Hào khí Đông A là gì? Ý nghĩa của Hào khí Đông A trong bài Tỏ lòng

Nhà Trần là một trong những triều đại phát triển nhất trong lịch sử nước ta, với những trận chiến chống lại quân xâm lược Nguyên – Mông nổi tiếng với hào khí Đông A. Tuy có thể đã được nghe qua nhưng chắc hẳn nhiều người vẫn còn khá mơ hồ và không hiểu hào khí Đông A là gì? Hiểu được thắc mắc này nên hôm nay chúng mình sẽ cung cấp đến quý bạn đọc những thông tin liên quan đến hào khí Đông A nghĩa là gì và đặc biệt hào khí Đông A trong tỏ lòng là gì, hãy cùng theo dõi nhé.

Tìm hiểu Hào khí Đông A là gì?

Bạn có biết Hào khí Đông A thời Trần là gì không?
Bạn có biết Hào khí Đông A thời Trần là gì không?

Để hiểu được hào khí Đông A là gì thì trước hết ta cần phải phân tích cụ thể:

– Hào khí nghĩa là Chí khí mạnh mẽ, hào hùng.

– Đông A: Theo chiết tự, họ của nhà Trần (chữ Hán: 陳) còn được gọi là Đông A (do chữ Trần 陳 được ghép từ hai thành phần là chữ Đông (東) và chữ A (阿)).

Theo đó, khi nhà Trần của Việt Nam giành chiến thắng trong ba cuộc kháng chiến chống quân Nguyên, khí thế chiến đấu của quân dân được gọi là “hào khí Đông A”.

Vậy, có thể hiểu hào khí Đông A là hào khí của nhà Trần, là câu nói được dùng để chỉ chí khí mạnh mẽ, oai hùng của thời nhà Trần, thời kì mà thời Trần có những chiến công lẫy lừng khi cả ba lần đánh tan quân xâm lược Mông Nguyên.

Hào khí Đông A có thể nói là sản phẩm của một thời đại vàng son lịch sử với khí thế chiến đấu hào hùng, kết tinh sức mạnh toàn dân, bùng lên sức mạnh dân tộc, ý chí quyết chiến quyết thắng của quân và dân ta.

Những biểu hiện của hào khí Đông A thời trần là gì? Đây chính là tinh thần tự lập, tự cường, lòng yêu nước nồng nàn, khát vọng lập công, ý chí quyết chiến quyết thắng tất cả kẻ thù.

Thơ thả thính 2 câu ngắn, cực hay, cực chất, “cưa đổ” crush

Bối cảnh lịch sử hào khí Đông A

Trong những năm tháng cuối của nhà Lý, Lý Huệ Tông do không có con trai nên lập công chúa Lý Chiêu Hoàng lên làm thái tử, truyền ngôi hoàng đế. Nhưng bà chỉ ngồi trên ngai vàng được hai năm rồi nhường ngôi lại cho chồng.

Trần Cảnh – Trần Thái Tông, dưới sự sắp xếp của thái sư Trần Thủ Độ đã trở thành hoàng đế đầu tiên của triều đại nhà Trần, mở ra 1 thời kỳ mới trong lịch sử của Đại Việt. Có thể nói, đây là 1 trong những triều đại lớn mạnh và phát triển rực rỡ nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam.

Trong 175 năm trị vì, nhà Trần đã có rất nhiều thành công về văn hóa, tôn giáo cũng như quân sự nhưng điểm sáng nhất là việc lãnh đạo toàn dân đánh bại quân xâm lược Nguyên Mông 3 lần (năm 1258, năm 1285, năm 1288). Cũng chính từ đây, câu nói “Hào khí Đông A” đã ra đời.

Văn nghị luận là gì? Đặc điểm, các loại văn nghị luận

Ý nghĩa của Hào khí Đông A

Ý nghĩa của hào khí Đông A
Ý nghĩa của hào khí Đông A

Chúng ta có thể hiểu đơn giản “Hào khí Đông A” chính là hào khí của nhà Trần. Cách giải thích này xuất phát từ 2 lý do. Đầu tiên, theo lối chiết tự thì chữ Trần (陳) được ghép từ chữ Đông (東) và chữ A (阿) nên có thể đọc khác đi là Đông A. Nhưng để hiểu được cụ thể chữ này chúng ta phải kể đến lý do thứ 2.

Theo đánh giá của nhiều nghiên cứu cũng như sự thật khách quan lịch sử, nhà Trần là triều đại phong kiến đầu tiên của Việt Nam có thể tạo được sự đồng tâm tối cao từ trên xuống dưới, từ quân đến dân, từ già đến trẻ, từ trai đến gái.

Lần đầu tiên, tất cả con dân Đại Việt đồng lòng chiến đấu vì nghĩa lớn, với tinh thần quyết tử chống giặc ngoại xâm! Lúc bấy giờ đứng trước kẻ địch mạnh thế giới, nhưng người Đại Việt vẫn thể hiện được tinh thần tự lập tự cường và lòng yêu nước vô hạn.

Trong bản Hịch tướng sĩ, Trần Quốc Tuấn đã viết:

“Ta thường tới bữa đến quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa. Ta chỉ giận chưa thể nào xẻ thịt, lột da, ăn gan và uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này có phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này có gói trong da ngựa thì ta cũng cam lòng”.

Câu nói đó cho thấy sự phẫn nộ, căm tức quân giặc cũng như là thể hiện ý chí quyết chiến quyết thắng không gì lay chuyển. Hay như câu trả lời cứng rắn của Trần Quốc Tuấn khi được vua Trần Thánh Tông hỏi trong cuộc kháng chiến lần 2: “Bệ hạ chém đầu thần trước đi rồi hãy hàng”.

Năm 1284, nước ta đối mặt với sức ép từ hơn 50 vạn quân Nguyên Mông, chúng vẫn muốn xâm lược nước ta thêm 1 lần nữa. Đứng trước nguy cơ đó, Thượng hoàng Trần Thánh Tông triệu các phụ lão trong cả nước về điện Diên Hồng để hỏi chúng ta nên chủ hòa hay chủ chiến.

Kết quả thì mọi người có thể đã biết, theo Đại Việt Sử Ký toàn thư quyển 5, kỷ nhà Trần: “Thượng hoàng triệu tập phụ lão trong nước họp ở thềm điện Diên Hồng, ban yến rồi hỏi kế đánh giặc. Các phụ lão hô “ĐÁNH”, muôn người cùng hô một tiếng”.

Các bô lão đó chính là những người được trọng vọng và kính nể ở khắp nơi trong nước, thể hiện ý kiến của nhân dân. Ngô Sĩ Liên từng viết:

“Hai vua hiệp mưu, bầy tôi họp bàn há không có kế sách gì chống giặc mà phải đợi đến ban yến hỏi kế các phụ lão hay sao? Là vì vua Thánh Tông muốn làm thế để xét lòng thành ủng hộ của dân chúng, để dân chúng nghe theo lời hỏi mà cảm kích hăng hái lên thôi. Đó là giữ được cái nghĩa người xưa nuôi người cao tuổi để xin lời hay vậy”.

Tóm lại, hào khí Đông A không chỉ là một nét chữ, lỗi chiết tự mà còn là tinh thần bất khuất, dũng cảm, quyết chiến đấu, quyết thắng của trên dưới quân dân nhà Trần. Với họ, đầu có thể rơi, máu có thể chảy nhưng nhất quyết không thể làm người mất nước. Thậm chí có những người như Trần Quốc Tuấn, vì ích nước sẵn sàng gạt thù nhà.

1001+ Stt thả thính, Cap thả thính crush có 1-0-2 trên MXH

Vậy thì hào khí Đông A trong tỏ lòng là gì?

Phạm Ngũ Lão
Phạm Ngũ Lão

Tỏ lòng hay Thuật hoài là tác phẩm của Phạm Ngũ Lão (1255 – 1320). Ông là người làng Phù Ủng, huyện Đường Hào (nay là xã Phù Ủng, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên). Đây là con rể của Trần Hưng Đạo, có nhiều công lao trong cuộc kháng chiến chống quân Mông. Tuy Phạm Ngũ Lão là một tướng võ nhưng ông lại thích đọc sách, ngâm thơ, được người đời ca ngợi là văn võ toàn tài.

Dưới đây là tác phẩm nổi tiếng nhất của Phạm Ngũ Lão: Tỏ lòng (Thuật hoài).

Tỏ lòng

Phiên âm:

Hoành sóc g.i.a.n.g sơn cáp kỉ thu,

Tam quân tì hổ khí thôn Ngưu.

Nam nhi v.ị liễu công danh trái,

Tu thính n.h.â.n gian thuyết Vũ Hầu.

Dịch nghĩa:

Cầm ngang ngọn giáo để giữ gìn non sông đã mấy thu,

Ba quân như hổ báo với khí thế hùng dũng nuốt trôi trâu.

Thân nam nhi vẫn chưa trả xong nợ công danh,

Thì hẳn luống thẹn thùng khi nghe người đời kể chuyện Vũ hầu.

Dịch thơ:

Múa giáo non sông đã trải mấy thu,

Ba quân khí mạnh nuốt cả trâu.

Công danh nam tử vẫn còn vương nợ,

Luống thẹn tai khi nghe chuyện Vũ hầu.

Bài thơ được sáng tác sau chiến thắng quân Nguyên – Mông của nhà Trần. Qua bài thơ tác giả muốn bày tỏ nỗi lòng cũng như là chí hướng của bản thân.

Hào khí Đông A thể hiện sự ngợi ca về vẻ đẹp sức mạnh con người ở thời đại nhà Trần:

“Hoành sóc g.i.a.n.g sơn kháp kỉ thu”.

Hai chữ “hoành sóc” hiện lên bức chân dung sừng sững của một người lính sẵn sàng chiến đấu bảo vệ tổ quốc.

– Từ “Giang sơn”: gợi lên một không gian rộng lớn.

– “Kháp kỉ thu”: nghĩa là thời gian dài dằng dặc.

– Vẻ đẹp của tư thế người lính được đặt trong không gian rộng lớn giữa dòng thời gian vô tận, hình ảnh thơ mang tính ước lệ tô đậm tầm vóc lớn lao, kì vĩ của người tráng sĩ. Thời gian đã nhấn mạnh vào sự bền bỉ và tinh thần luôn sẵn sàng của người lính. Người tráng sĩ ở đây có tầm vóc sánh ngang với vũ trụ, khí thế như bao trùm trời đất.

Bài thơ thể hiện cảm xúc ngưỡng mộ và tự hào của nhà thơ. Vẻ đẹp cá nhân đã phát triển lên thành vẻ đẹp cộng đồng.

– “Tam quân”: cách nói ước lệ để chỉ toàn thể quân đội nhà Trần.

– “Tì hổ”: so sánh quân nhà Trần có sức mạnh dũng mãnh tựa như loài hổ báo.

– “Khi thôn ngưu”: khí thế trận đấu diệt giặc của quân đội nhà Trần. Đó có thể hiểu là khí thế của những con người trẻ tuổi với khí phách anh hùng, cũng có thể hiểu là khí thế ra trận dũng mãnh làm mờ được cả sao Ngưu.

Hai cách hiểu trên làm bật lên sức mạnh kỳ vĩ, khí thế chiến đấu hào hùng của nhà Trần. Người lính ra trận với tư thế quyết chiến quyết thắng, lập nên kỳ tích lẫy lừng trong lịch sử, tạo thành sức mạnh cho thời đại.

Hai câu thơ đã thể hiện cảm xúc tự hào về sức mạnh tự cường, ý thức tự tôn về dân tộc, làm bừng lên khí thế hào hùng, đây là thời đại cao đẹp với những con người cao đẹp.

Câu thơ “Nam nhi vị liễu công danh trái” nhắc đến chí hướng của nam nhi. Trong văn học trung đại, chữ “nam nhi” gắn liền với lí tưởng và công danh; kẻ làm trai trên đời phải biết lập công danh, tạo dựng sự nghiệp, để lại tiếng vang.

Thời điểm viết bài thơ này, Phạm Ngũ Lão đã lập nên nhiều công danh kỳ tích, vẫn mà vẫn băn khoăn là “Nam nhi vị liễu công danh trái” thể hiện một ý chí vươn lên, không ngừng tu thân để hoàn thiện chính mình. Nó là biểu hiện của nhiệt tâm nhiệt huyết của một người chí sĩ muốn được cống hiến cho đất nước dân tộc.

“Vũ Hầu” là người nhiều mưu lược, vị quân sự nổi tiếng với tài dùng binh. Vũ Hầu từng giúp Lưu Bị lập nên nhà Thục Hán, sau đã xả thân nơi trận mạc. Phạm Ngũ Lão lấy Vũ Hầu làm chuẩn mực cho công danh sự nghiệp của mình, ông lấy làm thẹn khi chưa thể lập được công danh như Vũ Hầu.

Như vậy câu thơ đã nâng cao nhân cách của Phạm Ngũ Lão, thể hiện lòng nung nấu khát vọng lập công, bày tỏ lòng tận trung với đất nước cùng khát vọng cống hiến cho dân tộc. Nỗi thẹn này của Phạm Ngũ Lão mang tầm vóc lớn lao, là nỗi thẹn tu thân với ý chí được lập công sắt đá.

Đặt vào hoàn cảnh ra đời của bài thơ thì “Thuật hoài” có thể được coi là lời đáp của con cháu với bản “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn, tạo nên truyền thống vẻ vang của nước ta: cha dũng con hùng.

Trên đây là chia sẻ về hào khí Đông A là gì và hào khí Đông A trong tỏ lòng là gì. Chúc các bạn có thêm được những kiến thức bổ ích và đừng quên theo dõi chúng mình để cập nhật tin tức nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *