EQ là gì? Chỉ số EQ bao nhiêu là cao?

Trí tuệ xúc cảm hay EQ là nhân tố quan trọng quyết định khả năng lãnh đạo của mỗi người. Khả năng điều khiển cảm xúc được xem là một trong những yếu tố tác động mạnh mẽ đến hiệu suất làm việc. Nếu bạn muốn biết chỉ số EQ là gì và cách nâng cao EQ thì hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé.

Chỉ số EQ là gì?

Chỉ số EQ là gì?

EQ viết tắt của từ gì? EQ viết đầy đủ là Emotional Quotient, tức là chỉ số trí tuệ cảm xúc. Trong khoa học, chỉ số này được sử dụng để đánh giá về khả năng tưởng tượng cùng với mức độ sáng tạo của mỗi cá nhân.

Vậy thì chỉ số EQ có ý nghĩa gì? Thực tế, trong tuyển dụng hoặc giáo dục, mọi người thường thực hiện những bài test Emotional Quotient để đánh giá khả năng trí tuệ cảm xúc. Tuy nhiên, nhiều bạn vẫn chưa biết sự khác biệt giữa các chỉ số này với từng đối tượng. Hầu hết những người có chỉ số EQ cao thường dễ dàng nhận diện kiểm soát cảm xúc của mình cũng như của mọi người. Chính vì thế ở những đối tượng này thường là có khả năng lãnh đạo rất tốt.

Cần cù bù siêng năng là gì? Tại sao nói “cần cù bù thông minh”

Chỉ số EQ bao nhiêu là cao?

Chỉ số EQ bao nhiêu là cao?

– Dưới 84: là nhóm người có chỉ số EQ thấp, chiếm khoảng 16% dân số chung của thế giới.

– Từ 85 đến 115: được đánh giá là nhóm Emotional Quotient nằm ở mức trung bình. Đồng thời đây cũng là khoảng điểm EQ phổ biến trong tổng số dân cư của cả thế giới, tương đương với khoảng 68%.

– Từ 116 đến 130: được đánh giá là những người có chỉ số EQ cao, chiếm khoảng 14% dân số.

– Từ 131 trở lên: là chỉ số EQ cao mà trên toàn thế giới chỉ có 2% dân số có thể đạt được mức điểm này. 

Chỉ số AQI là gì? Tìm hiểu về chỉ số chất lượng không khí chuẩn nhất

5 loại chỉ số EQ có thể ứng dụng vào công việc

EQ viết tắt của từ gì?

Kỹ năng tự nhận thức

Khả năng tự nhận thức của một người được đo bằng mức độ hiểu biết rõ ràng điểm mạnh, cảm xúc, hạn chế, niềm tin và động lực của bản thân. Theo khảo sát thì khoảng 79% các nhà lãnh đạo nhận định sai kỹ điểm mạnh của bản thân, trong khi đó những người khác cho đây là điểm yếu.

Các nhà lãnh đạo có kinh nghiệm trong nhận biết và quản lý cảm xúc bản thân có thể nhận thức cảm xúc và biết cách thúc đẩy nhân viên mình tốt hơn. Ngược lại, nghiên cứu cho thấy, một tổ chức có các thành viên thiếu tự giác sẽ thường đưa ra quyết định tồi tệ hơn và hoạt động kém hiệu quả hơn trong việc quản lý những xung đột nội bộ.

Bằng cách thừa nhận điểm yếu của mình, bạn có thể xây dựng niềm tin và sự minh bạch trong nhóm của mình. Các bạn cũng có thể từng bước phát triển sự chuyên nghiệp trong công việc của mình nhờ vào việc nhận thức được vấn đề nào cần phải cải thiện.

Năng lực là gì? Đặc điểm của năng lực

Khả năng tự điều chỉnh

Khả năng tự điều chỉnh là cách mà một người quản lý cảm xúc và hành động của mình. Có kỹ năng tự nhận thức càng cao, các bạn càng có thể kiểm soát bản thân tốt.

Nếu bạn là kiểu người dễ bộc phát cảm xúc của mình thì dưới đây là những thủ thuật nhỏ khiến việc điều chỉnh cảm xúc trở nên dễ dàng hơn:

– Tạm dừng trước khi đưa ra phản hồi: Hãy cho bản thân thời gian được dừng lại và suy nghĩ trước khi trả lời ngay. Điều này có thể đơn giản như việc hít một hơi thật sâu và cho phép tạm dừng khoảng 20 giây để cảm xúc của bạn thoát khỏi suy nghĩ đó.

– Lùi lại một bước: Đôi khi, các bạn có thể muốn rời khỏi phòng, và điều đó cũng hoàn toàn ổn. Đi dạo, uống một cốc nước, hoặc gọi cho một người bạn sẽ khiến bạn bình tĩnh tốt hơn là đưa ra phán xét, gửi một email phàn nàn hoặc lên tiếng đả kích đồng nghiệp của mình.

– Nhận biết cảm xúc của bạn: Hãy thử ghi lại cảm giác của mình và điều gì gây ra sự khó chịu cho bạn. Nếu biết điều gì gây khó chịu, lần tới khi một tình huống tương tự xảy ra, các bạn sẽ được định hướng, chuẩn bị tốt hơn để xử lý nó theo cách tích cực lành mạnh nhất.

– Nếu bạn thừa nhận những cảm xúc của mình và cho bản thân thời gian để xử lý chúng, bạn sẽ có thể cẩn thận vẽ ra cách tốt nhất để phản ứng và tránh làm bất cứ điều gì có thể gây nguy hiểm cho thiện chí mà bạn đã phải làm việc chăm chỉ để xây dựng.

Sự đồng cảm

Đồng cảm chính là khả năng thấu hiểu kinh nghiệm và cảm xúc của một người khác, và nó được xếp hạng là kỹ năng lãnh đạo hàng đầu cần thiết thời đại hiện nay.

Các nhà lãnh đạo xuất sắc trong việc lắng nghe và phản hồi với một sự đồng cảm có ảnh hưởng tốt cao hơn khoảng 40% trong việc huấn luyện, lập kế hoạch và ra quyết định.

Bằng cách tích cực lắng nghe những nhân viên của mình và dành thời gian để hiểu mong muốn và nhu cầu của họ, các bạn có thể tăng cường sự tham gia, xây dựng niềm tin và huấn luyện họ làm việc một cách hiệu quả hơn thông qua các thử thách.

Khi đội nhóm của bạn càng cảm thấy được đánh giá cao, họ càng đầu tư vào công việc nhiều hơn thì điều này sẽ dẫn đến tinh thần công ty cao hơn và từ đó văn hóa công ty cũng mạnh hơn.

Động lực

Động lực đề cập đến khả năng của các bạn để truyền cảm hứng cho bản thân cũng như những người khác để làm việc.

Các nhà lãnh đạo biết cách động viên đội nhóm của mình sẽ quan tâm đến đạt được các mốc quan trọng hơn là các giải thưởng bằng tiền bạc. Họ đặt mục tiêu, chủ động, vượt qua thử thách để giữ tinh thần lạc quan trong thời kỳ khó khăn.

Kỹ năng xã hội

Kỹ năng xã hội thiên về cách mà bạn nhận thức cảm xúc trong tương tác và giao tiếp với người khác. Bạn càng đồng điệu với cảm xúc của mình thì càng dễ dàng kết nối với người khác. Khi đã kết nối được với cảm xúc của người khác, các bạn có thể dễ dàng xây dựng và duy trì nhiều mối quan hệ hơn.

Các nhà lãnh đạo có kỹ năng xã hội mạnh mẽ đều biết rằng họ không thể đạt được thành công chỉ một mình. Vượt qua các mục tiêu và đạt được các cột mốc quan trọng đòi hỏi sự hợp tác, giao tiếp, tầm nhìn chung của cả tổ chức.

Trên đây là những chia sẻ về chỉ số EQ là gì và chỉ số EQ bao nhiêu là cao. Nếu thấy bài viết hữu ích, các bạn hãy chia sẻ để mọi người cùng tham khảo nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *