Đường phèn là gì? Có nên ăn đường phèn không?

Đường phèn là một loại nguyên liệu phổ biến có vị dịu ngọt và thanh mát. Ngoài được sử dụng để chế biến các món ăn, đường phèn cũng là thành phần của một số bài thuốc dân gian. Vậy đường phèn là gì? Ăn đường phèn có tốt không? Ăn bao nhiêu là đủ?

Đường phèn màu trắng, có vị ngọt thanh
Đường phèn màu trắng, có vị ngọt thanh

Đường phèn là gì?

Nguyên liệu chính tạo ra đường phèn là mía, cây thốt nốt, củ cải hoặc cây cọ… Trong thành phần của đường phèn có chứa saccharose (công thức hóa học là C12H22O11) cùng các nguyên tố vi lượng giúp phân giải thành đường fructose và glucose. Loại đường này được coi là tốt cho sức khỏe, vì chứa ít đường, ít calo hơn so với đường trắng

Đường phèn có màu trắng đục hoặc vàng nâu
Đường phèn có màu trắng đục hoặc vàng nâu

Đường phèn có kết cấu cứng, giống như một tinh thể đường lớn, cũng có khi được đóng gói thành hình đá vuông, thường có màu trắng đục hoặc màu vàng nâu. Đường phèn chứa ít đường, ít calo hơn so với đường kính trắng nên nó được đánh giá tốt hơn và thường thay thế đường cát trắng. 

Xuất xứ của đường phèn 

Từ những ghi chép xa xưa cho thấy rằng đường phèn có xuất xứ từ Trung Quốc, vào thời Đường. Ngày nay, đường phèn xuất hiện ở khắp nơi trên thế giới như Trung Đông, châu Á… Tại Việt Nam, kỹ thuật sản xuất đường phèn đã đạt được đến trình độ tinh xảo, đặc biệt ở vùng Quảng Nam, Quảng Ngãi… với hương vị đặc trưng.

Món ăn từ đường phèn

Đường phèn thường được sử dụng trong các công thức chế biến thực phẩm, làm nguyên liệu cho món ăn như: yến chưng đường phèn, nha đam đường phèn, chanh ngâm đường phèn, tắc ngâm đường phèn, lê chưng đường phèn, mơ ngâm đường, lá hẹ hấp đường phèn,…

Bát yến hấp đường phèn bổ dưỡng cho sức khỏe
Bát yến hấp đường phèn bổ dưỡng cho sức khỏe

Hàm lượng dinh dưỡng có trong đường phèn

1 thìa cà phê (4 gam) đường phèn chứa:

  • Lượng calo: 25
  • Chất đạm: 0 gram
  • Chất béo: 0 gram
  • Carbohydrate: 6,5 gam
  • Chất xơ: 0 gram
  • Đường: 6,5 gam

Đường phèn vàng hay đường phèn trắng có hàm lượng dinh dưỡng cao hơn?

Nên ăn đường phèn vàng hay đường phèn trắng là thắc mắc của rất nhiều người.

  • Đường phèn vàng: độ tinh khiết cao, kết tinh thành từng mảng, tốc độ tan chảy nhanh, vị ngọt hơn và giá trị dinh dưỡng cao. Trong ẩm thực, đường phèn vàng dùng để tạo nước màu, hương vị thơm ngon.
  • Đường phèn trắng: màu sắc đẹp, trong, xuất hiện sau khi tinh chế thêm (có sử dụng chất tẩy trắng), hàm lượng dinh dưỡng thấp hơn.

Giá đường phèn bao nhiêu? Mua ở đâu?

Giá đường phèn trên thị trường hiện nay dao động từ 15.000 – 30.000 đồng/ gói 500g tùy theo nhà sản xuất.

Chúng ta dễ dàng tìm mua đường phèn ở bất kỳ đâu bởi đây là nguyên liệu phổ biến, xuất hiện ở khắp các cửa hàng tạp hóa, siêu thị, trên các sàn thương mại điện tử, hoặc chuỗi cửa hàng thực phẩm lớn,…

Cách bảo quản đường phèn không bị chảy nước

Nên bảo quản đường phèn trong chai lọ thủy tinh, hoặc túi kín. Tốt nhất để ở nơi cao ráo thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời hoặc để trong ngăn mát tủ lạnh, giúp bảo quản được lâu hơn. Bạn cần chú ý, nên dùng hết đường phèn đã mở túi trong khoảng 3 tháng, không nên để đường phèn quá lâu. 

Tác dụng của đường phèn

Đường phèn có rất nhiều công dụng, vừa dùng để chế biến món ăn và dùng làm thuốc vô cùng hiệu quả

Trị ho, giảm đau họng

Đường phèn khi kết hợp với các loại trái cây như tắc, chanh…chứa nhiều vitamin C, vitamin A, canxi, sắt, chất chống oxy hóa…vừa có có khả năng kháng viêm, chống khuẩn, vừa làm tăng tác dụng sát khuẩn, dịu những cơn ho, tiêu đờm, đau họng… hiệu quả.

