Giáo án là gì? Cấu trúc cơ bản và các bước lập giáo án

Giáo án chính là công cụ không thể thiếu đối với mỗi giáo viên trước giờ lên lớp. Giáo án được coi như trợ thủ giúp giáo viên triển khai suôn sẻ, đúng lộ trình các hoạt động trong một tiết học, tránh tình trạng cháy giáo án. Bài viết sau, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu xem giáo án là gì, có cấu trúc ra sao và các bước lập giáo án như thế nào nhé!

Tìm hiểu về giáo án giảng dạy
Tìm hiểu về giáo án giảng dạy

Giáo án là gì?

Giáo án (lesson plan) là kế hoạch và dàn ý chuẩn bị cho giờ lên lớp của giáo viên

Bộ Giáo dục và đào tạo (2011) đã định nghĩa : “Giáo án là kế hoạch giảng dạy của giáo viên dự định thực hiện cho 1 bài học, 1 tiết học hay 1 buổi lên lớp”. 

Như vậy, giáo án là một bản kế hoạch, có sự điều chỉnh thay đổi tùy thuộc vào đối tượng, điều kiện dạy học dù chung một mục tiêu, nội dung. 

Nếu phương pháp dạy học của giáo viên khác nhau giữa lớp có học lực trung bình và khá, phương tiện dạy học sẽ khác nhau tùy điều kiện của trường.

Cấu trúc giáo án cơ bản

Một giáo án về cơ bản có 3 thành phần chính:

– Mục tiêu học tập

– Hoạt động học tập

– Đánh giá để kiểm tra độ hiểu biết của học sinh

Các giáo án hiệu quả nhất thường có 6 phần chính:

  1. Mục tiêu bài học
  2. Lên kế hoạch cho các hoạt động học tập cụ thể
  3. Lên kế hoạch trình tự bài học sao cho hấp dẫn và có ý nghĩa
  4. Phương pháp đánh giá
  5. Tạo dòng thời gian thực tế
  6. Lập kế hoạch kết thúc bài học

Các bước lập giáo án

-Bước 1: Xác định mục tiêu tiết học 

Để xác định được mục tiêu tiết học, người dạy cần phải xác định được những điều sau: 

– Người học sẽ tiếp nhận được những kiến thức gì sau khi kết thúc một tiết học, hay một bài học. 

Cụ thể về việc tiếp nhận kiến thức, thái độ và cả kỹ năng. 

– Dựa trên căn cứ chuẩn kiến thức, người dạy phải xác định được mức độ chi tiết và cụ thể nhận thức của người học sau bài giờ dạy. Gồm có 3 mức độ: mức độ biết, mức độ hiểu và mức độ thực hành. Đặc biệt cần đạt chuẩn sách giáo khoa, sách giáo viên, kiến thức, kỹ năng theo định hướng từ Bộ Giáo dục. 

– Định hướng và xác định được đâu là phương thức giảng dạy chính yếu được sử dụng trong tiết học. 

– Bên cạnh đó, cần sáng tạo thêm các phương pháp bổ trợ, bên cạnh phương pháp chính, nhằm đảm bảo giờ học diễn ra sôi nổi, thuận lợi. 

– Để xác định phương pháp trọng tâm dạy học, người dạy cần căn cứ trên cơ sở các điều sau: nội dung của bài học, kỹ năng tiếp thu kiến thức của lớp học, hạ tầng dạy học của từng địa điểm cụ thể. 

Bước 3: Chuẩn bị thiết bị giảng dạy 

– Thiết bị giảng dạy cho giáo viên: Bảng, phấn, máy tính, máy chiếu, sơ đồ, tranh ảnh, mô hình, điều khiển, tivi, phiếu học tập,… 

– Thiết bị học cho học sinh: Sách giáo khoa, Tài liệu tham khảo, nghiên cứu và sưu tầm chuẩn bị trước tài liệu,… 

-Bước 4: Diễn biến tiết học 

Đây là hoạt động của học sinh, hoạt động của giáo viên trong tiết học. 

– Nên định hướng và xác định mục tiêu cụ thể cho từng hoạt động. Không nên xây dựng chồng chéo quá nhiều, dẫn đến tình trạng không hoàn thành kịp tiết học theo thời gian (cháy giáo án) và dư nhân lực. 

– Mỗi hoạt động dạy và học cần được xác định cụ thể về thời gian, phân bổ các hoạt động một cách hợp lý, bám sát thời gian giảng dạy cho từng tiết học. 

Để có giờ học hiệu quả, việc chuẩn bị giáo án là vô cùng quan trọng
Để có giờ học hiệu quả, việc chuẩn bị giáo án là vô cùng quan trọng

-Bước 5: Tổng kết tiết học

– Tổng kết lại nội dung bài học bằng cách tóm lược các thông tin, nhấn mạnh lại một lần nữa vào các nội dung chính của bài học

– Để thay cho việc tổng kết bằng miệng, giáo viên cũng có thể sử dụng phiếu đánh giá học tập.

– Giao bài tập về nhà và những nhiệm vụ cần chuẩn bị cho tiết học tiếp theo để học sinh thực hiện. 

– Nhận xét tổng quan và nhìn nhận bằng việc đánh giá lại chất lượng tiết học. Điều này có thể giúp giáo viên tiếp nhận được những phản hồi từ học sinh, nhằm thay đổi hoặc cải thiện phương pháp dạy học cho những lần dạy tiếp theo. 

Vai trò của giáo án là gì?

Không thể phủ nhận vai trò quan trọng trong dạy học của giáo án. Đây là tài liệu quyết định tới sự thành công của mỗi buổi dạy. Trong tài liệu này có đầy đủ nội dung, trình tự, hoạt động của buổi học, kể cả những phương pháp, thiết bị, dụng cụ cần thiết. Dựa vào đó, giáo viên sẽ có sự chuẩn bị chu đáo và thực hiện dạy học hiệu quả, truyền đạt hết kiến thức mà vẫn đảm bảo đủ thời gian.

Trong trường hợp dạy học ở nhóm học sinh khác, giáo án vẫn không hề thay đổi. Cho nên, với 1 bộ giáo án soạn sẵn, giáo viên có thể thay đổi 1 cách linh hoạt trong nhiều trường hợp khác nhau.

Hy vọng bài viết đã giúp bạn đọc hiểu được Giáo án là gì, cấu trúc cũng như các bước để tạo nên một giáo án thành công. Có thể nói, giáo án là một phần vô cùng quan trọng, quyết định thành công cho mỗi buổi học. Chính vì thế, là một người giáo viên, cần có sự chuẩn bị chỉn chu và dành toàn bộ tâm huyết cho mỗi giáo án nếu muốn có những giờ dạy suôn sẻ và hiệu quả.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *