Giới hạn sinh thái là gì? Lấy 5 ví dụ về giới hạn sinh thái

Giới hạn sinh thái giúp chúng ta biết được ngưỡng chịu đựng của các loài động, thực vật. Vậy giới hạn sinh thái là gì? Các thành phần chính và yếu tố ảnh hưởng đến giới hạn sinh thái là gì? Cùng Palada.vn tìm hiểu về giới hạn sinh thái qua bài viết sau nhé.

Giới hạn sinh thái là gì?

Giới hạn sinh thái chính là giới hạn năng lực chịu đựng của sinh vật so với tác nhân sinh thái trong môi trường tự nhiên. Động, thực vật sẽ luôn có một giới hạn sinh thái nhất định. 

Mô tả giới hạn sinh thái của sinh vật
Mô tả giới hạn sinh thái của sinh vật

Trong giới hạn sinh thái sinh vật có thể sống sót, tăng trưởng một cách không thay đổi theo thời gian.

Cũng có thể hiểu, giới hạn sinh thái là một khoảng giá trị mà chỉ khi ở trong khoảng giá trị đó thì sinh vật mới có thể tồn tại và phát triển. Nằm ngoài giới hạn này, sinh vật sẽ yếu dần và c.h.ế.t.

Các thành phần của giới hạn sinh thái là gì?

Trong giới hạn sinh thái gồm các thành phần như điểm giới hạn trên (max), điểm giới hạn dưới (min), khoảng cực thuận và khoảng chống chịu. Khi vượt ra ngoài điểm giới hạn trên và dưới thì sinh vật sẽ c.h.ế.t. Cụ thể:

+ Khoảng cực thuận là khoảng mà sinh vật trong khoảng này sẽ đảm bảo đủ điều kiện thuận lợi giúp cho các loài sinh vật phát triển dựa theo các hoạt động sống tốt nhất 

+ Khoảng chống chịu là khoảng mà sinh vật ở trong khoảng này sẽ gồm các nhân tố sinh thái gây ra các ức chế đối với chức năng sinh lý bình thường của sinh vật.

Thành phần chính của giới hạn sinh thái
Thành phần chính của giới hạn sinh thái

Cách vẽ giới hạn sinh thái

Cách vẽ giới hạn sinh thái như sau:

  • Bước 1: Xác định giới hạn trên, giới hạn giới của nhân tố sinh thái
  • Bước 2:  Xác định điểm cực thuận
  • Bước 3: Vẽ trục Oxy, đường ngang là giới hạn của nhân tố sinh thái, trục dọc khả năng phát triển của sinh vật
  • Bước 4: Vẽ đường cong mô tả mức độ phát triển của sinh vật
Sơ đồ giới hạn sinh thái của xương rồng sa mạc
Sơ đồ giới hạn sinh thái của xương rồng sa mạc

Ví dụ về giới hạn sinh thái

Một số ví dụ về giới hạn sinh thái của sinh vật dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về khái niệm giới hạn sinh thái là gì.

Giới hạn sinh thái của con người

Con người có thể sống trong điều kiện nhiệt độ môi trường từ 4 – 35 độ C. 

Những cá nhân khác nhau có thể chịu được những thay đổi về nhiệt độ, áp suất khác nhau. Ngoài ra, con người có thích nghi được hay không còn phụ thuộc vào sự thay đổi của môi trường diễn ra trong bao lâu. Điều này là do cơ thể sẽ dần điều chỉnh quá trình trao đổi chất để thích ứng với các điều kiện bên ngoài.

Cơ thể con người có thân nhiệt ổn định ở mức 37 độ C. Nếu nhiệt độ môi trường tác động làm giảm thân nhiệt sẽ gây ra những ảnh hưởng. Chẳng hạn như nếu nhiệt độ cơ thể giảm xuống 35 độ C, chân tay bạn sẽ bị run và rất khó cử động. Ở 32 độ C, hầu hết mọi người sẽ bất tỉnh. Hơi thở của bạn giảm xuống và rối loạn nhịp tim khi nhiệt độ còn 28 độ C. Và khi thân nhiệt chỉ còn 20 độ C, tim người sẽ ngừng đập. 

Các nghiên cứu đã đã chỉ ra là con người chịu lạnh tốt hơn là chịu nóng. 

Giới hạn sinh tồn của con người
Giới hạn sinh tồn của con người

Giới hạn sinh thái của cây xương rồng

Loài xương rồng sa mạc có thể sống và phát triển ở nhiệt độ thấp nhất từ 0°C và cao nhất là +56°C. Như vậy, giới hạn sinh thái của loài xương rồng sa mạc là từ 0°C đến +56°C. Khoảng cực thuận của xương rồng sa mạc là 34°C. Trong khoảng cực thuận, loài xương rồng sa mạc có thể phát triển tốt nhất.

Giới hạn sinh thái của cá chép

Giới hạn sinh thái của cá chép là 2°C –  44°C, khoảng nhiệt độ từ 2°C – 17°C được gọi là khoảng thuận lợi. Điểm giới hạn dưới là 2°C, giới hạn trên là 44°C

Giới hạn sinh thái của vi khuẩn nước nóng

Loài vi khuẩn suối nước nóng có thể sống ở nhiệt độ thấp nhất là 0°C và cao nhất là +90°C. Như vậy giới hạn sinh thái của loài vi khuẩn suối nước nóng là  từ 0°C đến +90°C.

Giới hạn sinh thái của cá rô phi

Cá rô phi ở Việt Nam chỉ có thể sống trong phạm vi nhiệt độ thấp nhất từ 5,6 °C đến nhiệt độ cao nhất là 42 °C. Như vậy, giới hạn sinh thái của cá rô phi Việt Nam là từ 5,6°C đến 42°C.

Giới hạn sinh thái của cá rô phi
Giới hạn sinh thái của cá rô phi

Lưới thức ăn là gì? Chuỗi thức ăn là gì? Ví dụ lưới thức ăn

Quần thể là gì? Đặc trưng cơ bản, ví dụ của quần thể sinh vật

Các yếu tố ảnh hưởng đến giới hạn sinh thái

Giới hạn sinh thái cũng bị ảnh hưởng bởi những yếu tố trong tự nhiên. Các yếu tố này sẽ ảnh hưởng đến môi trường sống của sinh vật sống trong giới hạn sinh thái nhất định. Theo đó, sẽ có 2 nhóm nhân tố sinh thái chủ yếu gây ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động sống và phát triển các loài sinh vật. Đó là:

– Nhóm nhân tố vô sinh: Bao gồm các điều kiện sống như nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm…

– Nhóm nhân tố hữu sinh: Là các cơ thể sống có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên cơ thể khác ở xung quanh như vi khuẩn, động vật, thực vật…

Trên đây là những chia sẻ về giới hạn sinh thái là gì cùng những ví dụ minh họa cụ thể trong thực tế. Ở bài viết tiếp theo, Palada.vn sẽ gửi đến bạn đọc những thông tin về cách phân biệt Giới hạn sinh thái và ổ sinh thái, mời các bạn cùng đón đọc.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *