm soát và thể hiện thái độ một cách khó chịu, làm cho những người xung quanh cũng bị ảnh hưởng bởi sự tiêu cực này.
Tuy nhiên, người có sự điềm tĩnh sẽ tự điều chỉnh cảm xúc của bản thân, không để sự tức giận hay lo lắng thể hiện ra bên ngoài. Giọng nói và thái độ của họ luôn nhẹ nhàng, từ tốn chứ không hấp tấp hay lớn tiếng chỉ trích người khác.
Biết đặt ra câu hỏi
Đặt câu hỏi sau khi nghe được quan điểm của đối phương là một nghệ thuật mà không phải ai cũng làm được. Điều này không chỉ thể hiện bạn đã lắng nghe ý kiến của đối phương mà còn muốn hiểu sâu hơn về điều họ muốn bày tỏ. Từ đó họ có thể đứng dưới góc độ người nói để cảm nhận quan điểm của đối phương.
Những câu hỏi mà một người điềm tĩnh đưa ra thường rất có giá trị đối với đối phương, tạo hứng thú trong cuộc trò chuyện và đi đến hướng giải pháp vấn đề.
Suy nghĩ thấu đáo trước khi muốn nói
Trái ngược với sự bộp chộp, một người điềm tĩnh luôn luôn suy nghĩ kỹ càng trước khi đưa ra ý kiến của mình. Bởi vì là một người nghe nhiều nói ít nên những lời nói mà họ đưa ra luôn đúng trọng tâm, có giá trị.
Bình tĩnh là gì? 8 cách lấy lại bình tĩnh khi hồi hộp hiệu quả
Thao túng tâm lý là gì? Nghệ thuật thao túng tâm lý người khác
Để làm được điều này, một người điềm tĩnh luôn cân nhắc kỹ càng các vấn đề trước khi nói. Đây cũng là cách họ làm chủ cuộc trò chuyện, không đưa cuộc trò chuyện đó vào bế tắc khi vấn đề xảy ra.
Không chen ngang vào khi người khác đang nói
Người điềm tĩnh sẽ không hành động một cách nóng vội, hấp tấp nên khi có điều muốn lên tiếng họ cũng sẽ không bao giờ ngắt lời người khác. Đây là một hành vi thiếu tôn trọng cho dù điều đối phương đang nói là sai. Đối với một người điềm tĩnh, họ sẽ không thích đôi co với người khác mà chỉ trình bày quan điểm của mình sau khi đối phương đã nói xong vấn đề.
Làm thế nào để rèn luyện sự điềm tĩnh trong cuộc sống?
Điềm tĩnh là một đức tính đáng quý và giúp ích rất nhiều trong công việc cũng như cuộc sống. Ai cũng sẽ có những lúc nóng giận, để cảm xúc lấn át, chi phối hành vi của mình. Vậy làm thế nào để rèn luyện sự điềm tĩnh trong cuộc sống?
Hít thở sâu
Khi vướng phải một tình huống căng thẳng, hãy dừng lại một chút và làm theo những bước sau: Hít thở sâu 5 lần. Tưởng tượng mỗi lần thở ra là tống hết căng thẳng ra ngoài. Mỉm cười, nếu cần thiết thì hãy giả vờ cười. Thực hành bài tập này thường xuyên, ở công sở cũng như ở nhà rồi các bạn sẽ thấy cuộc sống dễ chịu hơn.
Ăn chậm nhai kỹ
Đây là phương pháp không chỉ giúp bạn rèn luyện sự điềm tĩnh mà còn có tác dụng giảm béo rất hiệu quả. Ăn uống vội vã chỉ khiến bạn vô thức ăn nhiều hơn mức cần thiết và còn có thể gây béo phì. Cách tốt nhất để rèn sự điềm tĩnh là ăn chậm rãi và dành thời gian để cảm nhận được hết hương vị của món ăn.
Giảm đa nhiệm
Nhiều bằng chứng đã chỉ ra thói quen thực hiện nhiều nhiệm vụ cùng một lúc không mang lại hiệu quả. Điều này cũng đúng trong cả trường hợp bạn suy nghĩ đến nhiều vấn đề trong cùng một khoảng thời gian, không cố gắng tập trung vào phân tích điều cụ thể nào đó.
Từ đó mà con người khó giữ được sự điềm tĩnh khi có vấn đề xảy ra. Chính vì vậy một vài phút thiền định hay âm nhạc là thật sự cần thiết nhằm giúp cho tâm trạng thoải mái hơn, từ đó tâm trí cũng ít bị choáng ngợp hơn.
Luyện tập sự điềm tĩnh mỗi ngày
Mỗi ngày, bạn có thể luyện sự điềm tĩnh và khả năng đương đầu với căng thẳng, theo những cách đơn giản nhất như: Khi xếp hàng trong siêu thị, hãy chọn hàng dài nhất; đi bộ xa hơn vòng qua những công viên hay đường quê hẻo lánh…
Hãy vận động
Bất kỳ môn thể dục nào, từ đi bộ hoặc thể dục nhịp điệu đến bóng đá, cầu lông… cũng đều có tác dụng “bơm” một số hoóc môn cảm giác tốt cho cơ thể và tâm trí.
Một số nghiên cứu đã chỉ ra duy trì hoạt động thể chất giúp làm con người tăng năng suất công việc, tăng cường khả năng giữ điềm tĩnh để đối phó với căng thẳng và thúc đẩy tâm trạng theo chiều hướng tích cực.
Tóm lại sự điềm tĩnh trong cuộc sống không những có thể giải quyết vấn đề một cách thuận lợi mà còn đưa chúng ta đến gần với sự thành công hơn. Để có thể sống điềm tĩnh, bạn cần biết kiểm soát cảm xúc, điềm tĩnh một cách tức thời và duy trì điều này đến khi sự điềm tĩnh trở thành thói quen của bạn. Hy vọng bài viết trên về điềm tĩnh là gì, biểu hiện cùng cách rèn luyện sự điềm tĩnh sẽ hữu ích với bạn.