Quất ngâm đường phèn trị ho hiệu quả
Quất ngâm đường phèn trị ho hiệu quả

Cung cấp năng lượng, giảm căng thẳng

Hàm lượng glucose trong đường phèn giúp tăng năng lượng, giảm sự mệt mỏi, tinh thần được cải thiện hơn.

Đường phèn tốt cho hệ tiêu hóa

Rất nhiều món tráng miệng sử dụng đường phèn. Sau bữa ăn, bạn có thể ăn một chút đường phèn hoặc những món ăn tráng miệng được chế biến từ đường phèn để thúc đẩy quá trình tiêu hóa, giúp hệ tiêu hóa hoạt động dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, đường phèn còn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và giúp hơi thở của bạn thơm mát hơn sau khi ăn. 

Bài thuốc dân gian sử dụng đường phèn 

  • Chưng đường phèn cách thủy cùng cánh hoa cúc giúp giảm huyết áp
  • Bài thuốc trị ho kéo dài cho người bị lao phổi: Chưng cách thủy đường phèn cùng hoa điệp phơi sương. Uống lúc sáng sớm.
  • Trị ho do thời tiết: Chưng cánh hoa hồng bạch cùng chút đường phèn
  • Ho khan: Dùng đường phèn nấu cùng vỏ quýt uống trong vài ngày.
  • Trị cảm mạo do thời tiết: Pha đường phèn với nước sôi cùng nhánh gừng tươi đập dập, uống lúc nước còn ấm.
  • Nấu đặc bầu với đường phèn, bỏ sạch bã chỉ lấy nước uống giúp kích thích tiêu hóa, ăn ngon miệng hơn.
  • Bồi bổ khí huyết cho người mới ốm dậy: Nấu đường phèn với nhân sâm, gạo nếp, hạt sen tạo thành món cháo vô cùng bổ dưỡng.
  • Bài thuốc bổ thận sinh tinh dành cho đàn ông: Chưng đường phèn với rễ cây đậu bắp giúp tăng cường chức năng sinh lý.

Lưu ý khi sử dụng đường phèn

  • Những người có hệ tiêu hóa yếu, bị lạnh bụng tiêu chảy,…không nên sử dụng đường phèn
  • Người mẫn cảm hay dị ứng với bất kỳ thành phần nào có trong phèn  cũng không nên dùng.
  • Phụ nữ có thai nên hạn chế sử dụng thực phẩm này quá nhiều hay trong thời gian dài. Bởi nó làm tăng nguy cơ tiểu đường thai kỳ, ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé. 

Một số nguy cơ khi ăn đường phèn sai cách

Như đã nói ở trên, đường phèn có rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe của chúng ta, nhưng nếu lạm dụng hoặc sử dụng sai cách, nó có thể gây phản tác dụng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, khiến cơ thể con người phải đối mặt với nhiều loại bệnh lý. Cụ thể như sau:

Đường phèn làm tăng nguy cơ gây béo phì

Nếu ăn quá nhiều đường phèn, bạn dễ bị tăng cân và nếu không được kiểm soát sẽ dẫn tới tình trạng béo phì. Khi bị béo phì, cơ thể bạn sẽ có nguy cơ mắc nhiều loại bệnh khác nhau.

Ăn quá nhiều đường phèn làm tăng nguy cơ gây béo phì
Ăn quá nhiều đường phèn làm tăng nguy cơ gây béo phì

Ăn nhiều đường phèn gây tiểu đường

Khi ăn quá nhiều đường phèn, bạn cũng có nguy cơ cao phải đối mặt với bệnh tiểu đường. Đây là loại bệnh gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm, thậm chí đe dọa tính mạng người bệnh.

Nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Những người ăn quá nhiều đường phèn sẽ phải đối mặt với nguy cơ cao mắc các bệnh lý tim mạch. Vì thế tốt nhất, bạn chỉ nên sử dụng đường phèn ở mức vừa phải để bảo vệ sức khỏe. 

Tăng nguy cơ mắc bệnh về răng miệng

Thực tế, đường phèn không gây hại trực tiếp đến răng miệng. Nhưng khi bạn dùng quá nhiều đường phèn và chăm sóc vệ sinh răng miệng chưa bảo đảm sẽ chính là cơ hội để tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và gây bệnh. Sau một thời gian dài, vi khuẩn có thể gây mòn men răng, gây sâu răng và có thể gây ra nhiều bệnh lý về răng khác viêm nướu, viêm nha chu, tiêu xương và mô quanh răng rất nguy hiểm. Vì thế, sau khi ăn đường phèn, bạn cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ để tránh các bệnh về răng.

Cách làm rượu nho ngâm đường phèn đơn giản, dễ thực hiện

Như vậy, qua bài viết bạn đã có thể biết được đường phèn là gì, ăn đường phèn có tốt không. Đường phèn sẽ là một thực phẩm có lợi cho sức khỏe, giải nhiệt tốt trong những ngày hè nắng nóng. Tuy nhiên, đường phèn chỉ thực sự phát huy tác dụng khi bạn sử dụng đường phèn ở mức độ hợp lý, vừa phải, tránh lạm dụng có thể gây phản tác dụng, gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *