Hô hấp là gì? Quá trình hô hấp thực vật, động vật

Hệ hô hấp có vai trò vô cùng quan trọng đối với cơ thể do nó giúp duy trì sự sống cho cơ thể. Việc hiểu về chức năng và quá trình hô hấp sẽ giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện, từ đó có cách phòng, chữa bệnh hiệu quả giúp bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân mình. Hãy cùng theo dõi nội dung này của chúng mình trong bài viết dưới đây nhé.

Khái niệm hô hấp là gì?

Khái niệm hô hấp là gì?

Hô hấp là sự vận chuyển oxy từ không khí bên ngoài vào các tế bào ở trong mô, và vận chuyển carbon dioxide theo chiều ngược lại.

Quá trình hô hấp ở động vật

Căn cứ vào bề mặt trao đổi khí thì có thể phân chia hô hấp ở động vật thành 4 hình thức chủ yếu: hô hấp thông qua bề mặt cơ thể, hô hấp qua hệ thống ống khí, hô hấp dùng mang, hô hấp phổi.

Hô hấp ở động vật

Hô hấp thông qua bề mặt cơ thể

Động vật đơn bào hoặc đa bào có tổ chức thấp như ruột khoang, giun dẹp, giun tròn có hình thức hô hấp qua bề mặt cơ thể.

Hô hấp bằng hệ thống ống khí

– Nhiều loài động vật sống trên cạn ví dụ như côn trùng sẽ sử dụng hệ thống ống khí để hô hấp.

– Hệ thống ống khí có cấu tạo gồm những ống dẫn chứa không khí. Các ống dẫn sẽ phân nhánh nhỏ dần với các ống nhỏ nhất tiếp xúc với tế bào của cơ thể.

– Hệ thống ống khí này thông ra bên ngoài là nhờ các lỗ thở.

Hô hấp bằng mang

Mang là cơ quan hô hấp nhằm thích nghi với môi trường nước của các loài cá, thân mềm (ví dụ như trai, ốc…) và cả của các loài chân khớp (ví dụ như tôm, cua…) sống trong nước.

Hô hấp bằng phổi

– Động vật sống trên cạn thuộc các lớp Bò sát, Chim, Thú (trong đó có con người) có cơ quan trao đổi khí là phổi. Không khí được đi vào và đi ra khỏi phổi qua đường dẫn khí (là khoang mũi, hầu, khí quản và phế quản)

– Vì sinh sống ở cả môi trường cạn và môi trường nước nên loài lưỡng cư trao đổi khí qua cả phổi và da.

– Loài chim hô hấp nhờ phổi và hệ thống túi khí. Phổi của chim được cấu tạo bởi các ống khí có các mao mạch bao quanh. Nhờ hệ thống túi khí này nên khi chúng thở ra và hít vào đều có không khí giàu oxi đi qua phổi. Vì vậy, chim chính là động vật trên cạn trao đổi khí hiệu quả nhất.

– Phổi của các loài thú có nhiều phế nang với bề mặt mỏng với mạng lưới mao mạch dày đặc.

– Sự thông khí ở phổi của lưỡng cư chính nhờ sự nâng lên và hạ xuống của thềm miệng. Sự thông khí ở phổi của loài bò sát, chim và thú chủ yếu nhờ các cơ hô hấp co dãn khiến thay đổi thể tích của khoang bụng/lồng ngực.

Quang hợp là gì? Ý nghĩa và vai trò của quang hợp

Quá trình hô hấp ở thực vật

Hô hấp ở cây xanh là gì?

Hô hấp ở cây xanh là gì?

Hô hấp ở cây là quá trình oxi hóa của của tế bào sống, trong đó các phân tử hữu cơ bị oxi hóa trở thành CO2 và H2O, đồng thời giải phóng năng lượng và một phần năng lượng đó sẽ được tích lũy trong ATP.

– Thực vật không có cơ quan hô hấp chuyên trách mà sự hô hấp diễn ra trong mọi cơ quan, đặc biệt là các cơ quan đang có các hoạt động sinh lí mạnh như hạt đang nảy mầm hay hoa và quả đang sinh trưởng.

– Bào quan thực hiện nhiệm vụ hô hấp chính là ti thể.

Phương trình tổng quát quá trình hô hấp ở thực vật: C6H12O6 + 6O2 → 6CO2 + 6H2O + nhiệt + ATP

Vai trò của sự hô hấp đối với thực vật

– Năng lượng nhiệt được thải ra khi hô hấp cần thiết để duy trì nhiệt độ thuận lợi cho các phản ứng sinh hóa của cơ thể, giúp các hoạt động sống được diễn ra bình thường.

– Năng lượng được tích lũy trong quá trình hô hấp được dùng để tham gia các phản ứng sinh hóa, vận chuyển chất trong cây, sinh trưởng, sửa chữa những hư hại của tế bào…

– Tạo ra sản phẩm trung gian làm nguyên liệu cho quá trình tổng hợp những chất khác trong cơ thể.

Hô hấp hiếu khí là gì?

Hô hấp hiếu khí là quá trình xảy ra trong môi trường có oxi, hô hấp hiếu khí chỉ thực hiện được khi có sự tham gia của oxi trong hô hấp. Hô hấp hiếu khí cùng với hô hấp kị khí, là một phần thuộc quá trình hô hấp ở cây xanh. 

Hô hấp hiếu khí là quá trình phân giải nguyên liệu sinh ra năng lượng cung cấp cho hoạt động sống của cơ thể. Nguyên liệu chúng sử dụng là đường đơn, trải qua giai đoạn đường phân cho ra sản phẩm cuối cùng là ATP. Đặc điểm lớn nhất của hô hấp hiếu khí là nó cần môi trường có oxi để thực hiện quá trình hô hấp.

Thế nào là hô hấp kị khí?

Hô hấp kị khí hay hô hấp yếm khí là quá trình phân giải cacbohidrat để thu năng lượng cho tế bào, chấp nhận electron cuối của chuỗi truyền electron là một phân tử vô cơ chứ không phải là oxi phân tử.

Những chất nhận electron cuối này có khả năng khử kém hơn oxi, có nghĩa là năng lượng được sản sinh ra trên mỗi phân tử bị oxi hóa ít hơn. Vì vậy, ta có thể nói rằng, hô hấp kị khí kém hiệu quả hơn hô hấp hiếu khí.

Hô hấp kị khí được sử dụng chủ yếu bởi các vi khuẩn sống trong môi trường thiếu thốn oxi. Nhiều sinh vật yếm khí thuộc dạng yếm khí bắt buộc, tức là chúng sẽ chỉ hô hấp được với những hợp chất yếm khí và có thể sẽ chết nếu có sự hiện diện của oxi.

Sinh sản hữu tính là gì? Khái niệm, quá trình sinh sản hữu tính và ví dụ

Cấu tạo của hệ hô hấp ở người

Hệ hô hấp là gì?

Hệ hô hấp là gì? Hệ hô hấp là hệ các cơ quan có chức năng trao đổi khí diễn ra trên toàn bộ bộ phận của cơ thể. Khi một trong những có bộ phận liên quan đến hệ hô hấp có vấn đề thì khả năng hô hấp của cơ thể sẽ trở nên suy yếu. Đặc biệt nếu không được chữa trị kịp thời có thể gây ra các bệnh mạn tính về đường hô hấp và nguy hiểm hơn là có thể dẫn đến tử vong.

Hệ hô hấp có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc duy trì sự sống vì chúng có chức năng trao đổi khí, giúp cung cấp khí oxi lên các cơ quan vận hành và nuôi sống cơ thể.

Hệ hô hấp được chia thành 2 phần lấy nắp thanh quản làm ranh giới gồm:

Hô hấp trên (vị trí trên nắp thanh quản) gồm có: Mũi, hầu, họng rồi đến xoang, thanh quản. Nhiệm vụ của chúng là lấy không khí bên ngoài cơ thể, làm ẩm, làm ấm và lọc không khí trước khi đưa vào phổi.

Hô hấp dưới (vị trí dưới nắp thanh quản) gồm: Khí quản, cây phế quản, phế nang, màng phổi, phổi có nhiệm vụ lọc không khí và trao đổi khí.

Mũi

Mũi là phần đầu của hệ hô hấp gồm có 3 phần: mũi ngoài, mũi trong hay là ổ mũi, các xoang cạnh mũi. Chức năng chủ yếu của mũi là dẫn khí, làm sạch và sưởi ấm không khí trước khi đi vào phổi, đồng thời cũng là cơ quan khứu giác.

Hầu – họng

Thế nào là hô hấp

Đây là nơi giao nhau giữa đường ăn và đường thở chính vì vậy nơi này rất nhạy cảm.

Chức năng của hầu họng: là cửa ngõ quan trọng bảo vệ các tác nhân từ bên ngoài vào cơ thể vì khi các bộ phận này bị viêm sẽ lây lan xuống thanh quản, phế quản…

Thanh quản

Thanh quản được cấu tạo bởi tổ chức sụn và sợi cơ, hệ thống mạch máu và thần kinh. Bộ phận này có tác dụng chính là phát âm, lời nói phát ra do luồng không khí thở ra tác động lên các nếp thanh quản, sự căng và vị trí của các nếp thanh âm cũng có ảnh hưởng đến tần số âm thanh.

Khí quản

Khí quản là một ống dẫn khí có hình lăng trụ nối tiếp từ dưới thanh quản ngang mức đốt sống cổ số 6 với hệ phế quản của phổi. Ở đoạn cuối nó phân chia làm 2 đoạn nối với 2 phế quản chính là khí quản phải và trái. Ở ngang mức đốt sống ngực 4 hoặc 5 thì nó thuộc hệ hô hấp dưới.

Phế quản

Phế quản được chia làm 2 bên: Phế quản chính phải và phế quản chính trái. Phế quản nằm trong đường ống dẫn khí đưa không khí lưu thông từ ngoài vào phế nang và ngược lại. Phế quản có hình dáng như cành cây vì có chi nhánh đến các thuỳ phổi.

Phổi

Phổi của người bao gồm có 2 lá, được cấu tạo bởi các thùy. Thông thường, phổi trái thường sẽ nhỏ hơn phổi phải. Theo nghiên cứu khoa học và kiểm chứng thực tế, mỗi lá phổi có dung tích đến 5000 ml khi hít vào gắng sức. Phổi có hình thể gồm mặt ngoài, mặt trong, màng phổi.

Bộ phận này có chức năng trao đổi khí oxy và CO2. Quá trình trao đổi khí này được diễn ra trên toàn bộ mặt trong của các phế quản và phế nang có niêm mạc bao phủ với lớp nhung mao mịn luôn rung chuyển để đưa các vật lạ ra ngoài.

Song song với đó tế bào phổi còn có chức năng là giúp cơ thể duy trì cuộc sống tế bào biểu mô và tế bào nuôi mô. Chúng tạo nên một hàng rào ngăn nước cùng các phân tử protein đi quá nhiều vào mô kẽ, tham gia vào quá trình chuyển hóa và tổng hợp các chất quan trọng.

Nhịp hô hấp là gì?

Nhịp hô hấp chính là giá trị đo về số lần thở trong một phút. Nhịp hô hấp được điều hòa cũng như là kiểm soát bởi trung tâm hô hấp. Nguyên tắc để theo dõi nhịp hô hấp như sau:

– 15 phút trước khi đo nhịp hô hấp, đối tượng cần được nghỉ ngơi, không vận động mạnh.

– Cần lưu ý đến việc sử dụng thuốc kích thích hô hấp hoặc tiêm hoặc các hoạt động đến nhịp thở trước khi đo nhịp hô hấp.

Ở một nhịp hô hấp bình thường sẽ có những đặc điểm sau: quá trình hô hấp đều đặn, êm dịu, không khí đi qua mũi từ từ và sâu.

Theo thống kê của Tổ chức Y tế WHO, nhịp hô hấp ở người lớn bình thường sẽ vào khoảng 16 đến 20 lần/phút, nhịp thở đều, biên độ thở đạt trung bình, hô hấp mạnh và thời gian thở ra ngắn.

Ở trẻ em và người cao tuổi hệ hô hấp chưa được hoàn thiện hay là bị lão hóa nên nhịp hô hấp sẽ có chỉ số khác với người lớn, cụ thể như sau:

  • Trẻ sơ sinh: từ 40 đến 60 lần/phút
  • Trẻ dưới 6 tháng tuổi: từ 35 đến 40 lần/phút
  • Trẻ từ 7 – 12 tháng: từ 30 đến 35 lần/phút
  • Trẻ từ 2 – 3 tuổi: từ 25 đến 30 lần/phút
  • Trẻ từ 4 – 6 tuổi: từ 20 đến 25 lần/phút
  • Trẻ từ 7 – 15 tuổi: từ 18 đến 20 lần/phút

Trên đây là nội dung giới thiệu về khái niệm hô hấp là gì cùng những kiến thức liên quan. Nếu các bạn thấy bài viết này hay và bổ ích, hãy chia sẻ cho nhiều người cùng biết đến nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *